Mẹ bị viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bị viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không? Là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm và lo lắng. Bài viết sau sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này, giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc về bệnh.
Mẹ bị viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Tình trạng viêm xoang diễn ra trong thời gian mang thai 3 tháng đầu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do thời gian này là lúc phôi thai mới được hình thành, cả người mẹ và bào thai đều yếu ớt nên việc mắc phải bất kỳ bệnh lý nào cũng rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm xoang do nhiễm trùng hoặc những bệnh lý đường hô hấp khác sẽ không có khả năng ảnh hưởng đến em bé. Do thai nhi được bảo vệ bởi nhau thai, và nhau thai có khả năng sàng lọc hầu hết các yếu tố độc hại để chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên những ảnh hưởng gián tiếp có thể xảy ra khi người mẹ bị viêm xoang:
- Các biểu hiện đau và mệt mỏi có thể khiến bà bầu dễ bị mệt mỏi, sức khỏe suy nhược, ảnh hưởng đến tâm lý, mất ngủ.
- Ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người mẹ, nếu như hô hấp nặng nề thì thai nhi dễ bị thiếu oxy, điều này sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm.
- Viêm xoang gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và dẫn đến tình trạng té ngã ở người mẹ. Một số thai phụ cũng có biểu hiện buồn nôn nghiêm trọng hơn.
- Thai phụ bị viêm xoang cũng có thể bị tăng huyết áp, nguy cơ tiền sản giật trong 3 tháng cuối, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng cũng có thể khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất phát triển.
- Trong những tháng cuối, thai phụ ho hoặc hắt hơi liên tục sẽ tạo sự kích thích các cơn gò ở tử cung, nên thận trọng trước khả năng sảy thai hoặc sinh non.
Xem thêm: Viêm xoang mũi có mùi hôi – Nguyên nhân và điều trị bệnh
Cách điều trị viêm xoang khi mang thai
Uống nhiều nước
Một trong những nguyên tắc cần thiết khi điều trị viêm xoang là uống đủ nước. Nếu uống không đủ nước thì khu vực xoang bị viêm sẽ bị khô, lớp niêm mạc nhạy cảm hơn.
Trung bình mỗi ngày người mẹ cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước ấm. Giúp giữ ẩm vùng mũi, họng, nước, thải độc tố, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm lỏng lượng dịch nhầy ứ đọng,…
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Bà bầu nên thiết lập bữa ăn đa dạng dưỡng chất, đầy đủ các chất. Trong đó một số loại thực phẩm rất tốt cho người bị viêm xoang gồm: dầu oliu, cá hồi, các loại rau xanh có màu lá đậm, thức ăn lỏng, cá hồi, quả bơ, trái cây giàu vitamin
Đồng thời bà bầu cũng nên hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, gia vị nặng hay các món ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Phương pháp xông hơi tinh dầu
Nhờ hơi nước xông thẳng vào mũi mà vùng bị tắc nghẽn được thông thoáng, giảm tình trạng ứ đặc dịch nhầy gây khó thở. Tuy nhiên khi điều trị bằng phương pháp này bà bầu nên lưu ý:
- Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những loại thảo dược tự nhiên để xông hơi.
- Trước khi tiến hành xông hơi mũi, bạn nên vệ sinh và rửa mũi bằng nước muối.
- Bạn dùng khăn hoặc tăm bông lau khô và lưu ý không được tắm sau khi xông.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối có tác dụng chống viêm và giảm sưng, đồng thời cung cấp độ ẩm cho niêm mạc trong xoang mũi nên có thể giúp ngăn chặn triệu chứng viêm xoang.
Với những mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, không sử dụng được bất kỳ loại thuốc nào thì có thể dùng bình xịt nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% để đối phó với các đợt viêm xoang.
Khi sử dụng nước muối nhỏ mũi, thai phụ nên nghiêng đầu một góc 45 độ và thực hiện nhỏ 1 – 2 giọt nước muối vào 2 bên mũi. Lặp lại như vậy mỗi bên mũi 2 – 3 lần.
Đảm bảo ngủ đủ giấc
Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp đối phó với cơn viêm xoang hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho rằng ở những thai phụ ngủ đủ 7 – 8 tiếng trong thai kỳ có sức đề kháng khỏe mạnh hơn so với khi bị thiếu ngủ. Điều này giúp hệ miễn dịch làm tốt hơn vai trò đối phó với các đợt tái phát viêm nhiễm mũi xoang cấp tính xảy ra.
Để có giấc ngủ ngon, đầu tiên bà bầu nên kê cao gối để lượng dịch nhầy ở mũi không gây tắc nghẽn đường thở. Từ đó ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi gây khó chịu cho mẹ bầu. Thai phụ cũng có thể sử dụng máy tạo ẩm không khí để đảm bảo lớp niêm mạc mũi, xoang không bị khô hay kích ứng, mẹ cũng sẽ có giấc ngủ sâu ngon giấc hơn.
Gợi ý:Dùng dầu dừa chữa viêm xoang– Hướng dẫn chi tiết
Thuốc điều trị viêm xoang cho bà bầu
Thuốc Tây y
Trong số thuốc điều trị viêm xoang có Acetaminophen được đánh giá tương đối an toàn cho bà bầu, tác dụng chính là giúp giảm đau. Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho thai phụ dùng histamine và thuốc trị ho để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng hệ hô hấp.
Thai phụ tuyệt đối không được dùng aspirin và ibuprofen. Những lời khuyên tốt nhất là khi mang thai bạn nên hạn chế sử dụng tân dược.
Nếu bạn bị nhức đầu, thay vì sử dụng thuốc thì bạn nên dùng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vai, cổ hoặc trán.
Thuốc Đông y
Trong gian có nhiều bài thuốc chữa viêm xoang an toàn cho bà bầu, với thành phần dược liệu tự nhiên, không gây ra các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
- Kim ngân hoa: Dùng nấu cùng với 800ml nước xông hơ mỗi ngày, bài thuốc có tác dụng chống viêm, loại bỏ nấm, virus, hỗ trợ đào thải độc tố.
- Bồ công anh: Bệnh nhân dùng nước để nhỏ mũi hoặc xông hơ. Nước bồ công anh giúp tiêu độc, làm loãng dịch mũi và sát khuẩn sâu trong xoang mũi.
- Bạch chỉ: Bằng cách lấy nước này xông mũi từ lúc còn nóng đến khi nước nguội sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu huyết…
Tham khảo thêm: Chữa viêm xoang bằng lá trầu không đơn giản và hiểu quả
Phòng ngừa viêm xoang khi mang thai
- Bà bầu không nên đi đến những khu vực có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm.
- Thai phụ khi đi ra ngoài nên che chắn kỹ, hạn chế tiếp xúc với nhiều người.
- Thai phụ không nên tiếp xúc gần với người bị bệnh lây qua đường hô hấp.
- Lưu ý thường xuyên vệ sinh cá nhân và không gian sống.
- Xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và rèn luyện thể dục.
- Hạn chế dùng thức ăn cay nóng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai.
Viêm xoang gây khó chịu và mệt mỏi cho người mẹ, cũng như những ảnh hưởng nhất định sẽ gây cản trở quá trình phát triển của em bé. Tuy nhiên do người mẹ không dùng được thuốc điều trị nên thai phụ cần thăm khám tại các chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được khám và có hướng điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
- Mổ viêm xoang nằm viên trong bao lâu? Chi phí mổ
- Bị viêm xoang có nâng mũi được không? Những lưu ý cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!