Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng ngoài da tương đối giống nhau. Điều này thường khiến việc điều trị đi sai hướng, dùng sai thuốc dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, bệnh không khỏi mà còn gây biến chứng. Vì vậy hãy chủ động thăm khám và thực hiện các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán vảy nến ngay từ sớm để được điều trị đúng phác đồ. 

Mắc bệnh vảy nến khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến xảy ra do sự rối loạn miễn dịch. Đây là một bệnh hệ thống đặc trưng gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể con người, nhưng chủ yếu nhất vẫn làn da, gây viêm nhiễm và hình thành sừng, vảy ngứa ngáy.

Xét nghiệm vảy nến
Vảy nến là căn bệnh rối loạn miễn dịch và có yếu tố di truyền

Cơ chế hình thành bệnh được kích hoạt khi hệ thống miễn dịch (có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt vi khuẩn, virus) tấn công ngược lại các tế bào da khỏe mạnh, gây viêm và tăng sinh biểu bì quá mức thay vì sản sinh các tế bào da bình thường. Tình trạng này khiến các tế bào da chồng chất lên nhau, da mới chồng lên da cũ trong khi tế bào cũ chưa chết hẳn mà vẫn còn nhân. 

Bệnh đặc trưng bởi những mảng da dày sừng màu đỏ, có vảy, phân chia ranh giới rõ ràng. Kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy dữ dội, da khô ráp, đau nhức, nứt nẻ và thậm chí còn gây tổn thương móng, khớp, niêm mạc. Vảy nến là bệnh mạn tính, có tính chất dai dẳng và tiến triển kéo dài, bùng phát thành từng đợt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nhiều phiền toái đến đời sống sinh hoạt, khả năng lao động, thẩm mỹ và đời sống tinh thần của người bệnh. 

Các triệu chứng vảy nến thường có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng trường hợp bệnh, từng thể bệnh… Tuy nhiên, dù nhẹ hay nặng thì vẫn khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể với các triệu chứng sau đây:

Thương tổn ngoài da

  • Xuất hiện các mảng da ửng đỏ hình tròn, bầu dục hoặc đa cung với kích thuốc khác nhau, tùy theo từng thể bệnh mà đó có thể là vảy nến thể giọt, vảy nến thể mảng hoặc thể đồng tiền… 
  • Trên nền da đỏ là các vảy da khô xếp chồng lên nhau, bong vảy trắng, phân chia ranh giới rõ ràng, sờ vào thấy mềm, ấn mạnh không mất màu. 
  • Tùy theo từng người bệnh mà cảm giác ngứa có thể ít hoặc nhiều. 

Tổn thương móng

Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những người bị vảy nến, chiếm khoảng 30 – 50%. Một số tổn thương móng điển hình như: 

Xét nghiệm vảy nến
Nhiều trường hợp vảy nến không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn làm tổn thương móng
  • Xuất hiện các chấm lõm trên bề mặt móng hoặc các đường vân ngang, viền màu vàng đồng, đốm trắng. Tình trạng này còn được gọi là rỗ móng. 
  • Móng lỏng lẻo không chắc chắn, có thể biến mất hoàn toàn để lộ giường móng, bong vảy sừng và xuất hiện các đốm mụn dưới móng hoặc xung quanh (ở những người bị vảy nến thể mủ). 

Một số triệu chứng khác

Khoảng 10 – 20% trường hợp bệnh nhân vảy nến thường có để bệnh đến khi nặng mới phát hiện và sau đây là một số triệu chứng nhận biết:

  • Tổn thương khớp: Gây đau nhức, viêm khớp vảy nến … 
  • Tổn thương niêm mạc
    • Ở lưỡi: trên lưỡi xuất hiện các tổn thương viêm đỏ, có thể là viêm lưỡi phì đại tróc vảy hay viêm lưỡi hình bản đồ. 
    • Ở mắt: viêm giác mạc, viêm mí mắt. 
    • Ở quy đầu: xuất hiện những dát màu hồng, có ranh giới rõ ràng với vùng da khỏe mạnh, ít vảy trắng, không thâm nhiễm… 

Ngoài ra, tùy theo từng thể bệnh khác nhau mà các triệu chứng và biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau. Bạn cần chú ý theo dõi kỹ những triệu chứng vừa kể trên, vị trí mắc bệnh, thời gian tái phát để thông báo cho bác sĩ, vì đây chính là một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng để bác sĩ chẩn đoán được thể bệnh vảy nến mà bạn đang mắc phải. 

Các xét nghiệm vảy nến phổ biến hiện nay

Bên cạnh quan sát các triệu chứng ngoài da, người bệnh cũng cần phải dựa vào nhiều xét nghiệm khác mới có thể chẩn đoán được bệnh vảy nến. Hiện nay, y học ghi nhận một số phương pháp xét nghiệm vảy nến thông thường sau đây:

Xét nghiệm soi da bên ngoài

Bác sĩ da liễu có kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ tiến hành soi da phát hiện vảy nến bằng các thiết bị y tế chuyên dụng. Việc quan này chủ yếu cũng thông qua các triệu chứng bên ngoài như:

Xét nghiệm vảy nến
Những bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán được chính xác thể bệnh vảy nến dựa vào các triệu chứng lâm sàng
  • Đỏ da, da khô và dày sừng kèm theo bong tróc vảy tại một vùng bất kỳ nào đó, sau đó lan dần sang các vùng da khác hoặc có thể không lây lan tùy theo cơ địa của từng người. 
  • Ngứa ngáy, đau rát và nứt nẻ. 
  • Một vài trường hợp xuất hiện bọng nước chứa dịch mủ trắng có thể xác định là do vảy nến thể mủ hoặc do viêm nhiễm ngoài da. 
  • Những người bị vảy nến thể móng có thể xuất hiện tình trạng móng tay, chân giòn, dễ gãy, mủn, bong tróc vảy và khô vùng da xung quanh móng, tách móng hoặc mất móng vĩnh viễn. 

Xét nghiệm sinh thiết da

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu phẩm tại vùng da bị tổn thương và tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm bằng cách phóng to dưới kính hiển vi. Nếu quan sát thấy có sự phân chia tế bào và phân biệt được với các bệnh lý da liễu khác thì có thể chẩn đoán chính xác là do vảy nến gây ra. 

Chụp X – quang và xét nghiệm máu

  • Những trường hợp bác sĩ sau khi thăm khám và nghi ngờ có dấu hiệu của viêm khớp vảy nến sẽ được chỉ định thực hiện chụp X – quang để quan sát cấu trúc khớp cũng như tìm kiếm các tổn thương (nếu có).
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ phải xét nghiệm máu để phân tích sự gia tăng của số lượng bạch cầu trong máu. Trường hợp nếu chỉ số bạch cầu tăng cao quá mức bình thường có thể kết luận rằng các khớp đang bị viêm. 
Xét nghiệm vảy nến
Vảy nến viêm khớp thường được chỉ định thực hiện chụp X – quang và xét nghiệm máu

Tùy theo từng trường hợp bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể để phát hiện bệnh. Thông thường, với những chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm cao sẽ dễ dàng chẩn đoán chính xác loại bệnh và thể bệnh sau khi đánh giá tổn thương ngoài da. Chỉ trừ một số trường hợp vảy nến gây viêm hay vảy nến viêm khớp sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác nhất. 

Quy trình thăm khám chẩn đoán vảy nến thông thường

Thông thường, một quy trình chẩn đoán vảy nến sẽ diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng với bác sĩ

Người bệnh sẽ phải trực tiếp tương tác với bác sĩ để bước đầu tìm hiểu tình hình bệnh hiện tại, các triệu chứng gần đây, thời gian bùng phát, thời gian kéo dài, mức độ ra sao, tìm hiểu tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình để tìm ra nguyên nhân… Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra và quan sát các vị trí thường xuyên bị nhiễm trùng như chân, tay, da đầu, khuỷ tay… 

Người bệnh cần hợp tác cung cấp những thông tin mà bác sĩ yêu cầu cũng như chủ động thông báo những dấu hiệu lạ hay nghi ngờ lý do khiến bản thân mắc bệnh. Điều này sẽ giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh trở nên thuận lợi hơn. 

Bước 2: Chẩn đoán – Xét nghiệm

Sau bước khám lâm sàng bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá xem mức độ tổn thương da, tổn thương móng, niêm mạc và tổn thương khớp đến mức nào. Đặc biệt là ở các vị trí bị tổn thương do nhiễm trùng, đỏ hồng, chỗ bị tỳ đè hoặc những vị trí thường xuyên bị cọ xát nhiều như đầu gối, khuỷ tay… 

Xét nghiệm vảy nến
Thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và phân biệt là quy trình chẩn đoán thông thường ở người bệnh vảy nến

Để chẩn đoán được bệnh vảy nến cần dựa vào các cơ sở dữ liệu sau: 

  • Các tổn thương trên da; 
  • Hình ảnh mô bệnh học;
  • Nghiệm pháp Brocq (+) bằng cách dùng thìa Curette cạo nhẹ tại vùng da bị tổn thương do vảy nến. Cạo liên tục vài chục cho đến hàng trăm lần để các vảy da bong thành từng miếng mỏng màu trắng đục như xà cừ. Sau đó tiếp tục cạo sẽ thấy bong ra một miếng màng mỏng. Bên dưới lớp màng bong này quan sát thấy bề mặt nhẵn, bóng, ửng đỏ và có nhiều vị trí rớm máu (còn được gọi là hạt sương máu). 

Bước 3: Chẩn đoán phân biệt

Sau khi có kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt để xác định xem thể vảy nến mà người bệnh đang gặp phải là gì. Điển hình như:

Thể thông thường

  • Dựa vào kích thước và số lượng tổn thương
    • Vảy nến thể chấm hoặc thể giọt: thường có tổn thương với kích thước dưới 1 cm. 
    • Vảy nến thể đồng tiền: tổn thương thường có kích thước từ 1 – 3cm. 
    • Vảy nến thể mảng hoặc mọc thành từng đám: thường có kích thước thương tổn từ 5 – 10cm. 
  • Dựa vào vị trí tổn thương

Thể đặc biệt

  • Vảy nến thể mủ 
    • Thể của Barber thường có tổn thương khu trú ở lòng bàn chân, bàn tay. Kèm theo đó là viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau khu trú ở ngón tay, ngón chân. 
    • Thể lan tỏa là thể nặng của Zumbusch với biểu hiện sốt cao đột ngột trên 40 độ C. Đi kèm theo đó là những mảng da lớn ửng đỏ, có màu đỏ tươi, căng bóng, phù nề, lan tỏa và ít gây vảy. Ngoài ra, trên bề mặt còn xuất hiện mụn mủ li ti nhưng vô khuẩn. 
    • Người bệnh vảy nến thể mủ thường phát triển các triệu chứng qua từng giai đoạn. chúng xuất hiện xen kẽ nhau do các đợt bùng phát bệnh thường xảy ra liên tiếp. 
  • Vảy nến đỏ da toàn thân
    • Bệnh lý thường xảy ra do biến chứng của vảy nến thể thông thường, nhất là do người bệnh lạm dụng corticoid toàn thân. 
    • Vảy nến đỏ da toàn thân có hai hình thái là dạng khô không thâm nhiễm tương ứng với các thể vảy nến toàn thân hoặc lan tỏa và dạng ướt gây phù nề. 
  • Một số thể vảy nến hoặc bệnh lý khác

Bước 4: Kết luận chẩn đoán và tư vấn điều trị 

Sau khi đã có đủ các cơ sở dữ liệu bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về việc bạn có đang mắc bệnh vảy nến hay không, thể bệnh, mức độ nặng hay nhẹ ở thời điểm hiện tại… Đồng thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau dựa theo nguyên tắc vừa điều trị triệu chứng vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh. 

Xét nghiệm vảy nến
Tùy theo thể bệnh vảy nến sau chẩn đoán bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp

Việc điều trị vảy nến thường chia làm 2 giai đoạn cơ bản gồm:

  • Giai đoạn tấn công: Tức điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc kết hợp cả hai cách này để xử lý hoàn toàn các tổn thương và thúc đẩy sự phục hồi của làn da. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc ứng dụng quang trị liệu cho phù hợp. 
  • Giai đoạn duy trì: Vì vảy nến là căn bệnh mạn tính dễ tái phát nên người bệnh phải duy trì điều trị đúng cách để đảm bảo bệnh không bùng phát trở lại. Để đạt được điều này người bệnh cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, phối hợp tốt trong việc dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và phù hợp để ngăn ngừa tái phát. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về các biện pháp xét nghiệm vảy nến hiện nay. Để biết chi tiết hơn về từng phương pháp và nếu có nhu cầu được thăm khám chẩn đoán người bệnh nên tìm đến các chuyên gia bác sĩ da liễu giỏi tại các bệnh viện lớn để được giải đáp mọi thắc mắc. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh sớm thoát khỏi các triệu chứng bệnh và lấy lại đời sống sinh hoạt như bình thường. 

Có thể bạn quan tâm 

Chia sẻ:
Xét nghiệm vảy nến Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng…

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Điều cần biết

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Là vấn đề nhiều bệnh nhân thắc mắc, người bệnh cần sớm…

Trị vảy nến bằng Đông y Các Bài Thuốc Trị Bệnh Vảy Nến Bằng Đông Y và Lưu Ý

Trị vảy nến bằng Đông y thường tập trung vào tác động căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng…

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không là nỗi lo lắng của nhiều…

Hướng dẫn chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng đúng cách

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng theo y học cổ truyền giúp kháng viêm, chống khuẩn,... rất hữu ích…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua