Ngứa rát và nổi mẩn đỏ quanh vùng kín phải làm sao?
Trong hầu hết các trường hợp, nổi mẩn ngứa ở vùng kín là dấu hiệu của các rối loạn trong cơ thể, đặc biệt là khi các triệu chứng không có biểu hiện đầy đủ. Nắm rõ các nguyên nhân là cách tốt nhất để chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh.
Nguyên gây gây nổi mẩn ngứa vùng kín
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa quanh vùng kín. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Nhiễm nấm sinh dục (hay nấm da vùng kín) hoặc giun đũa ở háng, bẹn, bộ phận sinh dục. Lúc này, mẩn ngứa màu đỏ, có thể xuất hiện vảy.
- Hăm tã là nhiễm trùng nấm men thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẩn ngứa do hăm tã có thể sưng lên và xuất hiện các nốt mụn nước.
- Nhiễm chấy, rận ở vùng kín và có thể lây lan sang người khác khi quan hệ tình dục. Nhiễm chấy rận thường phổ biến ở thanh thiếu niên và đôi khi có thể gây lở loét, sưng, đau.
- Bệnh ghẻ gây ra tình trạng nổi mề đay và ngứa dữ dội vào ban đêm.
- Các bệnh viêm da như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, vẩy nến đều có thể gây kích ứng da và gây ngứa rát mẩn đỏ vùng kín.
Ngoài ra một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa ở vùng kín. Các bệnh lý này bao gồm: Mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục do HPV, bệnh giang mai,….
Trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa vùng kín, điều quan trọng là người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nổi mẩn ngứa ở vùng kín thường không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Thông thường, các dấu hiệu sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.
Đôi khi nổi mẩn ngứa quanh vùng kín cần được trị điều trị y tế. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên đến bệnh viện khi:
- Mẩn ngứa xuất hiện ở một số vùng da lân cận hoặc có dấu hiệu lan rộng ra toàn thân.
- Sốt hoặc sốt cao lặp lại nhiều lần.
- Xuất hiện mẩn đỏ có mủ ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
- Mẩn ngứa gây sưng và đau.
- Da bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng như xuất hiện chất lỏng màu vàng hoặc rò rỉ máu.
Chẩn đoán ngứa rát mẩn đỏ vùng kín
Việc chẩn đoán tình trạng nổi mẩn ngứa ở vùng kín bao gồm quan sát các triệu chứng bên ngoài và thực hiện một số xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành lấy một ít da ở vùng kín để thực hiện kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Các trường hợp nghi ngờ bệnh lý khác, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để loại bỏ các nguy cơ bệnh tình dục.
Cách điều trị khi nổi mẩn ngứa ở vùng kín
Việc điều trị mẩn ngứa ở vùng kín cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết trường hợp được dùng thuốc để hạn chế tình trạng ngứa và điều trị nhiễm trùng.
1. Chăm sóc tại nhà
Nếu các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh hoạt, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà, bao gồm:
- Thoa tinh dầu chàm trà: Sử dụng tinh dầu tràm trà để thoa vào vùng da bị tổn thương. Loại tinh dầu này chứa những hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp điều trị hiệu quả các nốt mẩn ngứa.
- Dùng tinh dần hoa cúc: Việc sử dụng tinh dầu hoa cúc có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm da, giảm ngứa, viêm và tăng tốc độ chữa lành vết thương.
- Thoa dầu dừa: Dùng dầu dừa để dưỡng ẩm, kháng khuẩn và chống nhiễm trùng. Chú ý để da thoáng khí sau khi thoa.
- Tắm với bột yến mạch: Những thành phần trong bột yến mạch có tác dụng làm dịu da, giữ ẩm và chống viêm một cách tự nhiên. Người bệnh có thể trộn bột yến mạch xay mịn vào bồn tắm và ngâm vùng kín trong khoảng 15 phút.
- Dùng tinh dầu bạc hà: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào bồn nước tắm hoặc ngâm. Cách này có thể chống ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm da ở vùng kín khá hiệu quả.
Để điều trị mẩn ngứa cần kết hợp với việc giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo. Thông thường, các nốt mẩn ngứa sẽ biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị hợp lý.
2. Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị mẩn ngứa ở vùng kín, bao gồm:
- Kem Steroid nhẹ: Điển hình là kem Hydrocortisone 1% có thể làm giảm đỏ, ngứa và viêm.
- Kem chống nấm: Thường được sử dụng để điều trị nhiễm nấm bao gồm nấm Candida sinh dục, nấm men, nhiễm giun đũa. Thuốc có thể giúp giảm ngứa, rát và nứt da.
- Kem kháng sinh và thuốc mỡ: Có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau chống viêm: Các loại thuốc như Ibuprofen và Naproxen có thể giúp giảm sưng và đau.
- Thuốc kháng Histamine: Thường được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng và giảm ngứa, kích ứng da.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa ngứa rát và nổi mẩn đỏ quanh vùng kín, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đồng thời quan hệ một vợ một chồng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
- Sử dụng bột giặt, chất tẩy rửa, xà phòng nhẹ nhàng, không có mùi thơm để tránh kích ứng da.
- Mặc quần áo rộng rãi, đặc biệt là quần lót để da được thoáng khí.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da và hạn chế tối đa các vấn đề ma sát có thể làm tổn thương da.
Trong hầu hết các trường hợp, mẩn ngứa ở vùng kín có thể được điều trị khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị.
Đọc thêm:
- Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách điều trị
- Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa có lây không? Có di truyền?
- Nổi mẩn ngứa khi trời nóng và cách xử lý hiệu quả, an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!