Hay đau đầu vùng trán – Đây là các nguyên nhân chính

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau đầu ở vùng trán có thể xảy ra do sang chấn tâm lý, căng thẳng, mắc viêm xoang trán. Để làm giảm triệu chứng, bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà và dành thời gian nghỉ ngơi.

đau đầu vùng trán là bệnh gì
Triệu chứng đau đầu vùng trán là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân gây đau đầu vùng trán

1. Viêm xoang trán

Viêm xoang trán là tình trạng các mô xoang ở vùng trán bị viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Hiện tượng này làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch nhầy, khiến dịch ứ trệ và làm tăng áp lực lên vùng trán.

Tổn thương ở các mô xoang có thể làm phát sinh cơn đau tập trung ở vùng trán, giảm thị lực, đau nhức mũi,…

Viêm xoang trán
Tình trạng viêm ở xoang trán có thể gây đau hốc mắt, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, sốt, nghẹt mũi,…

Viêm xoang trán là một trong những dạng viêm xoang có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như đông máu tĩnh mạch xoang, viêm màng não, mù lòa, giảm thị lực,…

Xem thêm:Viêm xoang gây ù tai: Nguyên nhân và cách điều trị 

2. Tác động tâm lý

Ngoài ra tình trạng đau đầu vùng trán còn có thể khởi phát do hệ thần kinh bị chèn ép và căng thẳng do sang chấn tâm lý, stress, trầm cảm,…

Nếu do nguyên nhân này gây ra, triệu chứng đau đầu vùng trán có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như thường xuyên lo âu, mệt mỏi, thiếu tập trung, cơn đau kéo dài, mất ngủ,…

Tác động tâm lý
Đau đầu vùng trán do stress thường đi kèm với tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung, lo lắng, mệt mỏi,…

3. Các bệnh lý khác

  • U não: Tế bào não bộ có thể bị kích thích và tăng sinh bất thường, tạo thành khối u lành tính hoặc ung thư. 
  • Bệnh mạch máu não: Bệnh lý này xảy ra khi các động mạch bên trong não bị tổn thương do bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc do hút thuốc trong thời gian dài. 
  • Hội chứng giao cảm cổ: Hội chứng này xảy ra khi chuỗi giao cảm ở cổ sau bị thoái hóa và gây ra các triệu chứng như rối loạn nghe, chóng mặt và đau đầu ở vùng trước trán.
  • Rối loạn thần kinh chức năng: Rối loạn thần kinh chức năng xảy ra khi dây thần kinh bị rối loạn nhưng không đi kèm với tổn thương thực thể. 

Đau đầu vùng trán có nguy hiểm không?

Đau đầu ở vùng trán do các yếu tố tâm lý như căng thẳng và stress thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu triệu chứng này khởi phát do viêm xoang trán và các bệnh lý ở não bộ – thần kinh, bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Các bệnh lý này kéo dài có thể gây biến chứng lên mắt, hệ thần kinh, mạch máu và não bộ.

Gợi ý: 5thuốc điều trị viêm xoang của Mỹ hiệu quả được tin dùng 

Cách khắc phục triệu chứng đau đầu vùng trán

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Cơn đau ở vùng trán thường xảy ra do căng thẳng thần kinh kéo dài. Vì vậy bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để não bộ được nghỉ ngơi và làm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.

đau đầu vùng trán là bệnh gì
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện tình trạng đau đầu ở trước trán

Hơn nữa, nghỉ ngơi hợp lý còn giúp bạn hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể, thiểu năng tuần hoàn não và các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng,…

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các chuyên gia cho rằng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tuần hoàn máu lên não và giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn uống điều độ và khoa học giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hoạt động ức chế nhiễm trùng
  • Thực phẩm giàu sắt: Bao gồm: thịt bò, các loạt hạt, đậu hũ, thịt gà, lòng đỏ trứng, gan,…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 là acid béo không no có tác dụng bảo vệ tim mạch, não bộ và xương khớp. 
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Lựu, bơ, mật ong, cá hồi,… có tác dụng chống thoái hóa tế bào thần kinh, bảo vệ mạch máu và tăng cường chức năng của não bộ.

Cần tránh các loại đồ uống như rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nướng, xào,…

Tham khảo thêm: Mẹo chữa viêm xoang bằng gừng an toàn và lành tính

3. Ngồi thiền và tập yoga

Ngồi thiền và tập yoga có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm ứ đọng dịch ở các xoang và tăng cường chức năng của não bộ. 

Ngồi thiền và tập yoga
Ngồi thiền làm giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện triệu chứng đau đầu trước trán, hoa mắt, mệt mỏi,…

Tập yoga 30 phút mỗi ngày kết hợp với ngồi thiền có thể cải thiện triệu chứng đau đầu vùng trán, tăng cường thể trạng, duy trì chức năng hô hấp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

4. Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà

Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà
Ngoài ra bạn có thể làm giảm tình trạng đau đầu trước trán bằng cách uống trà gừng hoặc xoa bóp huyệt
  • Xoa bóp thái dương – ấn đường: Huyệt thái dương và ấn đường có tác dụng giảm đau, an thần, minh mục,… Vì vậy nếu bị đau đầu, bạn có thể xoa nhẹ vào các huyệt vị này để cải thiện triệu chứng.
  • Chườm khăn ấm: Thực hiện cách này có thể giảm nhanh tình trạng đau đầu trong vòng 10 – 20 phút.
  • Uống trà gừng: Hoạt chất Gingerol trong gừng có khả năng chống co thắt, giảm sốt và ức chế ezyme cyclooxygenase trong phản ứng viêm. 
  • Xông mũi với bạc hà: Nếu nghi ngờ bị đau đầu vùng trán do dị ứng, bạn có thể xông mũi với lá bạc hà để loại bỏ dị nguyên, giảm phù nề niêm mạc đường hô hấp và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Bên cạnh việc xông mũi, bạn cũng có thể làm sạch dịch nhầy và tác nhân kích thích bằng cách vệ sinh mũi. 

5. Tìm gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp, đau đầu vùng trán có thể khởi phát do viêm xoang nhiễm khuẩn và một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Cần tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm. Các loại thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh.

Đau đầu vùng trán có thể là triệu chứng của nhưng bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan, cần nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Thuốc trị viêm xoang Thanh Mộc Hương: Giá bán, lưu ý khi dùng

Thuốc Trị viêm xoang Thanh Mộc Hương là sản phẩm của nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Thanh Mộc Hương.…

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm và nhiễm trùng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến một hoặc…

Lỗ mũi có mùi hôi – Dấu hiệu của bệnh viêm xoang?

Lỗ mũi có mùi hôi là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên triệu…

Thuốc Katrypsin: Công dụng, Cách dùng và Tác dụng phụ

Thuốc Katrypsin là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid. Do đó, thuốc thường được sử dụng…

Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm xoang cần được xây dựng và nghiên cứu cẩn thận để phù hợp với từng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua