Viêm phù nề môn vị dạ dày: Triệu chứng và hướng điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm phù nề môn vị dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp đúng cách thì rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sử dụng thuốc kết hợp chăm sóc tại tốt là giải pháp điều trị chính cho bệnh lý này.

Viêm phù nề môn vị dạ dày là bệnh gì?

Môn vị dạ dày là bộ phần nằm ở cuối dạ dày – vị trí tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị đóng vai trò như một chiếc van cơ bắp. Nó giúp giữ thức ăn trong dạ dày cho tới khi thức ăn sẵn sàng để di chuyển xuống tá tràng và tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Viêm phù nề môn vị dạ dày
Viêm phù nề môn vị dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp

Viêm phù nề môn vị dạ dày là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng tại môn vị dạ dày. Tình trạng này có thể gây ứ đọng máu khiến cho các mao mạch bị giãn nở, có biểu hiện phù nề và xung huyết.

Bệnh có thể gây tổn thương nặng nề và tạo ra nhiều vết loét tại môn vị dạ dày. Viêm phù nề môn vị dạ dày có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Nhưng phổ biến nhất là ở những người từ 40 tuổi trở lên.

Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số triệu chứng cũng như dấu hiệu nhận biết viêm phù nề môn vị dạ dày:

  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở quanh rốn hoặc vùng thượng vị. Có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào mức độ bệnh là nặng hay nhẹ. Khi bụng đói hay ăn quá no thì tần suất đau có thể tăng lên.
  • Rối loạn tiêu hóa: Môn vị bị tổn thương khiến chức năng rối loạn. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Người bệnh rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón hay cả tiêu chảy.
  • Ợ hơi, ợ chua: Viêm nhiễm tại môn vị có thể khiến dạ dày tăng tiết acid. Thêm vào đó là khả năng tiêu hóa thức ăn giảm. Từ đó khiến thức ăn tồn đọng và lên men trong dạ dày. Dễ gây ra các triệu chứng ợ chua và ợ hơi nhiều.
  • Buồn nôn và nôn ói: Thường là hệ quả của tình trạng ợ hơi, ợ chua kích hoạt liên tục.
  • Phân có màu đen: Môn vị dạ dày không chỉ phù nề mà trong nhiều trường hợp còn bị xung huyết và chảy máu. Máu từ vết viêm loét có thể bám vào thức ăn từ môn vị đến tá tràng.
  • Sút cân: Tình trạng viêm nhiễm ở môn vị khiến dạ dày tiêu hóa kém. Đồng thời chậm hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn gây mệt mỏi, chán ăn. Từ đó dẫn đến sút cân là điều khó tránh khỏi.
dấu hiệu viêm phù nề môn vị dạ dày
Đau bụng là triệu chứng thường gặp của bệnh nhưng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác

Các triệu chứng của bệnh thường không đặc trưng nên rất dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác. Chính vì vậy, tốt nhất khi phát hiện triệu chứng bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm phù nề môn vị dạ dày

Bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các chuyên gia cho biết, nó có thể là hệ quả của sự cộng hưởng nhiều yếu tố.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori còn gọi tắt là vi khuẩn Hp. Đây là 1 chủng vi khuẩn sinh sống lâu năm tại dạ dày. Trường hợp hoạt động mạnh, vi khuẩn Hp có thể khiến cho dạ dày tăng tiết dịch vị. Đồng thời gây tổn thương và viêm nhiễm tại môn vị dạ dày cùng các vị trí khác.

Ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày thì vi khuẩn Hp còn là tác nhân của nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Đặc biệt là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày.

ĐỌC NGAY: Điều Trị Vi Khuẩn Hp Bao Lâu Thì Khỏi? Cần Lưu Ý Gì?

2. Uống rượu bia thường xuyên

Rất nhiều người, đặc biệt là đàn ông thường có thói quen tiêu thụ nhiều rượu bia. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa. Trong đó có làm gia tăng tổn thương ở môn vị dạ dày.

Cồn và các thành phần hóa chất độc hại có trong rượu bia sẽ gây bào mòn lớp lót niêm mạc môn vị. Đồng thời kích thích dạ dày tăng tiết acid và co bóp mạnh mẽ hơn. Đặc biệt các vấn đề rủi ro thường sẽ nghiêm trọng hơn khi uống rượu bia lúc bụng đói.

3. Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được dùng phổ biến để khắc phục các cơn đau thường gặp. Lạm dụng loại thuốc này có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro và tác hại cho hệ tiêu hóa.

Dùng thuốc chống viêm không steroid không theo chỉ định có thể sẽ gây ức chế cyclooxygenase trong dạ dày, tá tràng. Từ đó làm kích hoạt tổn thương tại môn vị dạ dày. Đặc biệt nếu vị trí này đang bị viêm thì tình trạng có thể nặng nề thêm. Không chỉ gây phù nề mà còn làm tăng nguy cơ bị chảy máu.

Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid
Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm môn vị dạ dày

4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài 3 nguyên nhân chính được đề cập ở trên thì bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày còn có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Bao gồm:

  • Bị dị ứng thực phẩm
  • Ăn uống và sinh hoạt kém điều độ
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động
  • Thường xuyên uống cà phê, trà đặc khi đã bị viêm môn vị

Viêm phù nề môn vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm môn vị dạ dày có kèm theo dấu hiệu phù nề hay xung huyết chứng tỏ rằng tình trạng bệnh đã diễn tiến nặng nề hơn. Lúc này việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với khi chỉ bị viêm nhiễm thông thường.

Chậm trễ hay điều trị và chăm sóc không đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Bệnh dễ diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Hẹp môn vị
  • Chảy máu tiêu hóa
  • Thủng dạ dày tăng nguy cơ tử vong.
  • Ung thư dạ dày và tử vong

ĐỪNG BỎ LỠ: Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu Giúp Nhận Biết Sớm

Hướng điều trị bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày

Để kiểm soát và đẩy lùi bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày thì cần can thiệp điều trị sớm. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kết hợp các giải pháp tự nhiên và chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng và gây ra biến chứng thì bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết.

viêm môn vị dạ dày cần làm gì
Hãy sớm thăm khám bác sĩ khi nghi ngờ bị viêm phù nề môn vị dạ dày

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Đây được cho là giải pháp điều trị chính với bệnh lý này. Trước khi chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc, bác sĩ cần thăm khám. Điều này giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân và mức độ bệnh.

Một số kỹ thuật có thể được sử dụng bao gồm:

  • Nội soi: Giúp bác sĩ quan sát rõ những tổn thương bên trong dạ dày. Đặc biệt là ở phần môn vị.
  • Chụp X-quang: Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc cản quang. Hình ảnh X-quang sẽ giúp xác định cụ thể vị trí bị tổn thương.
  • Phương pháp PCR, nhuộm Gram, test Ureaza: Các phương pháp này sẽ được thực hiện trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có sự hiện diện của vi khuẩn Hp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

– Thuốc kháng sinh:

Sẽ được chỉ định trong trường hợp tác nhân được xác định là vi khuẩn Hp. Kháng sinh diệt Hp thường dùng là Clarithromycin, Mentrodinazole, Amoxicillin… Nhóm thuốc này không có tác dụng khắc phục triệu chứng. Vì vậy bác sĩ sẽ kê toa kết hợp cùng với một số loại thuốc khác.

– Thuốc kháng axit:

Nhôm và magie hydroxit là 2 thành phần chính có trong các loại thuốc này. Chúng giúp bảo vệ niêm mạc môn vị đang tổn thương. Đồng thời kháng axit dạ dày. Thuốc kháng axit có ưu điểm là tác dụng nhanh, giúp cải thiện tức thì triệu chứng của bệnh.

– Thuốc ức chế bơm proton:

Như Esomeprazol và Omeprazol được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh viêm đường tiêu hóa. Trong đó có viêm phù nề môn vị dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton có thể ức chế dạ dày tiết dịch vị trong thời gian dày.

– Thuốc ức chế thụ cảm histamin H2:

Các thuốc nhóm này có tác dụng thúc đẩy tốc độ làm liền các vết loét. Đồng thời khắc phục triệu chứng kích hoạt do dạ dày tăng tiết quá mức. Cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin là một số loại được dùng phổ biến nhất.

Thuốc ức chế thụ cảm histamin H2
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định toa thuốc thích hợp

Thuốc điều trị viêm phù nề môn vị dạ dày cần dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ, tránh tự ý điều chỉnh khi chưa nhận được hướng dẫn. Trường hợp gặp các dấu hiệu bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

2. Các giải pháp tự nhiên hỗ trợ

Ngoài việc dùng thuốc Tây thì người bệnh còn có thể kết hợp với các giải pháp tự nhiên giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng của bệnh. Đồng thời khiến cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

– Sử dụng trà hoa cúc:

Người bị viêm phù nề môn vị dạ dày được khuyến cáo là không nên dùng trà đặc. Tuy nhiên trà hoa cúc là loại trà không chứa caffeine nên rất hữu ích. Nó giúp làm giảm co thắt dạ dày, chống viêm và tốt cho tinh thần.

  • Cần chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc khô
  • Rửa qua rồi cho vào ấm, thêm ít nước sôi vào tráng qua
  • Đổ nước tráng ra rồi thêm vào 150ml nước sôi nóng
  • Hãm trong 15 phút rồi uống khi trà còn ấm

– Dùng nghệ chữa viêm phù nề môn vị dạ dày:

Nghệ có chứa hàm lượng dồi dào hoạt chất chống oxy hóa curcumin. Thành phần này giúp kháng khuẩn và thúc đẩy chữa lành tổn thương niêm mạc rất tốt. Đặc biệt là có thể đáp ứng với cả chủng vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây bệnh đường tiêu hóa.

  • Chuẩn bị 1 thìa cafe tinh bột nghệ cùng 1 thìa cafe mật ong nguyên chất
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên lại với nhau
  • Ăn trực tiếp vào thời điểm trước bữa ăn
  • Có thể áp dụng 2 – 3 lần/ ngày
  • Nếu không ăn trực tiếp thì bạn có thể hòa nguyên liệu với nước ấm để uống
chữa viêm môn vị dạ dày
Có thể dùng tinh bột nghệ để hỗ trợ khắc phục triệu chứng

– Trị viêm phù nề môn vị dạ dày bằng gừng:

Gừng tươi (sinh khương) có vị cay nồng và tính ấm. Vị thuốc này có công dụng đặc trưng là làm ấm bụng, tiêu viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra, nhiều thành phần trong gừng còn thúc đẩy chữa lành tổn thương ở niêm mạc môn vị.

  • Cần chuẩn bị khoảng 3 lát gừng tươi.
  • Cho vào ấm giữ nhiệt, thêm 150ml nước sôi nóng hãm trong 10 phút
  • Nên uống khi nước gừng còn ấm
  • Cách này tuyệt đối không áp dụng khi có biểu hiện chảy máu tiêu hóa

Cần lưu ý, các giải pháp tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ. Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế phác đồ bác sĩ chỉ định. Để đảm bảo an toàn có thể tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng.

3. Can thiệp ngoại khoa

Trường hợp bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày tiến triển nặng và phát sinh biến chứng thì điều trị nội khoa sẽ không thể đáp ứng. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật để kiểm soát kịp thời.

Phẫu thuật sẽ được áp dụng cho các trường hợp bị hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa trên/ dưới hay thủng dạ dày. Cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro. Ví dụ như nhiễm trùng, hình thành sẹo hay làm rối loạn chức năng co bóp của dạ dày.

HỮU ÍCH: Chế Độ Ăn Cho Người Bị Xuất Huyết Tiêu Hóa Tốt Nhất

Chăm sóc người bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày

Cùng với các giải pháp điều trị thì người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt tại nhà. Đây là một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị viêm phù nề môn vị dạ dày. Đồng thời còn hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Chăm sóc người bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày
Ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tổn thương và viêm nhiễm

Cần chú ý đến một số thông tin sau đây:

  • Nên tăng cường các thực phẩm có thể làm trung hòa acid dạ dày. Ví dụ như rau củ quả tươi, các loại đậu hay ngũ cốc nguyên cám.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị. Đồng thời tránh tiêu thụ trái cây có chứa acid hay thực phẩm khô cứng.
  • Tránh uống rượu bia, cà phê, trà đặc hay các thức uống đóng chai có gas. Ngoài ra, người bệnh không được hút thuốc lá, tránh hít khói thuốc lá thụ động.
  • Nhai kỹ, nuốt chậm để hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ hơn. Từ đó tránh tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày.
  • Ăn đúng giờ, giảm lượng đồ ăn trong bữa chính và ăn thêm các bữa phụ. Tuyệt đối không bỏ bữa, ăn quá no hay để bụng quá đói.
  • Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 2 – 2.5 lít. Điều này giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Đồng thời thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và thư giãn. Tuyệt đối không làm việc quá sức, nhất là vào buổi tối.
  • Tránh thức khuya, nên đi ngủ trước 23 giờ. Đồng thời đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng.
  • Mỗi ngày hãy dành tối thiểu 20 – 30 phút cho hoạt động thể chất. Điều này giúp tăng cường nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Với các thuốc giảm đau, kháng viêm hay kháng sinh, chỉ dùng khi nhận được chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi mắc bệnh viêm phù nề môn vị dạ dày cần chú ý thăm khám và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ. Ngoài ra có thể kết hợp các giải pháp tự nhiên và chăm sóc tại nhà để hỗ trợ thêm. Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bị trào ngược dạ dày có đờm – Cách xử lý, điều trị

Tình trạng trào ngược dạ dày có đờm thường gây khó chịu ở cổ họng, đặc biệt là phần ở…

Đau Dạ Dày Lúc Nửa Đêm – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau dạ dày lúc nửa đêm xảy ra khi cơ quan tiêu hóa bị kích thích bởi chế độ ăn…

Chè dây được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về dạ dày Cách dùng cây chè dây chữa đau dạ dày – Hướng dẫn chi tiết

Dùng chè dây chữa đau dạ dày là phương pháp dân gian, mang lại hiệu quả cao nhờ các hoạt…

5 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong “Cực Nhạy”

Mật ong là lựa chọn phổ biến cho việc chữa bệnh trào ngược dạ dày nhờ vào khả năng giảm…

10 Món ăn cho người đau dạ dày vừa tốt, ngon lại bổ dưỡng

Theo các chuyên gia, bệnh nhân đau dạ dày ngoài việc sử dụng thuốc điều trị cần phải có chế…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua