Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách chữa “một đi không trở lại” từ thảo dược

Nổi mẩn ngứa ở mông gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Ngoài ra việc cào gãi mạnh còn gây trầy xước, nhiễm trùng để lại lại sẹo.

Nổi mẩn ngứa ở mông là bị bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa ở mông là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe, bao gồm:
1. Nhiễm nấm gây nổi mẩn ngứa khe mông
Nổi mẩn ngứa ở mông có thể là do da xung quanh mông bị nhiễm nấm, xảy ra khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không vệ sinh sạch sẽ. Chúng có khả năng lây lan khá mạnh mẽ, đặc biệt là vùng da dưới mông và háng.
Về phần nhận biết, ngứa và nổi mẩn đỏ ở mông là một trong những triệu chứng đặc trưng của nhiễm nấm. Tình trạng ngứa thường kéo dài và kèm theo biểu hiện xuất hiện vảy trắng từng mảng trên da.
2. Nổi nốt đỏ ở mông do nhiễm giun
Ký sinh trùng thường xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau như thức ăn, đất hoặc nguồn nước ô nhiễm. Thông thường, chúng thích sống và phát triển ở ruột già và trực tràng.
Tuy nhiên, vào thời kỳ sinh đẻ, ký sinh trùng cái sẽ di chuyển về hậu môn và đẻ trứng xung quanh vùng này. Đây chính là lý do gây nổi mẩn ngứa ở mông.
3. Bệnh vẩy nến nổi mẩn đỏ ở mông
Nổi mẩn ngứa ở mông cũng có thể là triệu chứng điển hình của bệnh vẩy nến. Ngoài ra, để nhận biết bệnh, người bệnh nên dựa vào các biểu hiện như da đỏ thành mảng, khô ráp, bong tróc vảy, có thể ngứa hoặc không.

4. Bệnh eczema ngứa mông khi ngồi
Bệnh eczema là bệnh tự miễn trên da. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm khuẩn, sức đề kháng yếu hoặc do di truyền. Ngoài triệu chứng nổi mẩn ngứa ở mông, người bị eczema còn gặp các biểu hiện như ngứa da, nổi mụn đỏ nhỏ li ti kèm theo tình trạng mụn vỡ gây viêm loét ở da.
5. Bệnh mề đay ở mông gây ngứa ngáy khó chịu
Bệnh mề đay xảy ra thường là do người bệnh dị ứng với xà phòng, hóa chất độc hại hoặc do dị ứng tiếp xúc, thời tiết gây ra. Bệnh thường gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da, đặc biệt là vùng da ở mông. Mề đay mẩn ngứa là bệnh lý về da phổ biến nhất khi bạn gặp tình trạng ngứa, khó chịu tại vùng mông, đùi, tay, lưng, bụng…

Ngoài các bệnh lý kể trên, nổi mẩn ngứa ở mông có thể do da bị nhiễm ghẻ nước, mắc bệnh trĩ…
Xem ngay: 16 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay (bôi + uống)
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở mông do tác động bên ngoài
Ngoài các bệnh lý kể trên, nổi mẩn đỏ và ngứa ở mông còn có thể do một số nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống như:
- Sử dụng giấy vệ sinh không đúng cách, giấy vệ sinh không đảm bảo chất lượng.
- Vệ sinh kém, lười thay quần áo, sử dụng nguồn nước ô nhiễm khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây hại cho da dẫn đến nổi mẩn, ngứa, viêm da.
- Dùng nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, kích hoạt phản ứng viêm, ngứa da tại vùng mông.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, môi trường, khói bụi ô nhiễm, ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động.
- Mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi, dị ứng thời tiết…
Nổi mẩn ngứa ở mông có nguy hiểm không?
Nổi mề đay cũng như hầu hết các bệnh về da khác thường có biểu hiện mãn tính, tái phát dai dẳng, khó chữa. Nếu không được điều trị và chăm sóc da đúng cách, bệnh dễ biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe người bệnh.
Bên cạnh đó, biến chứng sốc phản vệ, khó thở, trụy tim… có thể xảy ra nếu mề đay xuất hiện tại đường thở. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám và chữa trị ngay khi gặp các triệu chứng ngáy khó chịu tái phát nhiều lần tại mông hoặc các vùng da khác.
Cách chữa nổi mẩn ngứa ở mông giảm ngứa hiệu quả
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
1. Chữa nổi mẩn ngứa ở mông tại nhà bằng mẹo dân gian
Khi bị nổi mẩn và ngứa da mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc tắm, ngâm rửa từ dân gian để giảm nhẹ tình trạng ngứa, khó chịu. Một số cách giảm ngứa dân gian mà bạn có thể áp dụng gồm:
- Dùng lá kinh giới chữa nổi mẩn ngứa: Lấy 1 nắm lá kinh giới rửa sạch, đun sôi với nước và dùng nước đó để tắm rửa vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa.
- Tắm lá khế giảm ngứa và nổi mẩn: Hái nắm lá khế, rửa sạch và đun sôi với nước trong 5 – 10 phút. Gạn lấy nước, để đến khi còn ấm thì cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để tắm, rửa vùng da bị ngứa.
- Uống nước rau má chữa nổi mẩn ngứa: Rau má có tính mát, giải nhiệt độc. Vì vậy, nhiều người sử dụng rau má, rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước để uống hàng ngày để hạn chế tình trạng nổi mẩn.

2. Sử dụng thuốc chữa nổi mẩn ngứa ở mông
Đối với các bệnh lý gây ngứa mông thông thường, bác sĩ sẽ kê loại thuốc điều trị thích hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Có thể kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi để tăng công dụng chữa trị, giảm triệu chứng ngứa ngáy.
Nhóm thuốc kháng Histamin tại chỗ có tác dụng giảm ngứa và hạn chế nổi mẩn đỏ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà trong vài tuần. Trong trường hợp, tình trạng bệnh ngoài da nặng hơn, ngứa và nổi mẩn dẫn đến viêm da cần sử dụng thuốc kháng viêm bôi kết hợp với uống để hạn chế triệu chứng bệnh.
Nếu nổi mẩn ngứa ở thể nặng gây nguy cơ khó thở, sốc phản vệ do đường hô hấp có biểu hiện phù nề, người bệnh cần được bác sĩ cấp cứu kịp thời. Nếu có dấu hiệu của bệnh xã hội, người bệnh cần chữa trị sớm để tránh tình trạng lây nhiễm.
Cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh nổi mẩn ngứa ở mông
Để phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở mông, người bệnh cần thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tuân thủ tư vấn nổi mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì. Chẳng hạn như:
- Tăng cường bổ sung rau, trái cây giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ví dụ như vitamin A, C, E,…
- Thực phẩm dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở mông. Do đó, bệnh nhân nên tránh xa các đồ ăn thức uống như gà, tôm, cua, thịt bò, rượu, thuốc lá,…
- Cần giảm lượng đường và muối ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi đây cũng được coi là tác nhân làm gia tăng sự mẫn cảm, dị ứng da ở vùng mông.
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…
- Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh vùng mông sạch sẽ
- Mặc quần áo rộng có chất liệu dễ thấm hút mồ hôi
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây nổi mẩn ngứa ở mông. Vì vậy, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ xác định rõ nguyên nhân để điều trị phù hợp, giúp giải quyết dứt điểm bệnh.
Đừng bỏ lỡ:
- Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là do bệnh gì?
- Nổi đốm đỏ trên da không ngứa, dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
