5 Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả mà ít ai biết
Vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng này. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn những cách trị vảy nến da đầu tại nhà an toàn, hiệu quả và đã được nhiều người áp dụng thành công.
Mách bạn 5 cách trị vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện mà lại rẻ tiền
Vảy nến da đầu là một bệnh mãn tính của da, biểu hiện bằng các mảng đỏ, vảy trắng xuất hiện trên da đầu. Những mảng này thường gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể lan rộng ra các vùng da khác.
Bệnh vảy nến da đầu chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh bằng các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm cả thuốc đặc trị và các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Tham khảo thêm: TOP 5 Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Tốt Nhất Hiện Nay
Dưới đây là một vài cách điều trị vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả và lành tính, người bệnh có thể tham khảo qua:
1. Chữa vảy nến da đầu ngay tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm rất tốt, từ đó sẽ giúp làm dịu da đầu, giảm ngứa và bong tróc vảy cũng như cung cấp dưỡng chất giúp cho da khoẻ mạnh.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất, thoa đều lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút để dầu dừa thẩm thấu sâu vào da.
- Sau khi massage, bạn có thể ủ tóc bằng mũ tắm hoặc khăn ấm trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Ngoài ra bạn cũng có thể đi ngủ và để ủ qua đêm.
- Cuối cùng, bạn gội đầu lại bằng dầu gội dịu nhẹ để làm sạch da đầu.
Lưu ý: Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, việc sử dụng dầu dừa có thể khiến da đầu tiết nhiều dầu hơn. Do đó người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng phương pháp này vào mùa nắng nóng.
Xem thêm: 9 Cách trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa cho hiệu quả rõ rệt
2. Dùng lá lốt trị bệnh vảy nến da đầu tại nhà
Lá lốt là loại thảo mộc chắc chắn không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Với thành phần giàu tinh dầu, chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng viêm, lá lốt có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng vảy nến da đầu. Có 2 cách khá phổ biến mà người bệnh có thể thử qua:
Uống trực tiếp nước cốt lá lốt:
- Chuẩn bị 50gr lá lốt tươi, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa sạch.
- Thái lá lốt thành từng khúc, xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
- Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã. Hòa nước cốt với 50ml nước sôi.
- Để nguội bớt và uống
Ngâm rửa da đầu với nước lá lốt:
- Ngâm 1 nắm lá lốt trong nước muối sau đó rửa sạch
- Đun lá lốt với 2 lít nước trong 10 phút.
- Để nguội bớt rồi dùng để ngâm da.
- Phần bã có thể dùng để chà xát lên da.
Đọc thêm: Bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì? Thức ăn cần bổ sung
3. Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa, bong tróc vảy ở da đầu và ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Ngoài ra, trầu không còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm lành tổn thương và se khít lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch trầu không, lá bèo dâu, rau dăm. Ngâm nước muối.
- Đun sôi nước rồi cho các nguyên liệu vào nấu đến khi nhừ.
- Để nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Sử dụng phần bã đề chà xát lên vùng da viêm.
- Thực hiện 2-3 lần/tuần.
4. Sử dụng cây lược vàng
Nhờ chứa các hợp chất flavonoid và steroid mà cây lược vàng có khả năng làm dịu da, giảm viêm, ngăn ngừa ngứa và giảm tình trạng bong tróc vảy nến ở da dầu. Từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm lành vết thương nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 5-7 lá lược vàng còn non và rửa sạch. Cho vào máy xay, lọc lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
- Cách 2: Rửa sạch lược vàng và xay nhuyễn cùng một ít muối. Đắp lên da 2 lần/ngày, mỗi lần đắp 15 phút.
5. Chữa trị vảy nến da đầu tại nhà với lá khế
Lá khế từ lâu đã được biết đến trong dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có khả năng điều trị vảy nến da đầu. Các tác dụng của lá khế như giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và sát trùng sẽ giúp làm sạch da đầu, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giúp da đầu trở nên khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch lá khế và xay nhuyễn. Thêm 1 ít muối hạt trộn đều. Đắp hỗn hợp lên da 15 phút và rửa lại với nước sạch.
- Cách 2: Đem lá khế rửa sạch và ngâm nước muối. Vò nát lá khế rồi cho vào nồi cùng với 500ml nước, đun đến khi cô đặc lại còn khoảng 150ml. Lọc lấy phần nước và uống khi còn ấm.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB và những điều cần biết
Các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà có hiệu quả không?
Vảy nến da đầu là bệnh viêm da mãn tính liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố tự miễn, chưa có cách điều trị triệt để. Các cách chữa trị tại nhà chỉ phù hợp khi bệnh vảy nến da đầu ở mức độ nhẹ. Và cũng chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng tại thời điểm áp dụng. Khi ngưng sử dụng thuốc bệnh có thể tái phát và thường có xu hướng nặng hơn.
Các cách chữa tại nhà hầu hết sử dụng theo cảm tính, không có công thức chuẩn và cũng không được kiểm định hiệu quả cũng như độ an toàn. Chính vì vậy, người bệnh phải chịu những rủi ro như: bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng khi áp dụng sai cách.
Thực tế có rất nhiều bệnh nhân tùy tiện áp dụng các cách chữa bệnh dân gian gặp tình trạng bội nhiễm da nguy hiểm. Các trường hợp này thường rất khó khắc phục bởi bội nhiễm rất khó chữa trị. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng”.
Bài viết đã gợi ý cho bạn đọc những cách chữa vảy nến da đầu tại nhà đơn giản, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp khi bệnh còn nhẹ và không có những triệu chứng nghiêm trọng. Người bệnh cần lưu ý theo dõi bệnh để có cách điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Top 5 Dầu Gội Trị Vẩy Nến Da Đầu Tốt Nhất Hiện Nay & Cách Dùng
Bình luận (1)
b ơi bố b chữa mất mấy tháng thế, mình thấy bảo chữa đông y phải vài tháng à? mình cũng đang nghiên cứu chuyển sang chữa đông y mà vẫn lăn tăn ghê. VỚi cho mình hỏi chi phí thuốc ở đây bao nhiêu b nhỉ?