Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Gai cột sống ở người trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Căn bệnh này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Do đó bạn phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời cũng như có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Vì sao nhiều người trẻ tuổi bị gai cột sống?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi thường xuất phát từ lối sống lười vận động, thói quen ngồi lâu trước máy tính và nghịch điện thoại. Điều này làm cho tư thế cột sống, đĩa đệm bị ảnh hưởng và cuối cùng là gây ra gai cột sống hoặc các bệnh lý cột sống khác.

Gai cột sống ở người trẻ ngày càng gia tăng
Gai cột sống ở người trẻ ngày càng gia tăng

Stress từ công việc và chế độ dinh dưỡng kém, thiếu dưỡng chất cũng làm suy yếu khớp và tăng ma sát giữa các xương. Canxi lắng đọng, chấn thương thể thao và bệnh xương khớp mãn tính cũng góp phần gây bệnh. Do đó cần điều trị sớm để tránh các biến chứng như chèn ép dây thần kinh và tàn phế.

Các dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ

Thông thường các gai cột sống có kích thước khoảng vài mm nên các dấu hiệu bệnh không rõ ràng và gây khó khăn cho công tác chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát các thay đổi của cơ thể, người bệnh có thể nhận thấy:

1. Gai cột sống cổ

Trong các trường hợp nhẹ các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cứng cổ và đau, đặc biệt là khi xoay hoặc di chuyển cổ.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc choáng váng.
  • Đau vai gáy hoặc cánh tay.
  • Không có khả năng quay đầu hoặc uốn cong cổ một cách hoàn toàn.
  • Xuất hiện âm thanh lạ khi xoay hoặc cử động cổ.
Đau vai gáy là một trong những dấu hiệu của gai cột sống
Đau vai gáy là một trong những dấu hiệu của gai cột sống

Các triệu chứng gai cột sống cổ thường có xu hướng nghiêm trọng vào buổi sáng và cuối ngày. Đôi khi nghỉ ngơi hoặc ngủ có thể cải thiện các triệu chứng. 

Tham khảo thêm: Gai cột sống chèn dây thần kinh và phương pháp điều trị

2. Gai cột sống thắt lưng

Hầu hết các tình trạng gai cột sống thắt lưng ở người trẻ tuổi đều mất một khoảng thời gian tương đối để nhận thấy các dấu hiệu bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm cứng khớp và đau nhẹ nếu một thời gian không cử động hoặc di chuyển. Dấu hiệu nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Đau nhói khi di chuyển cột sống.
  • Gặp khó khăn trong việc đi lại và mất khả năng phối hợp tứ chi.
  • Đau nhói hoặc tê ở cánh tay, bàn tay hoặc bàn chân.
  • Thường có các hành động phản xạ ngoài tầm kiểm soát.
  • Co thắt cơ bắp.
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột dẫn đến đại, tiểu tiện mất tự chủ.

Tham khảo: Những cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh

Gai cột sống ở người trẻ có nguy hiểm không?

Đa số người trẻ tuổi đều cho rằng sức khỏe của bản thân rất tốt và không cần thăm khám cũng như tiến hành điều trị. Tuy nhiên, gai cột sống là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến bại liệt.

biến chứng gai cột sống ở người trẻ
Gai cột sống ở người trẻ nếu không được điều trị có thể dẫn đến cong vẹo cột sống

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gai cột sống ở người trẻ có thể dẫn đến:

  • Hẹp cột sống làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh tủy sống. Các triệu chứng bao gồm đau lưng kéo dài đến bàn chân.
  • Viêm khớp dẫn đến việc đau, tê, mất phối hợp tứ chi, mất khả năng cân bằng.
  • Vẹo cột sống hoặc bại liệt.
  • Một số biến chứng có thể nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không có biện pháp điều trị hợp lý.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường

Điều trị gai cột sống ở người trẻ bằng cách nào?

Điều trị gai cột sống có thể bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

1. Thay đổi lối sống

Duy trì tư thế đúng trong các hoạt động hàng ngày như ngồi, đứng, và nằm sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và hạn chế sự phát triển của gai xương:

  • Tư thế tốt: Duy trì tư thế đúng khi đứng, ngồi, nằm… có thể giúp giảm áp lực lên cột sống.
  • Giảm cân: Nếu thừa cân, việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, hạn chế sự phát triển của gai xương.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Tăng cường sức mạnh cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi giúp hỗ trợ cột sống và giảm căng thẳng cho khu vực này. Các bài tập như yoga, bơi lội, đi bộ… có thể giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt.
Yoga chữa gai cột sống ở người trẻ
Tập yoga cũng là phương pháp cải thiện gai cột sống ở người trẻ

2. Điều trị vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị không xâm lấn, giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm đau cho người bị gai cột sống.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập và phương pháp massage có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường khả năng vận động và giảm đau.
  • Kéo giãn cột sống: Phương pháp kéo giãn cột sống có thể giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh và đĩa đệm, làm giảm các triệu chứng đau nhức.
  • Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện kích thích cơ để giảm đau và giảm viêm.

Tham khảo thêm: Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp dễ dàng nhận biết

3. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau là một phương pháp phổ biến giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức do gai cột sống gây ra. Tùy theo mức độ đau, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn mạnh hơn:

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau nhẹ. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc thuốc giãn cơ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc này giúp giảm viêm xung quanh gai xương, làm giảm đau.
  • Tiêm corticosteroid: Đôi khi, các bác sĩ có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng để giảm viêm và đau.
sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị giúp giảm đau nhanh chóng

4. Can thiệp phẫu thuật 

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả và gai cột sống gây ra chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ gai xương. Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không giúp cải thiện.

5. Điều trị bằng phương pháp đông y

Đông y là một lựa chọn bổ sung trong điều trị gai cột sống, sử dụng các phương pháp như châm cứu và thảo dược để giảm đau và tăng cường sức khỏe:

  • Châm cứu: Một số người có thể thử châm cứu để giảm đau và cải thiện tình trạng gai cột sống, phương pháp này kích thích các huyệt vị trên cơ thể để giảm căng thẳng và đau nhức.
  • Sử dụng các bài thuốc thảo dược: Một số bài thuốc từ thiên nhiên được cho là có thể giúp giảm đau và viêm trong tình trạng gai cột sống. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ đông y để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm: Bệnh gai đôi cột sống và giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

6. Chăm sóc sức khỏe dài hạn

Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối với đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D, để giữ cho xương khỏe mạnh. Điều trị ngay từ sớm và duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt sẽ giúp kiểm soát và hạn chế sự phát triển của gai cột sống.

Việc điều trị gai cột sống ở người trẻ thường nhấn mạnh vào các phương pháp không xâm lấn, nhằm tránh phải can thiệp phẫu thuật khi không cần thiết. Nếu bạn có triệu chứng nghiêm trọng hoặc đau kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

suy trì chế độ ăn uống hợp lý
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh khoẻ mạnh, cải thiện đau nhức hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa gai cột sống ở người trẻ

Để tránh bị gai cột sống ở người trẻ, có thể áp dụng một số cách như:

  • Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để luyện tập các bài thể thao phù hợp.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bởi cân nặng sẽ làm cách đĩa đệm bị tổn thương, tăng tốc độ hao mòn và gây ra gai cột sống.
  • Thêm rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, hạn chế thức ăn nhanh và rượu bia.
  • Ngồi, đúng đúng tư thế có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của cột sống.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ ít nhất là 8 giờ mỗi đêm để cơ thể có thể hồi phục các chức năng.
  • Bỏ thuốc lá hoặc không bao giờ hút thuốc lá là cách tốt nhất để làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Gai cột sống ở người trẻ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Việc áp dụng lối sống lành mạnh, kết hợp với các biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Gai gót chân có nên đi bộ không? Điều cần nắm rõ

Gai gót chân là tình trạng hình thành các mỏm xương nhọn ở gót chân, gây đau nhức và ảnh…

Bệnh gai đôi cột sống và giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Gai đôi cột sống là những biến dạng xương phát triển ở các khớp đốt sống, thường gặp nhất ở…

gai cột sống nên kiêng ăn gì và nên ăn gì Bệnh gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì?

"Gai cột sống ăn gì và kiêng gì" là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân bởi chế độ…

Gai gót chân là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Gai gót chân là căn bệnh được chẩn đoán khi có tình trạng thoái hóa, sưng viêm xảy ra ở…

Đau gót chân khám ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?

Triệu chứng đau gót chân tiềm ẩn rất nhiều vấn đề về sức khỏe và nếu không được chẩn đoán…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua