Ngứa khắp người không nổi mẩn: Nguyên nhân và cách trị
Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là các bệnh lý về da, nhưng cũng có khả năng cảnh báo về một bệnh lý trong cơ thể liên quan đến gan, thận… Chính vì vậy, việc xác định được nguyên nhân gây ngứa là cách tốt nhất để có biện pháp điều trị nhanh chóng, phù hợp.
Ngứa râm ran khắp người nhưng không nổi mẩn có ảnh hưởng gì?
Ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tình trạng này thường không có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, sưng hoặc tổn thương trên da, nhưng vẫn tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, khiến người bệnh phải liên tục gãi mà không thể chấp dứt.
Cảm giác ngứa ngáy liên tục này làm người bệnh khó tập trung vào công việc hoặc các hoạt động thường ngày. Vào ban đêm, ngứa có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh thức giấc nhiều lần hoặc khó đi vào giấc.
Thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, suy giảm tinh thần và khả năng làm việc, ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống. Sự căng thẳng có khiến cơn ngứa ngày càng dữ dội hơn và không thể thoát ra.
Tham khảo thêm: Bị ngứa và nổi mẩn đỏ trên da có phải bệnh viêm da cơ địa không?
Ngứa khắp người không nổi mẩn do các vấn đề về gan, thận
Đa số các trường hợp bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đều có liên quan đến chức năng gan thận, đây là những cơ quan đảm nhận chức năng giải độc và thải độc của cơ thể.
Khi chức năng gan thận suy yếu, quá trình giải độc và thải độc của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các phản ứng ngoài da mà phổ biến nhất là ngứa. Cơn ngứa thường xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân, nghiêm trọng hơn vào ban đêm đến gần sáng.
Ngứa thường không kèm theo các tổn thương khác trừ khi người bệnh gãi hoặc tự làm trầy xước da, các cơn ngứa thường khó chấm dứt, càng gãi càng ngứa.
1. Triệu chứng
Không giống như ngứa do bệnh ngoài da, ngứa da do vấn đề về gan, thận thường xuất hiện thành từng đợt, có thể tái phát nhiều lần và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Bên cạnh việc ngứa ngáy không rõ nguyên nhân, người bệnh cũng có thể gặp một số dấu hiệu như:
- Nổi mẩn ngoài da rải rác hoặc tập trung tại một vùng da nhất định.
- Xuất hiện các đốm nhỏ mờ trên da và có dấu hiệu phân bổ theo các mạch máu.
- Chán ăn, rối loạn cân nặng – cân nặng có thể lên xuống bất thường mà không rõ nguyên nhân.
- Ngủ không ngon giấc, hay quên, thần trí không rõ ràng.
2. Chẩn đoán
Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán ngứa khắp người không nổi mẩn do bệnh gan, thận bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm máu để xác định nồng độ mật trong máu và chức năng gan.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm CT Scan, MRI hoặc siêu âm. Các xét nghiệm này có thể cho bác sĩ nhìn thấy bên trong gan và xác nhận các tổn thương.
- Sinh thiết gan: Bác sĩ có thể đưa một chiếc kim dài vào gan sau đó lấy một ít tế bào ở gan. Mẫu mô sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích chẩn đoán bệnh.
Tham khảo thêm: Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược
Một số bệnh lý gây ngứa khắp người không nổi mẩn khác
Ngoài suy giảm chức năng gan thận, một bệnh lý da liễu, bệnh lý cơ thể, môi trường sống… cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn, cụ thể:
1. Dị ứng
Dị ứng là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi chức năng gan thận suy yếu, khả năng miễn dịch suy giảm, cơ thể sẽ dễ bị dị ứng.
Thông thường, dị ứng sẽ biểu hiện qua các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng… Nhưng nhiều trường hợp bị dị ứng thời tiết, thức ăn, môi trường, hóa chất… cũng có những biểu hiện ngứa rân ran khắp người không nổi mẩn. Các tổn thương, mẩn đỏ chỉ xuất hiện trên da khi người bệnh gãi quá nhiều.
2. Các bệnh ngoài da
Các bệnh viêm da, vảy nến, nổi mề đay, nấm da, viêm da cơ địa… thường gây ngứa khắp người. Những bệnh lý này liên quan nhiều đến sự suy yếu của chức năng gan, thận, nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây viêm da, tổn thương da nặng nề.
3. Bệnh về máu, tiểu đường
Một số bệnh lý về máu như: Đa hồng cầu, tăng histamin trong máu, rối loạn sản tủy… Và lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tổn thương. Tăng nguy cơ ngứa khắp người không nổi mẩn.
4. Sử dụng thuốc
Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ngứa khắp người mà không nổi mẩn do tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng của cơ thể. Các loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp… có thể gây ra tình trạng này.
Nếu xuất hiện ngứa sau khi dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế thuốc khác phù hợp.
5. Da khô
Da khô có thể gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn do mất độ ẩm tự nhiên, khiến da trở nên thô ráp và dễ kích ứng. Nguyên nhân thường gặp bao gồm thời tiết lạnh, không khí khô, tắm nước nóng quá lâu…
6. Mặc quần áo chất liệu gây kích ứng
Mặc quần áo làm từ chất liệu gây kích ứng như len, vải tổng hợp… có thể khiến da ngứa khắp người mà không nổi mẩn. Các chất liệu này có thể gây ma sát hoặc phản ứng dị ứng, làm da khô và khó chịu.
Tham khảo thêm: Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
Cách điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn
Việc điều trị ngứa da không nổi mẩn cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp ngứa kéo dài 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, người bệnh nên thăm khám và điều trị.
1. Dùng thuốc
Căn cứ vào nguyên gây ngứa, bác sĩ có thể kê các toa thuốc phù hợp để hạn chế các triệu chứng như thuốc kháng Histamin, thuốc mỡ kê toa áp dụng tại chỗ.
Nếu phản ứng ngứa gãi dẫn đến nổi mẩn, viêm da, tổn thương, các loại thuốc chữa corticoid, thuốc kháng viêm, giảm ngứa toàn thân được sử dụng. Lưu ý nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm tổn thương gan thận, nhất là những người có chức năng gan, thận suy giảm.
Ngoài ra, để làm mát gan, thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan thận, dân gian có nhiều bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, sử dụng các loại lá mát nhằm giải độc gan như: Lá rau má, lá diếp cá, bột sắn dây, cây mã đề, diệp hạ châu, nhân trần…
2. Chữa bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y xưa nay vẫn nổi tiếng trong việc làm mát gan, thanh nhiệt, bồi bổ tạng phủ, giải độc cơ thể hoàn toàn tự nhiên. Tình trạng ngứa khắp người theo Đông y là do chức năng tạng phủ (gan, thận) suy yếu, huyết hư, hệ miễn dịch không đủ sức chống lại các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tà độc xâm nhập cơ thể.
Do đó, các bài thuốc Đông y với nguyên tắc điều trị từ căn nguyên, tập trung bồi bổ gan, thận, tăng cường chức năng thải độc và giải độc, bổ huyết, lưu thông khí huyết, đẩy lùi phong hàn, thấp, nhiệt.
Khi các vấn đề gan, thận được giải quyết, miễn dịch và khả năng tự phục hồi tự nhiên được tăng cường thì tình trạng ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn sẽ được giải quyết.
Tham khảo thêm: Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?
Cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ngứa khắp người không nổi mẩn
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp tại nhà sau đây để cải thiện lối sống, sinh hoạt, giúp giảm tình trạng ngứa và nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn chặn các cơn ngứa tái phát sau này:
- Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi có tính mát để cải thiện chức năng gan thận, hạn chế tình trạng ngứa da.
- Uống nhiều nước và bổ sung thêm nước ép rau quả để tăng khả năng thải độc, tăng cường đề kháng.
- Hạn chế tiêu thụ chất béo, kiêng các loại thực phẩm chứa chất bảo quản, phẩm màu, hải sản, ngưng tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác… để giảm áp lực cho gan, thận.
- Hạn chế phơi nắng.
- Tắm nước ấm hoặc nước mát.
- Sử dụng xà phòng không mùi hoặc xà phòng có thành phần từ thiên nhiên để dưỡng ẩm da.
- Thoa kem dưỡng da ngay sau khi tắm.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Tránh gãi quá nhiều vào các vị trí ngứa để tránh tình trạng tồi tệ hơn.
- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm mại khi ngủ.
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc để tránh hại gan thận.
- Sử dụng trà thảo mộc, các loại thảo dược an toàn giúp mát gan, giải độc.
Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu nhận biết phổ biến của các bệnh viêm gan, thận. Ngoài ra, một số bệnh da liễu hay yếu tố môi trường cũng có thể gây nên tình trạng này. Để biết chắc chắn bản thân đang gặp phải vấn đề gì, hãy thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không?
- Bị nổi mụn nước ngứa khắp người và cách điều trị hiệu quả
Bình luận (9)
Tôi bị ngứa khắp người, nhất là vào ban đêm. Nhìn không thấy nhưng sờ da thấy hột lẩn mẩn. Xin bác sĩ tư vấn.
Cứ vào mùa đông lạnh là tôi bị ngứa râm ran khắp người nhưng không nổi mẩn, nhất là ban đêm hoặc khi thay quần áo, xin hỏi bác sỹ nguyên nhân và cách chữa trị
Liên hệ tv giúp e với ạ
Con em mới 22 tháng tuổi nhưng thường xuyên kêu ngứa khắp người mà không nổi mẩn. Bác sĩ cho e hỏi trường hợp của con e như vậy thì nên đến đâu thăm khám và có phương pháp điều trị nào không. E cảm ơn
Em bị ngứa vùng quang mắt, vàng tai và viền môi là bị gì dạ bs
Bác sĩ cho em hỏi với , em bị ngứa toàn tay chân ko nổi mẩn , ko sưng đỏ , rất khó chịu , là bệnh gì , và cách chữa như thế nào ạ ?
Toi bi ngua ram rang tay va chan lau ngay nen uong glotizin thi 2 ngay bi ngua lai la bi benh gi va cach chua tri ra sao
Dạ con chào bác sĩ chồng con bị ngứa khắp người mà k bị nổi mụn gì hết là bị gì vậy bác..
Em bị ngứa nhưng không nổi mẩn là do gan thận em yếu hả bs