Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không là nỗi lo lắng của nhiều người khi phải đối mặt với căn bệnh này. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp bạn biết những nguy hiểm của bệnh vảy nến và liệu pháp chữa trị hiệu quả.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến, hay còn gọi là Psoriasis, là một bệnh da mạn tính gây ra sự tăng sinh quá mức của tế bào da. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng các mảng da đỏ, dày, có vảy, thường thấy ở các khu vực như đầu gối, khuỷu tay và da đầu.
Vảy nến có thể gây ngứa và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hai dạng vảy nến nguy hiểm nhất là vẩy nến thể mủ và vẩy nến Erythrodermic.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến nếu không được chữa trị sớm có thể kể đến như:
1. Tăng huyết áp
Bệnh vảy nến được cho là có mối liên hệ với tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn so với người bình thường. Tăng huyết áp còn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác như: đau tim đột ngột, chóng mặt khó thở, đột quỵ…
2. Viêm khớp vẩy nến
Khoảng 10 – 30% bệnh nhân mắc vảy nến có thể phát triển thành bệnh viêm khớp vảy nến, gây ra các triệu chứng khó chịu như:
- Sưng, đỏ, đau và cứng các khớp
- Đau khớp hoặc đau gân khớp.
- Đau ở lưng dưới, bàn chân và mắt cá chân.
- Ngón chân bị sưng tương tự như bệnh Gout.
- Thay đổi màu sắc móng tay tương tự như bệnh vẩy nến móng tay.

Gợi ý: Xét Nghiệm Chẩn Đoán Vảy Nến– Điều Cần Lưu Ý
3. Béo phì, tiểu đường
Nguyên nhân được cho là có liên quan đến một số loại thuốc điều trị vẩy nến có thể gây béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra bệnh vảy nến còn gây rối loạn chuyển hoá, ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hoá Insulin và Glucose, từ đó dẫn đến bệnh béo phì và tiểu đường.
4. Xơ vữa động mạch
Tình trạng viêm mãn tính của bệnh vảy nến không chỉ gây tổn thương da mà còn ảnh hưởng đến mạch máu, tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa hình thành và phát triển. Từ đó khiến mạch máu trở nên hẹp hơn, khiến máu khó di chuyển, gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Xem thêm: Bài Thuốc Đông Y Trị Bệnh Vảy Nến và Lưu Ý Cần Biết
5. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý
Có thể nói đối với bệnh nhân vảy nến những áp lực tinh thần đôi khi còn nghiệt ngã hơn cả nỗi đau thể xác. Đa số người bệnh đều cho biết họ thực sự cảm thấy sợ hãi và ám ảnh sự kỳ thị và xa lánh của người xung quanh.
6. Ảnh hưởng đến mắt
Vẩy nến ở gần mí mắt gây khô mắt, nóng rát, ngứa hoặc gây rối loạn di chuyển đồng tử, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào dẫn đến suy giảm thị lực

7. Vảy nến làm tăng nguy cơ ung thư
Bệnh vẩy nến có thể làm hỏng các DNA và làm tăng nguy cơ mắc ung thư như: Ung thư hạch 34%, ung thư phổi 15%, ung thư da (không phải khối u ác tính) 12%.
Ngoài ra, bệnh vẩy nến có thể gây ra các bệnh rối loạn tự miễn khác như bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm ruột, rối loạn thận hoặc hội chứng rối loạn chuyển hóa,…
Tham khảo thêm: Hình ảnh bệnh vảy nến từ thể nhẹ đến nặng và cách trị
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Theo bác sĩ, bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính và thường xuyên tái phát. Đến nay, không có cách chữa trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh này. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả hiện nay có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc Tây: Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc do bác sĩ kê đơn như thuốc dạng bôi ngoài da, nhóm thuốc chứa corticoid, thuốc uống chống viêm, ức chế miễn dịch, thuốc sinh học…
- Chữa vảy nến bằng quang trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng ánh sáng, chủ yếu là tia cực tím (UV). Ánh sáng này giúp làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da quá mức và giảm viêm, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Áp dụng các cách trị tại nhà: Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa từ lá trầu không, lá trà, cây lược vàng, muồng trâu… ngay tại nhà, vừa đơn giản, chi phí rẻ lại hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
- Chữa vảy nến bằng Đông y: Y học cổ truyền (YHCT) xác định vảy nến chủ yếu do phong hàn, phong nhiệt, huyết nhiệt, huyết táo, miễn dịch suy yếu kết hợp với các yếu tố bên ngoài mà sinh bệnh. Đông y chủ trương điều trị bệnh từ căn nguyên chậm mà chắc. Nhờ vậy, các bài thuốc Đông y giúp điều trị vảy nến toàn diện, hiệu quả lâu dài, hạn chế khả năng tái phát, an toàn.
Hữu ích: Cách Phân Biệt Nấm Da Đầu Và Vảy Nến Da Đầu Để Điều Trị Đúng
Biện pháp phòng ngừa vẩy nến tái phát
Vảy nến là một bệnh mãn tính, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát và giảm thiểu các đợt bùng phát. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh vảy nến tái phát mà người bệnh có thể tham khảo:
- Giảm stress: Áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, tập thể dục để giảm căng thẳng – đây là một trong những yếu tố dễ khiến bệnh vảy nến tái phát trở lại.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu để giữ cho da luôn mềm mại và tránh bị khô nứt.
- Tránh uống một số loại thuốc: Như thuốc Lithium điều trị rối loạn tâm thần, thuốc chống sốt rét Plaquenil, thuốc chống viêm không Steroid như Indocin.
- Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng: Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất, khói thuốc lá…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế các loại thực phẩm có thể gây viêm như đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, rượu bia. Thay vào đó hãy tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các loại hạt.
- Điều trị theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều. Đi khám da liễu định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
Bệnh vảy nến tuy là bệnh da liễu phổ biến nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị hợp lý và kịp thời. Khi nhận thấy các vấn đề bất thường trên da, người bệnh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
- 10+ cách chữa bệnh vảy nến tại nhà áp dụng mẹo dân gian
- Bệnh vảy nến di truyền không? Có cách phòng ngừa không?
