Bệnh lậu lây qua đường nào? Các con đường lây nhiễm của bệnh lậu
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ năm 2015, có đến 80% phụ nữ mắc bệnh lậu không rõ nguyên nhân xảy ra. Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các con đường lây nhiễm thường gặp của bệnh lậu cụ thể nhất.
Bệnh lậu lây qua con đường nào?
Hầu hết những bệnh nhân mắc phải bệnh lậu đều khó phân biệt được các triệu chứng của căn bệnh này. Đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, chảy máu âm đạo,… thậm chí vô sinh. Vì bệnh tiến triển âm thầm nên tất cả mọi người đều phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và đối phó với căn bệnh này. Dưới đây là con đường lây lan của bệnh lậu phổ biến hiện nay.
1. Đường miệng
Rất nhiều cặp đôi đã thực hiện Oral sex. Đây là xu hướng quan hệ bằng miệng khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bệnh lậu có thể lây truyền qua con đường này. Một khi đối phương mắc bệnh lậu sẽ khiến cho vi khuẩn lậu nhanh chóng theo đường tinh dịch xâm nhập vào miệng và gây ra bệnh lậu.
Ngoài ra, nếu tiếp xúc thân mật với người bệnh trong quá trình quan hệ bằng miệng như “đá lưỡi”, hôn môi,… thì khả năng cao bạn sẽ mắc bệnh. Vì bệnh lậu cần có thời gian dài ủ bệnh nên bệnh nhân cần phải thận trọng bởi những biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.
2. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
Thực tế, một số bệnh nhân bị nhiễm bệnh lậu nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Người bệnh mắc phải tình trạng này theo kiểu lây truyền phơi nhiễm. Ở một số địa điểm như nhà vệ sinh công công, vòi rửa tay, vòi nước,… những bệnh nhân mắc bệnh lậu vô tình mang theo vi khuẩn và khiến chúng bám vào những vị trí đó. Những mầm bệnh này lại tiếp tục lây nhiễm cho những người tiếp theo nếu bạn vô tình chạm tay vào đó.
3. Đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy một vợ một chồng là con đường rất dễ lây truyền bệnh lậu. Rất nhiều bệnh nhân tiến hành thăm khám và phát hiện mắc căn bệnh này là do nguyên nhân trên.
Trong quá trình quan hệ tình dục, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae sẽ theo đường tinh dịch nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể của người bệnh. Với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu sẽ rất dễ mắc bệnh gây đau rát âm đạo, ngứa rát cổ họng, nôn, ói, viêm vùng chậu,…
4. Từ mẹ sang con
Nếu mẹ bầu mang thai nhưng mắc bệnh lậu thì sẽ đứng trước nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn qua cho con cái. Vi khuẩn lậu nhanh chóng xâm nhập vào nước ối và rất dễ khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ bị đẻ non.
Bên cạnh đó, vi khuẩn còn tấn công vào đường máu gây nhiễm khuẩn bào thai, khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, nếu mẹ sinh con qua đường âm đạo, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn lậu. Vi khuẩn sẽ bám vào da, niêm mạc của trẻ gây ra bệnh viêm mắt sơ sinh
5. Đường máu
Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu và nhận máu của người mắc bệnh lậu sẽ đứng trước nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Tốt nhất, khi mắc phải bất cứ căn bệnh nào, bạn không được sử dụng chung bơm kim tiêm. Đồng thời, không được nhận máu của người khác nếu chưa xác định an toàn.
6. Lây lan qua quần áo
Dùng quần áo của người bệnh, nhất là đồ lót sẽ khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Khi sử dụng chung đồ với người khác, các vi khuẩn lậu tồn tại trong quần áo sẽ nhanh chóng thông qua các vết thương hở, bám vào da, hoặc tiếp xúc với âm đạo và gây bệnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được thắc mắc: Bệnh lậu lây qua đường nào? Bên cạnh đó, các bạn nên biết bệnh lậu không lây qua đường ăn uống. Chính vì vậy, bạn không nên kì thị, khiến người bệnh khó hòa nhập với xã hội. Ngoài ra, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
→ Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!