Áp dụng cách chữa bệnh lậu tại nhà nào đơn giản, hiệu quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị. Song song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể áp dụng những cách chữa bệnh lậu tại nhà để hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa bệnh lậu tại nhà thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Có nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà
Có nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà

Triệu chứng của bệnh lậu

Lậu là bệnh do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, được chia thành 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Bệnh có các dấu hiệu nhận biết sau đây.

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới:

  • Dương vật chảy mủ
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ hoặc máu
  • Tiểu nhiều lần
  • Người mệt mỏi, có dấu hiệu kiệt sức, sốt nhẹ
  • Xuất hiện nốt đỏ ở bạch bẹn
  • Đau vùng quanh chậu, thắt lưng, đầu dương vật nhất là khi quan hệ

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới:

  • Biểu hiện khá giống viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Đau nhức vùng xương chậu
  • Chảy mủ đường sinh dục (thường có màu vàng chanh)
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau
  • Đau nhiều khi quan hệ
  • Khí hư bất thường, mùi hôi, có mủ màu vàng

Cách chữa bệnh lậu tại nhà

Theo các chuyên gia, những cách chữa bệnh lậu tại nhà thường được áp dụng để làm giảm triệu chứng, đẩy nhanh quá trình trị bệnh. Một biện pháp thường được sử dụng là:

1. Chữa bệnh lậu bằng giấm táo

Giấm táo là nước táo nghiền lên men có chứa các thành phần như acid axetic, magie, lợi khuẩn và các enzym. Trong đó, acid acetic có tác dụng diệt khuẩn, tăng cường khả năng hoạt động của cơ lợi khuẩn, điều chỉnh nồng độ pH của cơ thể… Sử dụng giấm táo chữa bệnh lậu cũng là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng.

Giấm táo có khả năng diệt khuẩn hỗ trợ điều trị bệnh lậu
Giấm táo có khả năng diệt khuẩn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh lậu

Cách sử dụng:

  • Lấy 1 miếng gạch sạch, thấm dung dịch giấm táo lên vùng da nhiễm bệnh.
  • Có thể thay thế cho xà phòng bằng cách pha 1 muỗng giấm táo với 5 ly nước sạch để tắm hàng ngày. 

2. Chữa bệnh lậu bằng tỏi

Tỏi cũng là một trong những vị thuốc được sử dụng để chữa bệnh lậu. Theo quan niệm dân gian, sở dĩ tỏi được dùng để chữa bệnh là do có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu nhọt, tiêu đờm, thông khiếu…

Theo nghiên cứu khoa học, tỏi giàu vitamin A, B, C, N và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, magie… Đặc biệt, tỏi còn chứa 3 hoạt chất chính là allicin, ajoene và diallyl sulfide. Trong đó, allicin được xem là chất kháng viêm tự nhiên giúp diệt khuẩn, diệt virus gây bệnh, sát trùng và chống viêm nhiễm tốt.

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Giã nát vài nhánh tỏi vắt lấy nước, dùng băng gạc thấm nước tỏi đắp lên vùng viêm nhiễm do lậu, để qua đêm. Sau khi ngủ dậy thì tháo gạc ra, rửa sạch bằng nước.
  • Cách 2: Lấy vài miếng tỏi giã nát, cho vào một chiếc khăn sạch đắp lên vùng bị lậu, giữ trong 1 – 2 tiếng thì lấy ra rửa sạch bằng nước.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn nhiều tỏi trong bữa cơm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này không thể sử dụng thay thế thuốc đặc trị mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

3. Chữa bệnh lậu bằng cây chó đẻ

Trong dược điển, chó đẻ còn được biết đến với tên gọi diệp hạ châu, là cây mọc dại, lá hình tròn mọc đối xứng với nhau thành 1 phiến lá dài, dưới phiến có quả nhỏ hình tròn. Chó đẻ vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc, an thần, lợi tiểu, mát gan.

Cây chó đẻ còn được gọi là diệp hạ châu
Cây chó đẻ còn được gọi là diệp hạ châu

Cách sử dụng: 

  • Lấy 1 nắm lá cây chó đẻ rửa sạch phơi khô
  • Có thể kết hợp với các thảo dược khác như nhọ nồi, xuyên tâm liên sắc với nước uống

Tham khảo thêm: Có nên chữa bệnh lậu bằng thuốc Nam?

4. Chữa bệnh lậu bằng rễ cỏ tranh

Theo các tài liệu y học cổ truyền, rễ cỏ tranh được biết đến với tính hàn, vị ngọt.  Công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Sở dĩ dân gian cho rằng rễ cỏ tranh có tác dụng chữa bệnh lậu là do chứa nhiều glucose, fructose, acid citric, tartaric…

Cách thực hiện: 

  • Lấy rễ cỏ tranh rửa sạch phơi khô
  • Sắc lấy nước uống hàng ngày
  • Có thể kết hợp với một số thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị.

5. Chữa bệnh lậu bằng cỏ bướm nhẵn

Cỏ bướm nhẵn thường mọc ở các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai, Nghệ An, Lâm Đồng… Có đặc điểm đặc trưng là lá hình tim, thân bò trên mỏm đá, cuống lá có màu đỏ tím, mọc đối nhau, hoa mọc đơn hoặc chụm thành cụm màu tím. Cỏ bướm nhẵn cũng là một vị thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh lậu.

cách chữa bệnh lậu tại nhà
Cỏ bướm nhẵn cũng thường được sử dụng chữa bệnh lậu tại nhà

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm cỏ bướm nhẵn rửa sạch 
  • Giã nát, lấy dịch đắp lên vùng bị lậu 
  • Thực hiện liên tục nhiều ngày, mỗi ngày 1 lần

6. Chữa bệnh lậu bằng hoa cúc dại

Ngoài hỗ trợ điều trị như viêm họng, đau răng, sởi, dại, hoại tử, sưng hạch… cúc dại còn được sử dụng để chữa bệnh lậu. Theo nghiên cứu y học, hoa cúc dại có khả năng tăng cường tế bào hệ miễn dịch, tăng khả năng hoạt động và số lượng thực bào. Từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt những virus, vi khuẩn, nấm có hại. Để chữa bệnh lậu, bạn nên kiên trì sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày.

7. Cách chữa bệnh lậu bằng cây nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội có chứa nhiều thành phần hóa học như vitamin, khoáng chất và cách chất khác như aloe-emodin, iso-aloin, B-aloin… Có tác dụng kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng hỗ trợ làm lành các vết viêm nhiễm, vết thương ngoài da.

Đây cũng chính là lý do mà nha đam có thể làm dịu các cơn ngứa và cải thiện tình trạng viêm da lở loét do vi khuẩn lậu gây ra.

Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng hỗ trợ làm lành các vết viêm nhiễm, vết thương ngoài da
Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng hỗ trợ làm lành các vết viêm nhiễm, vết thương ngoài da=

Cách sử dụng:

  • Lấy một lá nha đam tươi, rửa sạch, bỏ phần vỏ
  • Lấy phần thịt của nha đam bôi trực tiếp lên vùng da nhiễm bệnh
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy do bệnh gây ra.

8. Cách chữa bệnh lậu bằng măng cụt

Theo nghiên cứu y khoa, trong măng cụt có chứa đến 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên. Trong thành phần ăn được của quả măng cụt cũng rất giàu các dưỡng chất như chất đạm, béo, carbonhydrate, photpho, calcium, chất xơ, vitamin… Có tác dụng chống viêm, giảm mùi hôi, hỗ trợ chữa ngứa ngoài da, giảm huyết áp, cải thiện tình trạng dạ dày… Bên cạnh đó, quả măng cụt còn thường được sử dụng để chữa bệnh lậu tại nhà. 

Cách sử dụng: 

  • Măng cụt chọn quả chín, đẹp chỉ lấy phần thịt, bỏ phần vỏ
  • Ép lấy nước uống mỗi ngày
  • Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

9. Chữa bệnh lậu bằng tinh dầu cây trà

Tinh dầu trà có màu vàng, mùi hắc, cay nóng, được chiết xuất từ cây Trà, một loại cây được trồng nhiều tại Úc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, loại tinh dầu này là một phương thuốc tự nhiên, an toàn có tác dụng giúp trị nhiều bệnh nhiễm trùng da cho vi khuẩn và nấm gây ra.

Sử dụng tinh dầu trà cũng là một trong những cách chữa bệnh lậu đơn giản nhất được nhiều người áp dụng.

Tinh dầu cây trà
Tinh dầu cây trà

Cách sử dụng:

  • Lấy 3 giọt tinh dầu trà trộn lẫn với 3 giọt dầu dừa
  • Thấm tinh dầu vào một miếng băng gạc và đắp lên các vị trí viêm loét
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả
  • Có thể áp dụng cho cả nam và nữ

10. Chữa bệnh lậu bằng mật ong

Mật ong là chất ngọt không lên men được ong tạo ra khi lấy mật hoa hoặc dịch tiết từ bộ phận sống của bộ phận khác trên cây chế biến và trộn với những chất liệu đặc biệt khác. Mật ong được biết đến với công dụng khử trùng, chống viêm tự nhiên, là giải pháp làm lành nhiều loại vết thương trên da. Sử dụng mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh lậu mặc dù không phải phương pháp chủ trị nhưng vẫn đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

Cách sử dụng:

  • Pha mật ong với nước ấm, uống mỗi buổi sáng để nâng cao sức khỏe
  • Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp mật ong với các loại thuốc kháng sinh để tăng tốc độ hồi phục các tổn thương do bệnh lậu gây ra. 

Cách chữa bệnh lậu tại nhà có thật sự hiệu quả?

Có thể thấy, có rất nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, mặc dù đây đều là những biện pháp an toàn, lành tính nhưng lại không thể mang lại hiệu quả điều trị. Các biện pháp này chỉ có thể giải tỏa tâm lý cho người bệnh chứ không thể điều trị tận gốc.

Các bác sĩ cũng cho biết, lậu là căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ phát triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là vô sinh, nhiễm trùng máu và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị theo phác đồ phù hợp. Tùy theo tình trạng, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc hay các phương pháp hiện đại. 

Lời khuyên cho người mắc bệnh lậu

Khi mắc bệnh lậu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không tự ý mua thuốc bôi ngoài da mà cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Việc dùng thuốc và điều trị cần có sự theo dõi, hướng dẫn của các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
  • Các phương pháp dân gian, thuốc nam thường chỉ có tính chất hỗ trợ, tác dụng chậm trong khi virus bệnh lậu tiến triển nhanh do đó không nên chủ quan với tình trạng bệnh của mình.
  • Sau khi kết thúc đợt điều trị thứ nhất, nên thường xuyên tái khám đúng lịch, chỉ khi kết quả xét nghiệm thu được là âm tính thì mới được xem là điều trị thành công.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh làm suy yếu hệ miễn dịch đồng thời tránh lây nhiễm cho người khác. 
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích, các thực phẩm làm suy yếu hệ ,miễn dịch.

Tóm lại, có nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà, tuy nhiên những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không thể chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp người bệnh vẫn muốn áp dụng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên dùng thay thế thuốc đặc trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh lậu ở miệng – Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh lậu ở miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria…

Khám chữa bệnh lậu ở đâu? Top 9 địa chỉ tốt nhất hiện nay

Cơ sở vật chất cùng trình độ tay nghề của bác sĩ tại bệnh viện quyết định rất lớn đến…

Có nhiều cách chữa bệnh lậu tại nhà Áp dụng cách chữa bệnh lậu tại nhà nào đơn giản, hiệu quả?

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị.…

Neisseria gonorrhoeae là gì, tại sao nó nguy hiểm?

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là…

Bệnh lậu ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lậu ở nam giới là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua