Viêm mũi xoang dị ứng – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bệnh viêm mũi xoang dị ứng thường gây ra nhiều dấu hiệu bất thường. Cần sớm nhận biết triệu chứng và tích cực điều trị để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm xoang mũi dị ứng là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ hiện tượng niêm mạc mũi và xoang bị viêm tấy, sưng đỏ và nhiễm trùng có liên quan đến phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi các chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể. 

Viêm xoang mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi xoang dị ứng là một trong những bệnh lý vế tai mũi họng có tỷ lệ người mắc cao nhất

Căn bệnh này thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm và rất khó điều trị triệt để. 

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng

  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Các tác nhân gây bệnh này có thể sống ký sinh trong xoang. Khi phát triển mạnh, chúng gây kích ứng, sưng viêm niêm mạc mũi và kích thích mũi tiết nhiều chất nhầy khiến xoang bị ứ trệ.
  • Do dị ứng với các yếu tố dị nguyên:  Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng thái quá và tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong xoang mũi đến bệnh viêm mũi xoang dị ứng.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người sống hay làm việc trong môi trường có nhiều bụi bặm, khí thải công nghiệp rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cho sức đề kháng bị suy giảm. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, thuốc xịt chứa corticoid hay thuốc nhỏ mũi.
  • Khiếm khuyết trong cấu trúc mũi: Các dị tật bẩm sinh như lệch vách ngăn, vẹo mũi, phì đại cuống mũi… có thể khiến một cá nhân bị viêm mũi xoang dị ứng.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị viêm xoang mũi dị ứng:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn với thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng hay socola…
  • Có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa hoặc viêm họng mãn tính
  • Ý thức vệ sinh tai mũi họng và răng miệng kém
  • Trong gia đình từng có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng xoang
  • Sống ở nơi có khí hậu lạnh
  • Mang thai
  • Hút thuốc lá…

Tham khảo thêm: 6cách trị viêm xoang sàng tại nhà hiệu quả, lành tính, an toàn

Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng

  • Ngứa mũi, mắt và cả hai bên lỗ tai
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nhiều nước mũi. Nước mũi có thể trong, đặc hoặc có màu trắng đục, vàng xanh
  • Hắt hơi liên tục, có khi cả tràng dài
  • Suy giảm khướu giác, khả năng ngửi mùi kém
  • Dịch nhầy đặc chảy từ trên mũi xuống cổ họng gây kích ứng. ho và có thể viêm họng
  • Đỏ mắt
  • Đau nhức hai bên sống mũi và đau đầu
  • Có thể sốt hoặc không sốt
  • Hơi thở có mùi khó chịu
Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng
Nghẹt mũi là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang mũi dị ứng

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm mũi xoang dị ứng

  • Cấp tính: Các triệu chứng bệnh viêm xoang mũi dị ứng thường khởi phát một cách đột ngột và có khuynh hướng kéo dài trong khoảng 8 tuần. Người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, đau mũi, đau tai, buồn nôn, nghẹt mũi nhiều, hơi thở nặng mùi.
  • Mãn tính: Viêm mũi xoang dị ứng mãn tính xảy ra khi các triệu chứng bệnh kéo dài trên 2 tháng. Ngoài tình trạng đau nhức mũi, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau đầu thường xuyên, đôi khi cơn đau lan ra cả mặt. Dịch nhầy chảy xuống cổ họng nhiều và khiến cho người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, muốn khạc đờm, khó khăn khi phân biệt mùi.

Bệnh viêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị triệt để trong giai đoạn cấp, bệnh viêm xoang mũi dị ứng có khuynh hướng tái phát nhiều đợt trong năm khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và tốn kém chi phí điều trị. Nghiêm trọng hơn, mầm bệnh có thể lây lan đến các cơ quan lân cận và gây ra nhiều biến chứng như:

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang dị ứng?

 Để đưa ra kết luận chẩn đoán một cách chính xác nhất về nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm da: Bác sĩ tiến hành bôi một số chất lên da người bệnh. Sự xuất hiện của các vết mẩn đỏ trên da có thể chứng tỏ người bệnh bị dị ứng với chất vừa bôi.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể Ig E. 
  • Nội soi mũi xoang: Dụng cụ nội soi sẽ được đưa sâu vào trong khoang mũi để xác định được mức độ tổn thương bên trong.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang dị ứng?
Bác sĩ nội soi để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang dị ứng

Đọc thêm: Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng như thế nào với thai nhi?

Cách chữa bệnh viêm mũi xoang dị ứng

1. Dùng thuốc điều trị bệnh viêm xoang mũi dị ứng

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Tatanol, Aspirin, Efferagalgan… Liều dùng thông thường là 3 lần/ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đang bị sốt thì có thể uống lại sau mỗi 4 giờ.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc có thể được điều chế dưới dạng viên nén, dung dịch uống hoặc thuốc xịt mũi. 
  • Thuốc chống nghẹt mũi: Đây là thuốc điều trị tại chỗ thường được điều chế dưới dạng dung dịch phun. Thuốc có khả năng ức chế tiết dịch nhầy trong xoang mũi, giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi. 
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: Thuốc có tác dụng kháng viêm tại chỗ, thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi xoang dị ứng nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho những bệnh nhân có biểu hiện bị nhiễm khuẩn. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo loại thuốc được chỉ định. 
  • Thuốc chống dị ứng dạng tiêm: Còn được gọi là liệu pháp miễn dịch. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc chống dị ứng định kỳ để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.

2. Phẫu thuật chữa viêm mũi xoang dị ứng

Khi không thể đáp ứng được với thuốc điều trị, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải biến chứng thì sẽ được xem xét phẫu thuật. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phẫu thuật chỉ giúp sửa chữa được những tổn thương và sự bất thường trong xoang mũi chứ không thể chấm dứt được tình trạng dị ứng vì nó có liên quan đến cơ địa của người bệnh.

Phẫu thuật chữa viêm mũi xoang dị ứng
Một ca phẫu thuật nội soi chữa viêm mũi xoang dị ứng

Gợi ý: Viêm xoang gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Các phương pháp điều trị thay thế khác cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng xoang bằng thuốc dân gian

  • Dùng cây cứt lợn: Hái 1 nắm lá cứt lợn đem về rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt. Sau cùng nhỏ nước lá cứt lợn trực tiếp vào trong lỗ mũi hoặc lấy bông gòn thấm nước nhét vào bên lỗ mũi bị viêm.
  • Chữa viêm xoang mũi dị ứng bằng gừng: Bạn lấy một ít gừng tươi hãm với nước sôi rồi thêm 2 thìa mật ong vào, uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống 2 – 3 tách trà gừng sau khi ăn khoảng 1 tiếng, tránh uống lúc đói bụng.
  • Bài thuốc chữa bệnh từ cây bèo cái tươi: Bèo cái dùng 100g, bỏ rễ, rửa qua nhiều lần nước rồi lấy nước muối pha loãng ngâm bèo trong 15 phút. Tiếp theo, xay nhuyễn bèo cái với 150ml nước ấm. Lọc nước cốt pha chung với 2 thìa mật ong cho dễ uống. Chia ra hai phần dùng vào buổi sáng và buổi chiều.

– Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Các phương pháp điều trị thay thế khác cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng
Xịt rửa mũi hàng ngày giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang dị ứng
  • Súc miệng và xịt rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường 
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm hoặc nước trái cây. 
  • Không để cơ thể bị lạnh sẽ khiến bệnh tình tái phát.
  • Thường xuyên giặt giũ đồ dùng cá nhân và các vật dụng trong nhà.
  • Không để chó mèo trong nhà hoặc ngủ chung trên giường
  • Tránh xa nơi có phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất hoặc không khí ô nhiễm
  • Không sử dụng các thực phẩm gây dị ứng.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhất là các loại rau củ quả giàu vitamin C.
  • Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày kết hợp mát xa khu vực mũi mặt.

Viêm mũi xoang dị ứng gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị nhanh chóng, bệnh có thể phát triển gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần nhận biết triệu chứng sớm và đến bác sĩ để được điều trị. 

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 11:14 - 09/01/2024 - Cập nhật lúc: 11:39 - 09/01/2024
Chia sẻ:
Bệnh viêm xoang gây hôi miệng và cách khắc phục

Bệnh viêm xoang gây hôi miệng khiến cho nhiều bệnh nhân khó chịu và ngại giao tiếp với người khác.…

Cách rửa mũi chữa viêm xoang & phòng bệnh an toàn hiệu quả

Cách rửa mũi chữa viêm xoang sẽ giúp loại bỏ sạch dịch nhầy trong xoang, sát khuẩn, làm thông thoáng…

3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Nghiệm

Chữa viêm xong bằng lá lốt là bài thuốc dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nhờ đặc…

Bệnh viêm xoang có di truyền không? Bệnh viêm xoang có di truyền không? Làm sao ngăn ngừa?

Bệnh viêm xoang có di truyền không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ lý…

16 Cách Chữa Viêm Xoang Tại Nhà Đơn Giản – Hiệu Quả Nhanh

Cách chữa viêm xoang tại nhà khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả không thua kém gì thuốc. Bạn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua