Á vảy nến – Các dạng thường gặp & phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Á vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có triệu chứng lâm sàng như vảy nến. Bệnh thường kéo dài dai dẳng nhưng không nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị bằng thảo dược tự nhiên hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Á vảy nến là gì?

Á vảy nến (Parapsoriasis) là thuật ngữ đề cập đến các tình trạng da liễu có triệu chứng lâm sàng tương tự vảy nến nhưng cơ chế, căn nguyên và đặc điểm khác hoàn toàn.

Á vảy nến là gì?
Bệnh á vảy nến

Mặc dù không có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển khá lành tính nếu được chăm sóc tốt.

Các dạng á vảy nến thường gặp và đặc điểm nhận biết

1. Á vảy nến thể giọt

Thể bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở nam giới. Triệu chứng của bệnh được chia thành 2 giai đoạn – cấp tính và mãn tính.

Giai đoạn cấp tính:

  • Dạng mụn mủ và sẩn nhỏ.
  • Nếu nặng, da có thể bị vảy tiết hoại tử và loét bẩn
  • Thường phát sinh ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và đầu.
  • Khi lành, vùng da sẽ có sẹo lõm.
Á vảy nến thể giọt
Triệu chứng của bệnh á vảy nến thể giọt được chia thành 2 giai đoạn, cấp tính và mãn tính

Giai đoạn mãn tính:

  • Sẩn đỏ, nhỏ, đường kính khoảng 2 – 5mm và rải rác trên da.
  • Các sẩn nước giảm sau khoảng 2 – 3 tuần và hình thành vảy da.
  • Thường tróc toàn bộ một lúc, không bong vảy nhỏ như bệnh vẩy nến.

Xem thêm: Vảy Nến Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Trị Hiệu Quả

2. Á vảy nến thể mảng

Thường gặp ở người trong độ tuổi từ 30 – 50 và xuất hiện chủ yếu ở nam giới.

  • Mảng da có hình bầu dục, kích thước từ 2 – 3cm.
  • Không ngứa và không có ranh giới rõ.
  • Tập trung ở cột sống, lòng bàn tay, lòng bàn chân và da đầu.

3. Á vảy nến loang lổ

Thể bệnh này thường gặp ở người từ 20 – 60 tuổi và xuất hiện nhiều hơn ở nam giới.

  • Mảng da nhỏ có màu đỏ hoặc tím.
  • Nhiễm sắc, teo da, xuất hiện các sẩn và vảy da.
Á vảy nến loang lổ
Á vảy nến thể loang lổ đặc trưng bởi các mảng da màu đỏ tím, có dấu hiệu teo và xuất hiện vảy da

Nguyên nhân gây bệnh á vảy nến

Nguyên nhân gây bệnh á vảy nến chưa được xác định rõ. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể làm khởi phát căn bệnh:

  • Di truyền
  • Một số loại vi khuẩn
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Tâm lý căng thẳng, stress quá mức
  • Sống hoặc làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, bụi bặm, ô nhiễm…
  • Thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời…

Bệnh á vảy nến có nguy hiểm không?

Các thể của á vảy nến đều có xu hướng kéo dài nhưng tiến triển khá lành tính và hiếm khi gây nguy hiểm. Ở một số trường hợp á vảy nến lan rộng, tình trạng có thể chuyển thành bệnh da cận ác tính.

Chẩn đoán bệnh á vảy nến

Bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và hình ảnh mô học. Bên cạnh đó, có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Chẩn đoán bệnh á vảy nến
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và hình ảnh mô học

Với thể á vảy nến thể giọt, cần phân biệt với:

  • Vảy nến thể giọt: Dựa vào kết quả của phương pháp cạo vảy Brocq.
  • Giang mai II

Với thể á vảy nến thể mảng, cần phân biệt với:

Với thể á vảy nến loang lổ, cần phân biệt với:

  • Viêm da do quần áo
  • viêm phấn hang Gibert
  • Á sừng do vi khuẩn

Gợi ý: Bệnh vảy nến di truyền không? Phòng ngừa như thế nào?

Các phương pháp điều trị bệnh á vảy nến

 

Điều trị bệnh á vảy nến bằng Tây y

1. Điều trị á vảy nến thể giọt

Điều trị bệnh á vảy nến bằng Tây y
Các loại thuốc bôi có thể dùng để điều trị bệnh á vảy nến

Á vảy nến thể giọt được điều trị bằng cách dùng thuốc bôi, thuốc uống và áp dụng liệu pháp ánh sáng

Điều trị tại chỗ, bao gồm:

  • Thuốc mỡ corticoid dạng bôi
  • Trị liệu PUVA (liệu pháp quang trị liệu)
  • Tắm nắng

Điều trị toàn thân:

  • Thuốc corticoid đường uống (liều trung bình)
  • Uống vitamin C liều cao
  • Kháng sinh (cyclin, disulfone)

2. Điều trị bệnh á vảy nến thể loang lổ và thể mảng

  • Liệu pháp PUVA
  • Retinoides
  • Thuốc điều trị tại chỗ (Chlormethine, Meschloresthamine…)

Đọc thêm: 10+ cách chữa bệnh vảy nến tại nhà an toàn, hiệu quả

Mẹo dân gian chữa á vảy nến

  • Dùng lá trầu không: Lấy khoảng 15 – 20 lá trầu không già, rửa sạch vò nát rồi đun sôi với nước. Dùng nước lá trầu không ngâm rửa vùng da bệnh.
  • Bôi lá lốt: Chọn lá lốt già nhưng vẫn còn tươi, đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt. Dùng bôi lên vùng da bệnh.
  • Lá trà xanh: Lấy một nắm to lá trà xanh đem rửa sạch, đun sôi với nước dùng để ngâm rửa.

Á vảy nến không nguy hiểm nhưng có thể kéo dài, lan rộng và dần ác tính. Vì thế khi có các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:38 - 08/01/2024 - Cập nhật lúc: 16:38 - 08/01/2024
Chia sẻ:
Thuốc Sorion – Công dụng trị vảy nến, giá bán và nơi mua

Thuốc Sorion được bào chế ở dạng kem bôi, được sử dụng trong điều trị vảy nến và một số…

Lá khế được cho là có tác dụng trong việc chữa bệnh vảy nến Chữa vảy nến bằng lá khế chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời

Chữa vảy nến bằng lá khế là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, phương…

Psoriasis là gì? Và các thông tin cần biết

Psoriasis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ngứa. Ngoài ra, đây còn là tên khoa học của một bệnh…

Hưởng ứng ngày Vảy nến Thế giới 29/10, Trung tâm Thuốc dân tộc tặng gói ưu đãi lớn

Nhằm chung tay giúp 2 triệu bệnh nhân vảy nến Việt Nam đẩy lùi căn bệnh ám ảnh này, Trung…

Vảy nến đỏ da toàn thân Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Vảy nến đỏ da toàn thân là một trong những dạng vảy nến nặng và nguy hiểm nhất trong tất…

Bình luận (1)

  1. Minh Hòa
    Minh Hòa says: Trả lời

    chắc là chữa đc đấy b ơi vì thấy 2 bệnh này có vẻ là na ná như nhau. mình thì bị vảy nến chữa ở đây thấy hiệu quả, hơn 1 năm nay rồi chưa thấy bị lại b ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua