Gai cột sống có chữa được không?
“Gai cột sống có chữa được không?” là câu hỏi mà nhiều người đang tìm kiếm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin quan trọng và hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và khả năng kiểm soát bệnh gai cột sống, qua đó giải đáp mọi thắc mắc liên quan.
Bệnh gai cột sống có chữa được không? – Giải đáp!
Gai cột sống là tình trạng cột sống bị thoái hóa và hình thành các gai xương bất thường. Các gai xương này có thể chèn ép lên đĩa đệm, mô mềm, dây thần kinh và làm phát sinh cơn đau nhức, tê bì.
Vì bệnh lý này là hệ quả của quá trình thoái hóa nên không thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, thông qua các phương pháp điều trị, có thể kiểm soát đau nhức và cải thiện triệu chứng, giúp ngăn chặn sự phát triển thêm của gai xương.
Các biện pháp điều trị bệnh gai cột sống
Sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, chườm nóng, phẫu thuật… là các phương pháp điều trị gai cột sống được áp dụng phổ biến. Cụ thể:
1. Điều trị bảo tồn
Hầu hết các trường hợp gai cột sống đều được điều trị bảo tồn trước khi can thiệp ngoại khoa. Điều trị bảo tồn có tác dụng làm giảm cơn đau, ngăn chặn sự phát triển bất thường của gai xương và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Điều trị bảo tồn bao gồm các phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Căn cứ vào triệu chứng và phản ứng cá nhân, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, giãn cơ, hoặc chống trầm cảm để giảm triệu chứng.
- Dùng dụng cụ nẹp cổ: Để giảm áp lực từ gai xương, có thể cần sử dụng nẹp cổ tạm thời.
- Vật lý trị liệu: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và tăng cường chuyển động, cần thực hiện đều đặn.
- Các biện pháp tại nhà: Các cách như chườm lạnh, đắp thảo dược, bấm huyệt, xoa bóp có thể giúp giảm đau nhẹ.
Xem ngay: Hướng dẫntrị gai cột sống bằng hạt đu đủ đúng cách hiệu quả
2. Phẫu thuật
Phẫu thuật cho bệnh nhân gai cột sống được thực hiện nếu như điều trị bảo tồn thất bại. Phương pháp này nhằm loại bỏ gai xương và phục hồi cấu trúc cột sống. Sau khi gai xương được loại bỏ, các triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm hoàn toàn.
Tuy nhiên thủ thuật xâm lấn có thể gây ra các biến chứng như xuất hiện cục máu đông, tổn thương mô mềm, dây thần kinh, nhiễm trùng… Vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.
3. Chế độ chăm sóc
Chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gai cột sống. Chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục hiện tượng viêm, làm giảm tần suất phát sinh cơn đau, cải thiện được khả năng vận động của cột sống và ngược lại.
Để hỗ trợ quá trình điều trị, bạn cần thực hiện:
- Nên luyện tập những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để thư giãn cơ bắp và tăng phạm vi chuyển động của cột sống.
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh áp lực lên cột sống, ngăn chặn gai xương phát triển.
- Kiểm soát chặt chẽ các bệnh như viêm khớp, gout, tiểu đường để giảm rủi ro gai xương.
- Tránh thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Gai cột sống là bệnh mãn tính và không thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên nếu nghiêm túc trong quá trình điều trị, bạn có thể làm giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng. Đồng thời thu nhỏ kích thước gai xương và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường
- Mổ gai cột sống ở bệnh viện nào chất lượng? Chi phí bao nhiêu
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!