Những cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh
Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa trị gai cột sống tại nhà để làm dịu cảm giác đau nhức do bệnh gây nên. Hơn nữa, những cách này còn hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống, giúp bạn nhanh chóng cảm thấy thoải mái và linh hoạt hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
6 cách chữa gai cột sống tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng
Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu do gai cột sống gây nên, bệnh nhân có thể thực hiện các cách chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên sẵn có trong vườn nhà sau đây.
1. Cây ngải cứu
Cây ngải cứu ngoài tác dụng ôn khí huyết, điều kinh, an thai còn là vị thảo dược tự nhiên lành tính có lợi đối với sức khỏe xương khớp. Chẳng hạn, các hoạt chất kháng viêm có trong ngải cứu có tác dụng giảm đau dây thần kinh tọa và đau xương khớp, đặc biệt là bệnh gai cột sống.
Nguyên liệu:
- Cây ngải cứu
- Giấm nuôi
- Vải mềm đã được làm sạch
- Sợ cotton
Cách làm:
- Hái một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch và để ráo
- Sau đó, thái nhỏ và giã nát rồi trộn chung với giấm nuôi, sao nhỏ lửa
- Tiếp đó, cho hỗn hợp vào tấm vải mềm, buộc lại bằng sợ cotton
Cách dùng:
- Người bệnh dùng tấm vải mềm chứa hỗn hợp lá ngải cứu đem đắp lên vùng bị đau nhức khoảng 15 phút.
- Một tuần thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần nên lặp lại thao tác vài lần để tăng tính hiệu quả.
Tham khảo thêm: 5 cây thuốc nam trị gai cột sống được người bệnh săn tìm
2. Tỏi ngâm rượu
Hoạt chất selen cùng alliin chứa trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn. Không những thế chúng còn được xem là chất chống viêm, giúp giảm sưng đau và tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, tỏi ngâm rượu có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, hạn chế sản sinh các phần tử gây tổn thương xương khớp, giúp cải thiện tình trạng bệnh gai cột sống.
Cách làm:
- Sử dụng 200 gram tỏi khô đã bóc vỏ sạch đem đập dập
- Sau đó cho vào lọ thủy tinh và đổ ngập rượu (khoảng 1 lít)
- Ngâm tỏi trong rượu từ 10 đến 20 ngày là có thể sử dụng
Cách dùng:
- Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ rượu tỏi, tương đương mỗi ly 15 – 20 ml.
- Sử dụng đều đặn 1 – 2 tuần, cảm giác đau buốt ở vùng bị gai cột sống sẽ dần dần giảm hẳn.
Lưu ý: Khi sử dụng tỏi ngâm rượu để hỗ trợ điều trị gai cột sống, nên chọn tỏi sạch từ vùng nông thôn, tránh hóa chất độc hại. Liều lượng khuyến nghị là không quá 2 ly nhỏ mỗi ngày để tránh kích ứng dạ dày.
Tham khảo: Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường
3. Chanh, ngải cứu và vỏ bưởi
Vỏ bưởi, kết hợp với chanh và ngải cứu tạo nên phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả tại nhà. Bộ ba vị thuốc tự nhiên này giúp này giúp lưu thông máu, kháng viêm, làm giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống khá tốt.
Đặc biệt, cách chữa này rất an toàn và không hề gây bất kỳ tác dụng phụ nào đối với người sử dụng.
Nguyên liệu:
- Chanh phơi khô bỏ hạt: 1 kg
- Vỏ quả bưởi: 1 quả
- Rượu trắng: 2 lít
- Ngải cứu phơi khô: 200 gram
- Đường phèn: 200 gram
Cách làm:
- Đem tất cả các nguyên liệu nêu trên sao vàng và hạ thổ (nghĩa là đổ ra đất)
- Sau đó, cho vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp và ngâm khoảng 2 tuần
Cách dùng:
- Mỗi ngày người bệnh uống 1 ly rượu nhỏ.
- Thường xuyên sử dụng trong thời gian ngắn giúp làm giảm đau nhức ở cột sống bị gai.
4. Muối epsom
Muối Epsom hoạt động theo thẩm thấu qua da và vào cơ bắp bị đau, giúp cơ bắp, xương khớp thư giãn và làm giảm đau. Để muối phát huy tác dụng cao, bệnh nhân nên ngâm muối khoảng 20 phút mỗi ngày.
Lưu ý: Khi ngâm nước muối Epsom, bệnh nhân nên dùng nước ấm khoảng 33 – 38 độ C để kích thích lưu thông máu. Tuyệt đố không ngâm nước quá nóng, cao hơn 40 độ C, tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
Tham khảo: Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp dễ dàng nhận biết
5. Xương rồng
Một trong những cách chữa gai cột sống tại nhà vừa giúp giảm đau, vừa tiết kiệm tiền không thể bỏ qua đó là xương rồng bởi nó có tính hàn, vị đắng và có độc nên thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gai đôi cột sống hoặc gút gây nên.
Thông thường, có hai loại xương rồng dùng để chữa trị gai cột sống tại nhà là xương rồng bẹ và ba chia. Sau đây là bài thuốc chữa bệnh bằng xương rồng bẹ.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chọn vài nhánh xương rồng bẹ đem gọt bỏ gai và rửa sạch, để ráo
- Nướng nhánh xương rồng trên bếp than
- Sau đó, cho xương rồng lên chiếc khăn mềm và đắp lên bộ phận khớp bị đau do gai
Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện thường xuyên 2 – 3 lần mỗi tuần mới mang lại kết quả chữa trị.
6. Lá cẩm
Để chữa gai cột sống tại nhà bằng lá cẩm, người bệnh sử dụng 1 nắm lá cẩm đem rửa sạch và chia làm 3. Bệnh nhân ăn lá cẩm sống cùng với 1 quả trứng gà luộc hồng đào trước bữa ăn chính 1 tiếng. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng, triệu chứng gai cột sống sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Tham khảo: Bị gai cột sống có nên uống canxi? Chuyên gia tư vấn
Một số lưu ý khi chữa trị gai cột sống tại nhà bằng thảo dược tự nhiên
Để các bài thuốc điều trị gai cột sống tại nhà phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả chữa trị cao, bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt lối sống lành mạnh và những lưu ý sau:
- Để giúp cột sống nghỉ ngơi, thư giãn và làm giảm áp lực gây tổn thương, bệnh nhân nên luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga… Ngoài ra, thiền chánh niệm cũng chính là giải pháp chữa gai cột sống tại nhà khá hiệu quả.
- Người bệnh có thể bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và tăng sức đề kháng cho khớp xương. Hạn chế những đồ ăn, nước uống gây hại xương khớp như rượu bia, caffein, chất béo no…
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc giúp giảm căng thẳng, từ đó, giúp bệnh mau chóng bình phục
- Không mang vác hoặc bưng bê vật nặng. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh thói quen ngồi và đi đứng đúng cách.
Khi nào người bệnh gai cột sống nên đi khám bác sĩ?
Mặc dù các biện pháp tại nhà có tác dụng giảm triệu chứng đau nhưng nếu gặp phải các biểu hiện sau đây, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh:
- Cơn đau kéo dài hơn sáu tuần
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn, ngay cả sau khi người bệnh đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc y khoa.
Tham khảo: Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh điều trị như thế nào?
Phòng ngừa gai cột sống bằng cách nào?
Phòng ngừa gai cột sống là một việc quan trọng để duy trì sức khỏe cột sống và tránh những vấn đề về đau lưng hoặc hạn chế vận động. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả mà bạn nên áp dụng:
- Duy trì tư thế đúng: Luôn giữ đúng tư thế khi đứng, ngồi và nằm. Điều này giúp giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tình trạng cột sống bị tổn thương lâu dài.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện các bài tập tăng cường cơ lưng, bụng và cơ xung quanh cột sống. Đặc biệt là các bài tập yoga, bơi lội, Pilates… giúp cải thiện linh hoạt và sức mạnh cột sống.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên cột sống. Thừa cân, đặc biệt là ở vùng bụng, làm tăng nguy cơ tổn thương đĩa đệm và xương cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung canxi, vitamin D, các khoáng chất cần thiết giúp xương và cột sống chắc khỏe hơn. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, rau xanh, hải sản… là cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương.
- Tránh mang vác nặng sai cách: Khi nhấc đồ nặng, hãy sử dụng sức từ chân và đầu gối thay vì cột sống. Hạn chế mang đồ quá nặng hoặc mang quá sức kéo dài.
- Giảm căng thẳng: Stress có thể làm căng cơ, gây ra đau lưng. Thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu và các hoạt động thư giãn có thể giảm áp lực lên cột sống.
- Sử dụng đệm và ghế phù hợp: Chọn đệm và ghế có khả năng hỗ trợ tốt cho cột sống. Đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm để tránh cột sống bị uốn cong sai tư thế.
- Ngủ đúng tư thế: Ngủ ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với gối hỗ trợ cổ và cột sống, tránh nằm sấp để giảm nguy cơ làm cột sống bị lệch.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến cột sống. Phát hiện sớm giúp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.
- Tránh ngồi lâu và ít vận động: Hạn chế ngồi hoặc đứng trong một tư thế quá lâu. Nếu làm việc văn phòng, nên đứng dậy, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 – 60 phút để giãn cơ.
Có nhiều cách trị gai cột sống tại nhà như điều chỉnh lối sống, tư thế, tập thể dục đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng… Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, bạn nên kết hợp với việc thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Phòng ngừa và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
- Bị gai cột sống nên uống sữa gì? 3 loại sữa Bác sĩ khuyên dùng
- Bị gai cột sống có nên uống canxi – Chuyên gia tư vấn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!