Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm: Nguyên nhân và cách trị
Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải. Tình trạng này gây ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ ở trẻ em, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy tại sao trẻ lại bị nổi mẩn ngứa về đêm và cách phòng tránh như thế nào?
Nguyên nhân bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm
Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm khiến con khó ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Theo chuyên gia, bé bị nổi mẩn ngứa về đêm có thể do các nguyên nhân sau:
- Chức năng gan gặp vấn đề: Khi gan của trẻ bị tổn thương, các chức năng của gan gặp vấn đề là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa vào ban đêm ở trẻ em.
- Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết bị thay đổi đột ngột ngày nóng đêm lạnh, nhiệt độ có sự chệnh lệch lớn khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, làn da bé sẽ bị nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Bình thường, những mẩn đỏ sẽ biến mất khi cơ thể trẻ được giữ ấm.
- Dị ứng thực phẩm: Nếu trẻ sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng vào buổi tối như: hải sản, thịt bò,… cũng có thể khiến bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm. Đối với trường hợp những bé chưa ăn dặm thì có thể bé bị dị ứng với sữa mẹ nếu mẹ ăn những chất khiến cơ thể bé bị dị ứng.
- Dị ứng do côn trùng cắn: Bé bị nổi mẫn ngứa do bị côn trùng đốt là trường hợp thường xảy ra nhất. Cha mẹ nên che chắn kỹ khu vực bé ngủ và kiểm tra xem chiếu bé nằm có dấu hiệu gì bất thường không như mạt ve, bọ chét, lông động vật,…
- Trẻ bị mắc các bệnh ngoài da: Một số loại bệnh ngoài da như chàm sữa, rôm sảy,… đều gây nổi mẩn ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ban đầu, mẩn ngứa sẽ xuất hiện ở hai má sau đó lan rộng ra toàn thân của trẻ.
- Do da bé bị mất nước: Lượng nước trong cơ thể của trẻ bị giảm nhanh vào ban đêm, khiến cơ thể bé bị mất nước và gây nên mẩn ngứa.
- Các yếu tố dị nguyên khác: Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể do một số dị nguyên khác như phấn hoá, phấn côn trùng, hoá chất trong nước giặt quần áo,…
Khi mới bị mẩn ngứa, trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn màu đỏ, sần sùi gây ngứa ngáy và khó chịu, khiến bé không được thoải mái. Càng về sau, những nốt mụn đỏ sẽ lây lan ra những vùng gian khác, gây ngứa nhiều hơn. Da bé sẽ bị sưng tấy, đau, nóng rát ở vùng da bị nổi mẩn rất ngứa. Bé thường quấy khóc, mất ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ.
Xem thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và những điều các mẹ nên biết
Cách phòng tránh tình trạng nổi mẩn ngứa về đêm cho bé
Cha mẹ có thể tham khảo, áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp bé thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm và phòng tránh một cách hiệu quả.
Vệ sinh cơ thể bé trước khi ngủ
Trước khi ngủ, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé giúp loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi trên da, tránh bị nhiễm khuẩn:
- Thường xuyên tắm gội, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ cho bé
- Nên sử dụng nước ấm để lau người cho bé trước khi ngủ, không nên sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến tình trạng da xấu đi.
- Kết hợp tắm cho bé bằng một số loại thảo dược tốt cho da giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa và chống viêm nhiễm như: lá khế, lá chè, lá trầu không,…
- Sau khi tắm xong lau khô người bé bằng khăn mềm
- Không để trẻ gãi vào vùng da bị ngứa, dễ đẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng
Dưỡng ẩm da cho bé: Dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho da bé để duy trì độ ẩm cho da, giúp da dịu nhẹ, giảm bong tróc, không bị khô ngứa ngáy. Do da trẻ còn nhạy cảm, cha mẹ nên sử dụng những loại kem có chứa các thành phần tự nhiên để hạn chế kích ứng, tránh tình trạng dị ứng với kem.
Đảm bảo chất lượng phòng ngủ: Chăn, nệm, mền, da trải giường,…nơi bé nằm cần được giặt giũ sạch sẽ, phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ các vi khuẩn có hại phát triển, gây ngứa trên da. Phòng ngủ của trẻ phải đảm bảo thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Sử dụng thuốc trị côn trùng đốt: Nếu bé nổi mẩn ngứa vào ban đêm do côn trùng, muỗi đốt, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để bé có thể ngủ ngon.
Lựa chọn trang phục phù hợp với trẻ: Buổi tối mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không nên mặc những bộ đồ quá dày, khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, khiến cơn ngứa ngày càng nặng hơn.
Chườm lạnh giảm cơn ngứa: Mẹ có thể sử dụng chiếc khăn dày, mềm bọc vài viên đa lạnh rồi để lên vùng da bị ngứa của bé. Cách này có thể giúp bé giảm ngứa và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Chế độ ăn uống cho trẻ
Mẹ nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé khi bé đang bị tình trạng nổi mẩn ngứa về đêm. Tuy nhiên, nếu chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra mẩn ngứa, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,… để tình trạng bệnh không nặng hơn.
Cho bé uống nhiều nước giúp tăng cường độ ẩm cho da bé, hạn chế tình trạng thiếu nước gây khô da, ngứa ngáy. Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé các loại nước ép từ hoa quả như cam, dâu,…bổ sung vitamin, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Trên đây là những biện pháp giúp phòng tránh tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm . Nếu trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngứa khắp người không nổi mẩn – Có thể do các bệnh gan, thận
- Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt – Bệnh lý thường gặp, dễ điều trị
Bình luận (1)
Trẻ nhỏ gần 2 tuổi uống thuốc được không ạ