Nghẹt mũi không ngửi được mùi là bị gì, làm sao hết?
Nghẹt mũi không ngửi được mùi là do dịch nhờn gây bít tắc, thậm chí là gây phù nề vùng ngửi của mũi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần sớm can thiệp đúng cách.
Nghẹt mũi không ngửi được mùi nguyên nhân do đâu?
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang: Tình trạng nghẹt mũi không ngửi được cho là có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là thuật ngữ dùng để chỉ 1 nhóm các triệu chứng do nhiều loại virus khác nhau gây nên.
Người bệnh sẽ thường xuyên bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, sốt nhẹ, mệt mỏi. Tình trạng nghẹt mũi trong nhiều trường hợp có thể kích hoạt ở mức độ nặng và khiến mũi mất tạm thời chức năng ngửi mùi.
Xem thêm: 6 Cách trị viêm xoang sàng tại nhà hiệu quả, lành tính, an toàn
2. Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi hít phải các chất dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa, lông thú…
Các triệu chứng thường gặp nhất là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ho… Tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến khứu giác, làm mất chức năng ngửi mùi.
3. Vấn đề về cấu trúc mũi
So với các vấn đề khác thì đây không phải là vấn đề phổ biến nhưng cũng được cho là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi không ngửi được mùi. Sự sai lệch ở cấu trúc mũi có thể do chấn thương nhưng nó cũng có thể do bẩm sinh.
Tham khảo thêm: Cứ nằm xuống là bị nghẹt mũi là bị gì? Làm sao chữa?
4. Viêm xoang
Viêm xoang thường do nhiễm virus nhưng nhiều trường hợp cũng có thể là do vi khuẩn hay vi nấm.
Chảy dịch mũi, nghẹt mũi, nhiều khi không ngửi được mùi là những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp.
5. Polyp mũi xoang
Polyp mũi xoang cũng là tình trạng thường gặp gây ra chứng nghẹt mũi kéo dài khiến không ngửi được mùi. Vấn đề này nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nó chỉ là sự phát triển của những khối u lành tình ngay tại niêm mạc mũi xoang.
Triệu chứng của polyp mũi có thể là chảy nước mũi, nghẹt mũi hay giảm khứu giác, tạm thời không ngửi được mùi.
6. Rối loạn nội tiết
Tình trạng này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Mang thai lại là thời kỳ nhạy cảm nên việc điều trị dứt điểm không hề đơn giản. Điều này khiến cho các triệu chứng nghẹt tắc mũi kéo dài, đôi khi còn làm mẹ bầu mất khả năng ngửi mùi.
7. Tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc thông mũi
Với thuốc thông mũi, chỉ nên dùng liên tục 3 ngày theo hướng dẫn từ bác sĩ. Trường hợp dùng lâu dài sẽ khiến cho các màng tại niêm mạc mũi bị phụ thuộc thuốc, không còn tác dụng giảm nghẹt mũi, gây ra tình trạng không ngửi được mùi.
Gợi ý: Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng như thế nào với thai nhi?
Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi không ngửi được mùi
Sử dụng thuốc Tây
- Nhóm thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ: Các loại thuốc thuộc nhóm này sẽ giúp làm giảm tiết dịch trong xoang mũi. Ngoài ra, còn giúp khai thông đường thở bằng cách giảm tắc mũi.
- Corticoid tại chỗ (dạng nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi là được dùng phổ biến): Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt tắc mũi, đồng thời ức chế viêm nhiễm.
Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bổ sung thêm nước:
Uống nước sôi ấm được cho là có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi họng và làm loãng dịch nhầy. Từ đó có thể tác động tốt và làm giảm áp lực tắc nghẽn cho xoang mũi.
Rửa mũi bằng nước muối:
Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, dùng nước muối rửa mũi sẽ giúp hóa lỏng chất nhầy. Thực hiện rửa mũi đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
Dùng máy tạo độ ẩm:
Cần dùng máy tạo độ ẩm, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô. Độ ẩm trong không khí duy trì ở mức ổn định sẽ giúp làm dịu mô mũi, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy và khai thông đường thở.
Các mẹo tự nhiên
Dùng trà nóng:
Thật khó tin nhưng thực tế đã chứng minh, chỉ cần uống 1 tách trà bạc hà hay trà hoa cúc là có thể hỗ trợ khắc phục chứng nghẹt mũi. Tinh chất từ các loại trà nóng này có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang để đẩy chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm: Viêm xoang gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Xông hơi mũi xoang:
Liệu pháp này là một liều thuốc tự nhiên hữu hiệu giúp khai thông đường thở và khiến cho tinh thần được thư giãn. Chứng nghẹt mũi cũng sẽ từ từ được đẩy lùi mà khả năng cảm nhận mùi cũng sẽ được cải thiện dần.
Sử dụng hành tây hay tỏi:
Bạn chỉ cần dùng tỏi hoặc hành tây (đều ở dạng tươi) cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó dùng 1 miếng vải mỏng bọc kín lại và đưa lên gần mũi để ngửi. Tính chất nồng từ tỏi và hành tây có tác dụng khai thông đường thở rất hiệu quả.
Biện pháp chăm sóc và dự phòng
- Khi ra ngoài đừng quên đeo khẩu trang.
- Dùng nước muối sinh lý súc miệng thường xuyên.
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, 2 – 2,5 lít mỗi ngày.
- Thêm các thực phẩm có hàm lượng vitamin cao.
- Hạn chế tiếp xúc hay dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Tình trạng nghẹt mũi kéo dài hay kích hoạt ở mức độ nặng sẽ khiến người bệnh không ngửi được mùi. Cần sớm can thiệp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Lúc này, việc thăm khám đề được bác sĩ hướng dẫn điều trị được cho là rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm xoang trán có nguy hiểm không? Cách điều trị
- Bệnh viêm xoang gây biến chứng mắt – Điều trị như thế nào?
Bình luận (1)
Sao con hết nghẹt mũi rồi mà mũi ko thấy mùi gì mong bác tư vấn giúp