Vảy nến thể mủ: Triệu chứng bệnh và giải pháp điều trị hiệu quả
Vảy nến thể mủ là thể nghiêm trọng nhất của bệnh vảy nến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh, mức độ nguy hiểm và liệu pháp chữa trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Vẩy nến thể mủ là bệnh gì?
Vảy nến thể mủ hay vảy nến mụn mủ là tình trạng khá hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm của bệnh vẩy nến. Vảy nến thể mủ đặc trưng bởi các mụn mủ nhỏ li ti xuất hiện trên nền da đỏ. Mụn mủ này không phải do nhiễm trùng mà là do sự tích tụ của các tế bào bạch cầu.
Độ tuổi hay mắc phải bệnh này là từ 15 – 35, ít gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này bao gồm:
- Người có tiền sử mắc bệnh vảy nến.
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc trầm cảm…
- Người từng bị các tổn thương và nhiễm trùng ở da.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
- Phụ nữ mang thai.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu.
Xem thêm: Hình ảnh bệnh vảy nến từ thể nhẹ đến nặng và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mủ
Bệnh vảy nến thể mủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Nguyên nhân gây bệnh có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào da khoẻ mạnh. Điều này dẫn đến việc các tế bào da mới hình thành nhanh chóng, trong khi các tế bào cũ không kịp được thay thế, gây ra sự tích tụ và hình thành các mảng da dày, đỏ và có mủ.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc vảy nến dạng mủ, nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn.
- Nhiễm trùng: Một số trường hợp bệnh vảy nến thể mủ có thể khởi phát sau khi bị nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Yếu tố môi trường: Thời tiết lạnh và khô, thường xuyên tiếp xúc với với các hóa chất độc hại, có khả năng gây kích ứng hoặc phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu vào giờ cao điểm có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Thói quen sống không lành mạnh: Sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh vảy nến nổi mụn mủ.
Phân loại vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ lan tỏa
Tình trạng này còn được gọi là Von Zumbusch
- Mụn mủ xuất hiện ở những vùng da đỏ ứng và căng rát.
- Mụn mủ khô lại và bong tróc sau 48 giờ tạo thành lớp màng trắng.
- Sốt, ớn lạnh, ngứa ngáy mệt mỏi.
- Bệnh thường tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần.
- Bệnh còn có thể gây tổn thương gan và nhiễm trùng da.
Vẩy nến thể mủ khu trú
- Xuất hiện các mụn mủ màu vàng kem trong lòng bàn tay, bàn chân, hai bên gót chân. Dần to ra, gây ngứa và chuyển sang màu nâu đỏ rồi bong tróc.
- Các mụn mủ ở đầu ngón tay khi vỡ ra có thể có màu đỏ tươi.
Gợi ý: Bệnh vảy nến có lây không? Chữa như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh. Bên cạnh các triệu chứng cơ bản như xuất hiện các mụn mủ trắng nhỏ trên nền da đỏ, thường đi kèm với triệu chứng như sốt, mệt mỏi… Bệnh còn có những biểu hiện riêng ở từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Cơn sốt cao kéo dài, buồn nôn, ớn lạnh, mệt mỏi. Da đỏ và căng rát.
- Giai đoạn 2: Các mụn mủ xuất hiện ở các nếp gấp hoặc bộ phận sinh dục, gây ngứa ngáy và đau rát rất khó chịu.
- Giai đoạn 3: Sau 48 giờ, các mụn mủ bắt đầu vỡ ra, khô đi rồi bong tróc thành từng mảng.
Bệnh vẩy nến thể mủ có nguy hiểm không?
Vảy nến thể mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời và đúng cách. Khi diễn biến nặng, bệnh có thể gây ra một một số biến chứng nguy hiểm như:
- Gây đau nhức: Mụn mủ liên kết với nhau tạo thành “hồ mủ” khiến người bệnh đau rát vô cùng. Đỉnh điểm là khi mụn nước vỡ ra kèm theo dịch mủ.
- Dễ nhiễm trùng da: Một khi các mụn nước này vỡ ra thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
- Bệnh viêm khớp: Tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan đến khớp, gây ra tình trạng viêm đau khớp ở người bệnh
- Bệnh phụ khoa, nam khoa: Các mụn mủ cũng thường xuất hiện ở vùng sinh dục, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo…
- Tử vong do vảy nến thể mủ: Vảy nến mụn mủ lan tỏa toàn thân, bội nhiễm, nhiễm trùng máu có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách điều trị bệnh vảy nến thể mủ
Vảy nến mụn mủ là một dạng vảy nến nghiêm trọng, đòi hỏi cần có phương pháp điều trị chuyên sâu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
1. Sử dụng thuốc Tây y
- Steroids toàn thân được sử dụng để giảm viêm và làm dịu các triệu chứng cấp tính của bệnh.
- Sử dụng Methotrexat và một số thuốc ức chế miễn dịch khác giúp ngăn chặn sự tăng trưởng quá mức của tế bào da.
- Sử dụng các thuốc mỡ bôi ngoài như Anthralin, Acid Salicylic, thuốc chứa Calcipotriol liên kết với vitamin D, thuốc có thành phần nhựa than,…
2. Điều trị bằng quang trị liệu
Biện pháp này có tác dụng ức chế tổng hợp AND của tế bào thượng bì. Giúp ức chế phóng thích các chất trung gian hóa học và ức chế sản xuất cytokine từ tế bào lympho T. Hai phương pháp thường được áp dụng nhất là:
- Chiếu tia UVB: Sử dụng tia UVB băng hẹp để chiếu trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng, giúp giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh.
- Liệu pháp PUVA: Kết hợp sử dụng Psoralen (thuốc uống) và tia UVA giúp tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh nặng.
Tham khảo thêm: Vảy nến hồng là gì? Dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh vảy nến thể mủ
Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa bệnh vảy nến thể mủ do yếu tố di truyền, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ bùng phát và kiểm soát các triệu chứng của bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước.
- Nên kiêng ăn các loại hải sản, đồ ăn có tính dị ứng, đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích.
- Không tự ý dùng thuốc.
- Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái.
- Vệ sinh da đúng cách.
- Tắm nắng trước 8h và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian.
Bệnh vảy nến thể mủ là một vấn đề da liễu cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh cần tìm đến những bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Có thể bạn qua tâm:
- Vảy nến móng tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Vảy nến thể giọt là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Bình luận (21)
Chào bạn! Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm kết hợp thuốc uống,ngâm rửa và lá tắm. Bài thuốc hiệu quả với bệnh vảy nến khi điều trị cả trong lẫn ngoài. Đa số người bệnh đều loại bỏ được triệu chứng sau 2-3 đợt thuốc và hạn chế tái phát trong nhiều năm. Bạn hãy liên hệ với Trung tâm để được bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.