Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng qua 3 Cách hay dân gian
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng là mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi vì có độ lành tính, an toàn cao. Nhờ vào dược tính và công năng đa dạng, những mẹo chữa bệnh từ lá đinh lăng có thể cải thiện ngứa ngáy, sưng đau, nóng rát và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.
Lá đinh lăng chữa mề đay có hiệu quả không?
Đinh lăng hay na dương sâm được trồng nhiều ở Việt Nam với nhiều công dụng như làm nguyên liệu thực phẩm, cây cảnh hoặc dược liệu trị bệnh. Hầu hết những bộ phận của cây đinh lăng từ thân, rễ lá đều chứa dược tính nên được dùng để chữa bệnh.
Dùng lá đinh lăng chữa mề đay mẩn ngứa là biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với những yếu tố khác nhau dẫn đến phù cấp hoặc mãn tính ở trung bình. Bệnh lý gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn, đau rát, phù nề khó chịu.
Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa từ lá đinh lăng để cải thiện. Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có tính mát, vị đắng, công dụng giảm ngứa, giải độc, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra.
Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, trong dược liệu có chứa saponin, axit amin, vitamin C, B1, B1, B6,… có tác dụng giảm ngứa, thúc đẩy tái tạo da, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, đồng tăng cường sức đề kháng.
Có thể nhận thấy, dùng lá đinh lăng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, tổn thương da không có dấu hiệu viêm nhiễm. Trong trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh lý tốt nhất.
Hướng dẫn 3 cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng dễ thực hiện
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, người bệnh có thể dùng nước lá đinh lăng tắm, áp dụng bài thuốc sắc từ thảo dược hoặc bổ sung lá đinh lăng vào chế độ ăn thường xuyên để tăng tác dụng chữa bệnh.
Dưới đây là một số cách chữa mề đay từ lá đinh lăng được nhiều người bệnh áp dụng.
1. Tắm nước đinh lăng chữa mề đay
Dùng lá đinh lăng nấu nước tắm là một trong những mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Cách chữa này phù hợp với những trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra trên diện rộng, mề đay toàn thân gây ngứa ngáy, khó chịu. Việc dùng nước lá đinh lăng tắm thường xuyên còn mang lại hiệu quả trong việc phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị lá đinh lăng, lá tía tô và lá sả
- Các thảo dược sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Đun sôi 2 lít nước và cho các thảo dược vào, đun thêm 15 – 20 phút thì tắt bếp
- Đổ nước ra chậu đựng, pha thêm một ít nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp
- Dùng nước này để tắm, vệ sinh vùng da bị mề đay
Một số thành phần hoạt chất có trong lá tía tô, lá sả có tác dụng chống viêm, sát khuẩn và làm dịu da. Từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Việc kết hợp các thảo dược này có thể tăng tác dụng chữa bệnh.
2. Bài thuốc uống từ lá đinh lăng chữa bệnh
Bên cạnh bài thuốc dùng ngoài, người bệnh có thể kết hợp bài thuốc uống để tăng hiệu quả chữa bệnh. Mẹo chữa này không chỉ giúp làm giảm các biểu hiện lâm sàng của bệnh mề đay mẩn ngứa mà còn mang lại hiệu quả việc thanh lọc, giải độc và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Theo đó, người bệnh có thể dùng lá đinh lăng tươi, dược liệu khô hoặc kết hợp với một số thảo dược khác để tăng tác dụng chữa trị.
- Uống nước lá đinh lăng tươi: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá đinh lăng tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo. Cho dược liệu vào ấm cùng với 200ml nước và đun trên lửa nhỏ. Đun sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước lần 1. Sau đó đổ thêm 200ml nước và đun sôi lần 2, sau 5 – 7 phút thì chắt lấy nước lần 2. Hòa 2 lần nước sắc được với nhau và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Áp dụng đều đặn trong vòng 5 – 7 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
- Uống nước lá đinh lăng khô: Chuẩn 80g dược liệu khô cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Đến khi cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
- Đinh lăng kết hợp với bông lúa rài và rau ngổ: Chuẩn bị rau ngổ và lá đinh lăng mỗi vị 50g, 6 bông lúa rài. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc cùng với 1.5 lít nước. Chia nước thuốc sắc được thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
Lưu ý:
- Cần thận trọng khi áp dụng các bài thuốc uống từ lá đinh lăng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có tiền sử tim mạch, huyết áp,…
- Khi dùng các bài thuốc uống từ thảo dược này, bạn cần dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể cũng như kết quả điều trị.
3. Một số món ăn từ lá đinh lăng chữa mề đay
Ngoài các mẹo chữa trên, người bị nổi mề đay, nổi mẩn ngứa khi trời nóng vào mùa hè cũng có thể bổ sung lá đinh lăng vào chế độ ăn thường xuyên để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Theo đó, một số món ăn bổ dưỡng từ lá đinh lăng chữa mề đay nên bổ sung vào thực đơn có thể kể đến như cá nấu với đinh lăng, lá đinh lăng hầm sườn non, đinh lăng chiên trứng,…
Việc bổ sung những món ăn này vào chế độ ăn thường xuyên không chỉ giúp đa dạng thực đơn, tăng hương vị cho món ăn mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra cũng như bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên hạn chế các loại gia vị, dầu mỡ. Bởi đây được xem là tác nhân kích thích phản ứng viêm và khiến các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ bùng phát dữ dội.
Một số lưu ý khi chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Các mẹo chữa mề đay bằng lá đinh lăng được đánh giá có độ an toàn, lành tính và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Việc áp dụng cách chữa này đều đặn và đúng cách có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay, mẩn ngứa toàn thân,… Đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất cũng như hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo dược liệu chữa bệnh sạch, không thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, cần ngâm rửa lá đinh lăng và các thảo dược kết hợp với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn gây hại.
- Các bài thuốc từ lá đinh lăng chỉ phù hợp với những trường hợp bị mề đay cấp ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Đối với các bài thuốc đường uống, người bệnh chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa,…
- Không áp dụng các bài thuốc chữa mề đay bằng lá đinh lăng với các trường hợp như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp,…
- Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường khi áp dụng biện pháp này, người bệnh cần ngưng thực hiện và thông báo với bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết để được xử lý đúng cách.
- Tránh áp dụng bài thuốc dùng ngoài từ lá đinh lăng cho người có làn da nhạy cảm, vùng da lở loét, xuất hiện vết thương hở.
Ngoài ra, người bệnh cần kết các biện pháp chăm sóc khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, omega-3 để giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Tránh các thực có tiền sử dị ứng hoặc dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng quá mức
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Tránh cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Bởi hành động này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Cách ly với những dị nguyên gây kích ứng, dị ứng như lông động vật, mạt bụi, phấn hoa, mủ thực vật,…
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Cách chữa này phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng với 7 Mẹo Hay Dân Gian
- Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay – Bật Mí 7 Cách Dùng Hay Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!