Gai gót chân có nên đi bộ không? Điều cần nắm rõ
Gai gót chân là tình trạng hình thành các mỏm xương nhọn ở gót chân, gây đau nhức và ảnh hưởng đến việc di chuyển. Do đó nhiều người băn khoăn liệu rằng bị gai gót chân có nên đi bộ không? Bởi đi bộ là hoạt động thể chất bổ ích, nhưng với những người bị gai gót chân, nó có thể mang lại cả những lo lắng.
Gai gót chân có nên đi bộ không?
Đi bộ là hoạt động có ích cho sức khỏe, kích thích lưu thông máu và cải thiện sức khỏe xương khớp. Do đó, người bị gai gót chân hoàn toàn có thể đi bộ. Việc đi bộ nhẹ nhàng, khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày, thường không gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, miễn là giày dép phù hợp và không đi quá xa hoặc quá lâu.
Nếu gai gót chân đang gây đau nhức hoặc sưng viêm, nên hạn chế vận động và đi bộ cho đến khi triệu chứng giảm nhẹ. Lúc này, cần thăm khám bác sĩ để có lời khuyên phù hợp và tránh làm tổn thương thêm khu vực bị ảnh hưởng.
Xem ngay: Các Mẫu Dép Cho Người Gai Gót Chân Và Điều Cần Biết
Cách đi bộ tốt cho người bị gai gót chân
Người bị gai gót chân cần đi bộ đúng cách để đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc người bệnh cần tuân thủ khi đi bộ nếu không muốn bệnh nặng thêm:
1. Lựa chọn giày dép đi bộ phù hợp
Chọn giày vừa vặn, thoải mái là quan trọng để tránh chấn thương xương gót và cân gan bàn chân. Cần thay giày mới sau mỗi 400km đi bộ và giữ gìn bằng cách giặt tay, tránh giặt máy hay sấy để không làm cấu trúc bên trong giày thay đổi, khiến chân bị ảnh hưởng.
Đảm bảo giày chất liệu mềm, dây được buộc chặt để tránh ngã. Lựa chọn tất vừa vặn, có chất liệu thoáng mát và trợ lực tốt cho gót chân. Có thể thêm miếng lót để giảm áp lực lên gót chân, hỗ trợ cho người bệnh gai gót chân.
2. Đi bộ ở địa hình bằng phẳng
Lựa chọn địa hình bằng phẳng để đi bộ sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ bị té ngã, chấn thương. Thêm vào đó, việc đi lại ở những khu vực gồ ghề có thể khiến cho cân gan bàn chân bị kéo căng và làm tăng mức độ ảnh hưởng của gai xương tới các mô mềm xung quanh.
Người bệnh có thể cân nhắc đi bộ trong công viên, trường hợp ra ngoài không tiện thì sử dụng máy chạy bộ ngay trong nhà cũng được.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa gai gót chân bằng Đông y và điều cần biết
3. Khởi động, làm nóng người trước khi đi bộ
Trước khi đi bộ hay chạy bộ, người bệnh cũng cần thực hiện một số động tác đơn giản để làm nóng người, kích thích máu lưu thông và giúp hệ thống gân, cơ dưới bàn chân sẵn sàng cho việc đi bộ. Hoạt động này cũng giúp cân gan bàn chân không bị kéo căng quá đột ngột dẫn đến tổn thương.
4. Tăng dần thời gian và tốc độ đi bộ
Khi mới bắt đầu đi bộ, bạn nên đi lại chậm rãi để bàn chân kịp thích nghi. Sau đó tăng dần tốc độ đi với các bước chân nhanh hơn. Thời gian đi bộ cũng nên được điều chỉnh dần, khởi đầu với 10 – 15 phút tăng lên 20 – 30 phút. Cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định chuyển dần từ đi bộ sang chạy.
5. Duy trì tư thế đi bộ đúng cách
- Giữ thẳng người khi đi bộ, nhất là vùng cột sống
- Không cúi khom lưng, thu vai hay ngửa người ra sau hay chúi về phía trước
- Thả lỏng cơ thể để toàn thân được thư giãn
- Mắt hướng thẳng về phía trước và chú ý quan sát tránh chướng ngại vật nếu có
- Bước đi đều đặn kết hợp hít thở sâu
- Khi tiếp đất nên chạm gót chân trước rồi mới tới phần trên. Cuối cùng là chạm mũi chân xuống đất một cách nhẹ nhàng trước khi bước đi.
- Trong quá trình đi, bạn có thể để hai tay thả lỏng và vung vẩy tự nhiên. Tránh cầm nắm đồ vật không cần thiết
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái khi đi bộ
Xem thêm: 10 cách chữa gai gót chân nhanh nhất tại nhà – Hết đau
6. Thời điểm đi bộ tốt nhất cho người bị gai gót chân
Người bị gai gót chân có thể đi bộ bất cứ thời điểm nào trong ngày khi có thời gian rảnh. Tuy nhiên, cần tránh các thời điểm mới ăn no hoặc trước khi đi ngủ.
Đi bộ buổi sáng:
Đa số mọi người thường lựa chọn khoảng thời gian từ 5 – 6h sáng để đi bộ. Việc vận động nhẹ nhàng vào thời điểm này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và có tinh thần làm việc, học tập tốt hơn trong ngày mới.
Hơn nữa, vào lúc sáng sớm đường còn khá vắng vẻ và không khí chưa có nhiều khói bụi nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đi bộ buổi chiều:
Nhiều người lựa chọn đi bộ sau giờ làm việc, từ 15 – 19h. Việc đi bộ lúc này có tác dụng giảm stress, giúp kích thích lưu thông máu và củng cố sức mạnh cho cơ bắp sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi tại văn phòng.
Đi bộ buổi tối
Vào buổi tối, sau khoảng 19 giờ bạn cũng có thể đi bộ. Lúc này, việc đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể giải phóng bớt nguồn năng lượng dư thừa trong bữa ăn tối. Thời điểm đi bộ nên cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng để không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
Hoạt động đi bộ cũng không được khuyến khích thực hiện sau 21h. Đi bộ sát giờ đi ngủ có thể khiến thần kinh bị hưng phấn quá mức và rất khó để chìm vào giấc ngủ.
7. Các vấn đề khác cần lưu ý khi đi bộ
- Không đi bộ quá gắng sức gây áp lực lên vùng gót chân có gai.
- Tùy theo tình trạng sức khỏe và bạn điều chỉnh thời gian luyện tập cho phù hợp
- Nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau gót chân hay mệt mỏi trong quá trình đi bộ
- Uống nước trước, trong và sau khi đi bộ để bù đắp lượng nước thất thoát khi cơ thể đổ mồ hôi trong quá trình đi bộ
- Trường hợp bệnh gai gót chân gây đau hoặc sưng gót chân, bạn nên nghỉ ngơi và chỉ đi bộ trở lại khi cơn đau chấm dứt.
Trong hầu hết các trường hợp, người bị gai gót chân hoàn toàn có thể đi bộ bình thường, chỉ cần hạn chế đi lại khi gót chân có biểu hiện sưng đau nhiều. Ngoài ra, có thể kết hợp tập luyện thêm các bộ môn nhẹ nhàng khác như yoga, bơi lội hay ngồi thiền để nâng cao sức khỏe cho hệ cơ – xương – khớp.
Có thể bạn quan tâm:
- Mổ gai gót chân khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Đau gót chân khám ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!