Khám viêm xoang gồm những gì, phương pháp nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Khám viêm xoang là việc làm cần thiết khi bạn có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Đây chính là cơ sở quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Khi nào nên đi khám viêm xoang?

Khi nào nên đi khám viêm xoang?
Khám viêm xoang là cơ sở để bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm xoang có thể được chữa khỏi . Tuy nhiên nếu để tiến triển thành mãn tính thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh được khuyên nên tiến hành thăm khám ngay khi có các dấu hiệu ban đầu như:

  • Thường nghẹt mũi.
  • Chảy nhiều nước mũi ra phía trước hoặc xuống cổ họng.
  • Hay khụt khịt, khạc đàm.
  • Đau nhức mũi và một số khu vực khác.
  • Sốt trong giai đoạn viêm xoang cấp.
  • Ho dai dẳng.
  • Có cảm giác đau, nặng hoặc căng tức trong tai.
  • Nhức tăng khi bị viêm xoang hàm.
  • Hơi thở nặng mùi.
  • Mệt mỏi.

Các triệu chứng bệnh viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng, cảm cúm thông thương. Nếu tự ý chẩn đoán bệnh tại nhà, bạn rất dễ mắc sai lầm.

Đọc thêm:Lỗ mũi có mùi hôi có phải dấu hiệu của bệnh viêm xoang?

Những việc cần chuẩn bị trước khi đi khám viêm xoang

Người bệnh cần phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý, tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ khám chữa viêm xoang uy tín. Ghi nhớ lại các triệu chứng, thời điểm bắt đầu xảy ra, tần suất xuất hiện… Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một số thứ như:

  • Thẻ bảo hiểm y tế kèm chứng minh nhân dân
  • Sổ khám bệnh cũ ( nếu có ) 
  • Giấy chuyển viện trong trường hợp đi khám trái tuyến 
  • Danh sách các bệnh lý đang mắc phải cùng các thuốc đang sử dụng.

Khám viêm xoang gồm những gì?

Bước 1: Khám lâm sàng, kiểm tra lịch sử bệnh

Khi vào phòng khám chuyên khoa, bạn sẽ được bác sĩ hỏi về lý do đi khám. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra một số câu hỏi như:

  • Các triệu chứng bạn đang gặp phải bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
  • Chúng có thường xảy ra không? Có khiến bạn mất ngủ không?
  • Bạn đã thăm khám ở đâu chưa hay đã dùng thuốc gì để điều trị chưa?
  • Yếu tố nào có thể khiến các dấu hiệu bạn đang gặp phải thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ?
  • Trong gia đình bạn có ai bị viêm xoang không?
  • Bạn làm nghề gì?

Hãy cởi mở trả lời chính xác tất cả các câu hỏi bác sĩ đưa ra để việc thăm khám chẩn đoán bệnh được nhanh chóng và chính xác.

Gợi ý: Viêm xoang gây ù tai có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?

Bước 2: Khám thực thể bên trong và bên ngoài mũi

– Khám bên ngoài mũi:

Bác sĩ tiến hành quan sát bằng mắt thường và dùng tay sờ nắn vào các bộ phận như gốc mũi, hai bên cánh mũi hoặc sống mũi. Ngoài ra, nhân viên y tế cũng ấn nhẹ vào mặt trước của xoang nhằm tìm điểm bị đau và phát hiện ra các dị tật nếu có.

– Quan sát các bộ phận bên trong mũi:

  • Kiểm tra tiền đỉnh mũi: Bác sĩ dùng ngón tay cái nâng đỉnh mũi lên để kiểm tra xem có mụn nhọt, tổn thương hay vết loét hay không.
  • Soi mũi trước: Sử dụng dụng cụ đưa vào trong làm cho cánh mũi rộng ra để quan sát theo trục ngang và trục đứng xem có tổn thương ở cuốn mũi, hốc mũi hay không.
  • Soi mũi sau: Bệnh nhân được yêu cầu ngồi ở tư thế thẳng, lưng không tựa vào thành ghế. Bác sĩ sử dụng tay trái cầm cây đè lưỡi người bệnh xuống, tay còn lại cầm một chiếc gương soi nhỏ đưa vào trong miệng để quan sát được toàn bộ khu vực vòm họng, hai bên cửa lỗ mũi sau và phần miệng dưới cũng như loa vòi tai. 
  • Kiểm tra vòm bằng tay: Bác sĩ mang gang tay và đưa ngón tay trỏ vào sờ vòm. Giúp loại trừ nguyên nhân gây triệu chứng là do vòm họng có khối u hay bị viêm VA.
Bước 2: Khám thực thể bên trong và bên ngoài mũi
Kiểm tra bên trong mũi là một bước khám viêm xoang không thể thiếu

Bước 3: Khám thực thể các xoang 

  • Quan sát bằng mắt thường: Kiểm tra xem có dấu hiệu phù nề, sưng hay biến dạng ở các vị trí như mặt trước xoang, gốc mũi hay rãnh giữa mũi với má hoặc mắt.
  • Ấn tay tìm điểm đau: Bác sĩ ấn nhẹ vào các vị trí xoang hàm ( hố nanh), xoang trán ( phần gờ trên phía trong cung lông mày ), xoang sàng trước ( góc trong hốc mắt ). 
  • Chọc dò xoang hàm: Do xoang này thông với hốc mũi khe giữa nên bác sĩ có thể tận dụng lỗ thông này để luồn một cây kim vào bên trong để hút dịch. 

Bước 4: Kiểm tra chức năng mũi

  • Kiểm tra chức năng thở: Bác sĩ cho bệnh nhân đứng trước mặt gương đặc biệt và hít thở đều. Trong quá trình bệnh nhân thở ra thường sẽ có hơi nước làm mờ gương. Gương có thể bị mờ nhiều hay ít tùy thuộc vào chức năng thở. Trường hợp bị tịt mũi hoàn toàn thì gương sẽ không bị mờ.
  • Đánh giá khả năng ngửi mũi: Bác sĩ sử dụng một cái ngửi kế đưa một số chất có mùi vào để đo được ngưỡng ngửi của từng chất. Số liệu sẽ cho phép bác sĩ có những đánh giá khách quan về khướu giác.

Tham khảo thêm: Viêm xoang có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm xoang

  • Xét nghiệm dị ứng: Bằng việc nhỏ các dung dịch chứa các chất dị nguyên lên một miếng lót và dán vào da trong một thời gian nhất định, bác sĩ có thể giúp bạn xác định được chính xác có phải bạn bị viêm mũi xoang dị ứng không. 
Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm xoang
Nội soi mũi xoang giúp phát hiện chính xác các xoang bị viêm mà mức độ viêm
  • Nội soi mũi: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng linh hoạt đưa vào trong mũi nhằm quan sát được bên trong các hốc xoang.
  • Chụp X- quang, CT: Hình ảnh ghi nhận được sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những điểm bất thường trong xoang.
  • Xét nghiệm mẫu mô mũi hoặc xoang: Bác sĩ có thể cần phải lấy mẫu mô từ mũi và xoang quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh trong các trường hợp không đáp ứng tốt với điều trị. 

Khám viêm xoang ở đâu tốt?

  • Tại TPHCM: Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân 115, bệnh viện Đại Học Y Dược, bệnh viện Nhi Đồng TPHCM ( nếu đối tượng bị bệnh là trẻ em)…
  • Tại Đà Nẵng: Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức…

Trên đây là quy trình thực hiện và một số vấn đề bạn cần biết khi đi khám viêm xoang. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh đều rất đơn giản, không gây đau nên bạn không cần phải lo lắng, sợ hãi quá mức mà né tránh việc thăm khám bệnh. 

Thông tin hữu ích cho bạn

Ngày đăng 14:17 - 30/12/2023 - Cập nhật lúc: 14:17 - 30/12/2023
Chia sẻ:
cách trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian 9 Cách Trị Viêm Xoang Bằng Phương Pháp Dân Gian Hiệu Quả

Cách trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian là cách tốt có thể đáp ứng với trường hợp bệnh…

nghẹt mũi không ngửi được mùi Nghẹt mũi không ngửi được mùi là bị gì, làm sao hết?

Nghẹt mũi không ngửi được mùi là do dịch nhờn gây bít tắc, thậm chí là gây phù nề vùng…

Hướng dẫn chữa viêm xoang bằng nước muối đúng cách từ A-Z

Chữa viêm xoang bằng nước muối là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay nhằm cải thiện…

Bệnh viện nào chữa viêm xoang tốt nhất hiện nay 2024?

Bệnh viện chữa viêm xoang tốt nhất là điều rất nhiều người quan tâm. Vậy bệnh viện nào chữa viêm…

Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn không nên chủ quan Bị đau nhức hốc mắt là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Đau hốc mắt trước đây chỉ thường xảy ra với người lớn tuổi nhưng hiện nay nó đang dần phổ…

Bình luận (1)

  1. Lê Hoàng Tung
    Lê Hoàng Tung says: Trả lời

    Dạ con chào bác sĩ, hiện nay con đang bị viêm xoang mãn tính, làm thế nào để chữa khỏi được ạ.
    Con cảm ơn bác sĩ rất nhiều

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua