Gai cột sống chèn dây thần kinh và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai cột sống chèn dây thần kinh có thể gây ra các cơn đau và nhiều triệu chứng nghiêm trọng như tê bì tay chân, teo cơ, yếu liệt. Trường hợp dây thần kinh bị tổn thương nặng, người bệnh cần làm phẫu thuật để cắt bỏ gai nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Gai cột sống chèn dây thần kinh là gì?

Gai cột sống là bệnh lý xảy ra khi các mỏm xương nhỏ mọc ở đốt sống, thường là ở cột sống cổ hoặc thắt lưng do hoạt động liên tục. Quá trình này xảy ra do cơ thể bù đắp canxi vào đốt sống tổn thương, dẫn đến hình thành gai xương.

Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến lứa tuổi trung niên trở lên và có thể do nhiều yếu tố như lao động nặng nhọc, chấn thương cột sống hoặc thoái hóa.

Gai cột sống chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn dây thần kinh là một dấu hiệu cho thấy bệnh đã bước vào giai đoạn nặng 

Khi gai xương phát triển và chèn ép các dây thần kinh sống gần đó, gây ra tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh. Điều này gây đau nhức, tê bì và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh tùy thuộc vào vị trí cột sống bị ảnh hưởng.

Gai cột sống chèn dây thần kinh là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng.

Dấu hiệu gai cột sống chèn dây thần kinh

Đau nhức, tê bì ở khu vực có dây thần kinh bị gai cột sống chèn ép là những triệu chứng chung hầu hết bệnh nhân đều gặp phải. Ngoài ra, tùy vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng mà người bệnh còn bắt gặp thêm một số dấu hiệu bất thường khác.

Gai cột sống chèn ép dây thần kinh ở cổ:

Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị gai cột sống cổ. Khu vực này có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu, đồng thời cung cấp máu cùng oxy lên nuôi dưỡng não bộ.

Các dấu hiệu của bệnh gai cột sống ở cổ
Gai cột sống chèn dây thần kinh cổ có thể gây đau nhức vai gáy, tê bì tay

Khi mắc chứng bệnh này, bạn có thể bị rối loạn tuần hoàn máu lên não, từ đó dẫn đến các triệu chứng như:

  • Suy giảm thính lực 
  • Nghe kém
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Rối loạn huyết áp
  • Nhức mỏi vùng vai gáy
  • Cứng cổ, khó khăn khi xoay đầu
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Cánh tay hoặc các ngón tay bị tê bì, nhức mỏi, khó cử động

Tham khảo: Các bài tập Yoga chữa gai cột sống dễ thực hiện tại nhà

Gai cột sống chèn dây thần kinh ở ngực:

Khi gai cột sống hình thành ở cổ hoặc vùng lưng trên, bạn sẽ có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh ở cổ khá cao. Hiện tượng này có thể dẫn đến các cơn đau thần kinh liên sườn.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau ở ngực hoặc khu vực xương ức. Cơn đau có thể lan vào phía trong cột sống
  • Tê bì, có cảm giác như châm chích tại dây thần kinh bị chèn ép
  • Dây thần kinh liên sườn có hiện tượng đau từng cơn hoặc đau kéo dài
  • Cơn đau tăng nặng hơn mỗi khi người bệnh vận động mạnh, thay đổi tư thế hoặc ngay cả khi ho, hắt hơi.

Gai cột sống lưng chèn ép dây thần kinh tọa

Tình trạng này có thể bắt gặp ở bệnh nhân bị gai cột sống lưng. Gai xương khi phát triển có thể chèn ép và gây tổn thương cho hệ thống dây thần kinh tọa kéo dài từ tủy sống vùng thắt lưng cho tới tận cùng của chi dưới. 

Triệu chứng nhận biết:

  • Đau nhức ở vùng thắt lưng
  • Cơn đau lan cả xuống mông, đùi và bàn chân ở một bên chân
  • Cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội
  • Mỗi khi vận động hoặc ho, hắt hơi, người bệnh có cảm giác đau nhiều hơn
  • Không nhấc nổi chân khi rễ thần kinh bị tổn thương nặng
  • Teo cơ
  • Tê bì bàn chân
  • Mất tự chủ trong hoạt động tiểu tiện
  • Gặp khó khăn khi vận động, đi lại. Có trường hợp bị đau tới mức không thể đi lại được
  • Rối loạn vận động

Gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Đây là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, báo hiệu giai đoạn nặng của bệnh gai cột sống. Sự chèn ép này làm gián đoạn hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh, gây rối loạn chức năng vận động và các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt nửa người, hay thậm chí liệt tay chân do tổn thương tủy sống, dẫn đến tình trạng mất khả năng đi lại và tự chăm sóc bản thân. Điều này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh mà còn gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chẩn đoán bệnh

Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật tiên tiến để xác định mức độ chèn ép và tổn thương, từ đó lập kế hoạch điều trị. Các phương pháp bao gồm:

chẩn đoán gai cột sống chèn ép dây thần kinh
Nhiều phương pháp được thực hiện để chẩn đoán mức độ chèn ép của gai cột sống lên dây thần kinh
  • Chụp X-Quang: ghi nhận lại vị trí của gai xương, kích thước gai, mức độ chèn ép và sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống.
  • Xét nghiệm điện học: đánh giá được mức độ tổn thương của rễ thần kinh khi bị gai xương chèn ép. Xét nghiệm điện học được thực hiện nhằm mục đích đo tốc độ truyền phát tín hiệu điện về não bộ hay các chi.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Phương pháp này có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh. Tình trạng này sẽ được phát hiện sớm thông qua phim chụp. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương ở lớp đĩa sụn hay đĩa đệm nếu có.
  • Chụp CT scan: Mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh cũng như sự thay đổi của cấu trúc cột sống cũng được phản ánh thông qua chụp cắt lớp vi tính.

Xem thêm: Gai cột sống nên ăn gì và kiêng ăn để bệnh chóng khỏi?

Cách điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh

Tùy thuộc vào mức độ chèn ép và tổn thương của dây thần kinh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật. Những cách chữa bệnh đang được áp dụng bao gồm:

1. Chườm nóng, chườm lạnh giảm đau

Chườm nóng, chườm lạnh có thể giúp tạm thời xoa dịu cảm giác đau ở dây thần kinh, giúp giảm hiện tượng sưng viêm cho khu vực bị tổn thương. Đồng thời tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống.

Bạn hãy lấy 1 túi đá lạnh hoặc 1 chai nước nóng chườm vào vị trí bị đau. Để từ 10 – 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm hẳn. Mỗi ngày, bạn có thể chườm nhiều lần nhưng mỗi lần thực hiện cần cách nhau ít nhất 2 tiếng. 

2. Dùng thuốc chữa gai cột sống chèn dây thần kinh

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Diclofenac hay Meloxicam
  • Thuốc chống viêm Corticoid 
  • Vitamin nhóm B: B1, B2, B6, B12…
thuốc điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh
Bệnh nhân bị gai cột sống có thể dùng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng bệnh

Các loại thuốc trên có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức, khó chịu và cải thiện tình trạng tê bì tay chân, giúp bệnh nhân vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ cho sức khỏe.

Gợi ý: 5 loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường

3. Vật lý trị liệu

Để giảm đau và giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hành một số bài tập vận động phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhanh, bơi lội hoặc tham gia các môn thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe cột sống, kích thích lưu thông máu đến vùng tổn thương, làm tăng sức bền cho các cơ, giúp dây thần kinh được thư giãn, đồng thời làm chậm sự phát triển của gai xương.

Bên cạnh đó, chuyên gia vật lý trị liệu có thể dùng máy để kéo giãn cột sống của bạn. Phương pháp này thường được kết hợp với liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, siêu âm trị liệu hay chiếu đèn hồng ngoại để giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở dây thần kinh.

4. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho các trường hợp bị gai cột sống chèn dây thần kinh. Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ gai, giải phóng áp lực cho dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Các trường hợp được chỉ bệnh phẫu thuật bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội kéo dài
  • Người bị tê liệt các chi hoặc có nguy cơ bị tàn phế
  • Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện
  • Trường hợp đã được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không có hiệu quả.

Trong quá trình điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh, bạn cần chú ý tránh khuân vác đồ nặng, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều và có chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục phù hợp nhằm kiểm soát tốt cân nặng. Các trường hợp bị béo phì nên tham vấn ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ giảm cân khoa học, tránh bệnh nghiêm trọng thêm.

Có thể bạn chưa biết

 
Ngày đăng 11:19 - 08/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:51 - 15/04/2024
Chia sẻ:
Bị gai cột sống uống thuốc gì tốt?
Bị gai cột sống uống thuốc gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất? Để chọn được loại thuốc phù hợp, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về…
Những cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bệnh có thể…

Mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt từ lâu đã được dân gian áp dụng để khắc phục bệnh…

Mổ gai gót chân khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Mổ gai gót chân là phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ gai được thực hiện khi người bệnh bị…

10 cách chữa gai gót chân nhanh nhất tại nhà – Hết đau

Nhiều cách chữa gai gót chân tại nhà đang được bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng để giảm đau…

Bệnh gai cột sống lưng: Triệu chứng và cách chữa trị phù hợp

Gai cột sống lưng không chỉ mang lại những cơn đau nhức dữ dội, mà còn tạo ra rào cản…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua