Bị Mề Đay Có Phải Kiêng Nước Hay Tắm Không? [Giải Đáp]
Bị mề đay có phải kiêng nước hay tắm không? Việc kiêng nước, kiêng tắm khi bị mề đay là một quan niêm dân gian, chưa được kiểm chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về vấn đề này.
Bị mề đay có phải kiêng nước, kiêng tắm không?
Theo chuyên gia Da liễu, người bị nổi mề đay không cần kiêng nước và kiêng tắm. Việc không làm sạch da mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển trên da, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Mặt khác, kiêng nước và không thường xuyên tắm rửa khiến cho mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn không được làm sạch. Chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Cùng với vi trùng, mụn nhọt, viêm và các vấn đề về da khác sẽ xảy ra.
Sự tích tụ của mồ hôi, các chất bẩn và bã nhờn cũng khiến cho tình trạng kích ứng da và nổi mề đay nghiêm trọng hơn, gây ngứa ngáy dữ dội, tăng nguy cơ nhiễm trùng do cào gãi.
Bị nổi mề đay cần lưu ý gì khi tắm rửa?
Một số điều cần lưu ý khi tắm nếu bạn có triệu chứng của bệnh mề đây:
- Nước tắm không nên quá nóng vì nhiệt độ cao có thể kích thích làn da và làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay. Nên tắm với nước có nhiệt độ khoảng 35 – 37 độ C
- Sử dụng xà phòng nhẹ, không mùi hoặc sản phẩm dành cho làn da nhạy cảm.
- Tránh xoa bóp hoặc chà xát da mạnh khi tắm, vì điều này có thể làm tăng kích ứng da, làm tồi tệ hơn các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa.
- Chỉ nên tắm trong khoảng 10 – 15 phút. Tránh tắm quá lâu để không làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để giữ cho làn da không bị khô, giảm ngứa và nổi mề đay.
Nổi mề đay nên tắm lá gì để cải thiện?
Một số loại lá tắm có thể làm dịu vùng da bệnh, làm sạch và kháng viêm. Đồng thời giúp giảm ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ. Khi dùng, đun sôi thảo dược với 2 lít nước, pha thêm nước lạnh để tắm, đắp bã lên da, vệ sinh lại da bằng nước sạch.
- Rau sam: Những thành phần hoạt chất trong rau sam có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
- Lá kinh giới: Tắm với nước lá kinh giới giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ, phù nề. Lá này thích hợp với những người bị ngứa khắp người càng gãi càng ngứa.
- Lá khế tươi: Cách chữa mề đay bằng lá khế có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, giải độc và trị nổi mề đay. Khi thực hiện có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ; làm sạch vùng da bệnh.
Lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá tắm.
- Không sử dụng lá tắm khi có làn da bị trầy xước, có vết thương hở.
- Tắm lại với nước sạch để loại bỏ cặn bã bám trên da.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị mề đay có phải kiêng nước hay tắm không?”, lưu ý và một số loại lá tắm. Nhìn chung, người bị nổi mề đay mẩn ngứa không cần kiêng nước và kiêng tắm. Nên tắm rửa và vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày.
Đừng quên liên hệ nhận tư vấn chuyên gia nếu thấy dấu hiệu bệnh mề đay để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng hiệu quả và những lưu ý
- Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay với 7 cách dùng hay nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!