Hẹp môn vị là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày và không di chuyển hoặc di chuyển rất hạn chế xuống ruột. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của người mắc bệnh.

Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là bệnh lý bẩm sinh ở nhiều trẻ em nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra ở người trưởng thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các chuyên gia khoa Nội hệ tiêu hóa cho biết, môn vị là bộ phận nằm ở cuối dạ dày, nơi tiếp nối giữa dạ dày với hành tá tràng. Vai trò chính của môn vị là giúp vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột. Tuy nhiên, nếu dạ dày bị tổn thương vì một lý do nào đó có thể gây ảnh hưởng đến môn vị. Ngược lại, khi môn vị không bình thường chúng gây tác động xấu đến các bộ phận của dạ dày và hành tá tràng.

I. Nguyên nhân gây hẹp môn vị

Cho đến nay nguyên nhân gây hẹp môn vị vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu cho biết, yếu tố di truyền và môi trường sống góp phần thúc đẩy hình thành bệnh. Ngoài bệnh, hẹp môn vị có thể do các nguyên nhân sau đây gây nên:

  • Bệnh viêm loét tá tràng: Theo thống kê, trước đây có khoảng 5 – 15% nguyên nhân gây hẹp môn vị là do loét tá tràng gây nên. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, người bệnh cũng có hiểu biết hơn cơ chế bệnh sinh cũng như biện pháp điều trị của căn bệnh này, giúp giảm tỷ lệ hẹp môn vị do viêm loét tá tràng gây ra.
  • Ung thư hang – môn vị dạ dày: Là nguyên nhân gây hẹp môn vị ác tính. Sự xuất hiện của các khối u sẽ làm chít hẹp lòng của môn vị. Bên cạnh đó, viêm nhiễm sẽ xảy ra làm cho lòng của môn vị ngày càng hẹp lại gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển thức ăn xuống ruột. Nếu khối ung thư càng lớn vị trí hẹp càng nhiều, làm tỷ lệ ung thư hang vị, môn vị tăng cao.

Ngoài các nguyên nhân này ra, hẹp môn vị có thể là do:

  • Tổ chức tụy vòng lạc chỗ vùng môn vị
  • Viêm dính quanh tá tràng do viêm túi mật 
  • Polyp môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc do môn vị hẹp bẩm sinh
  • Do các nguyên nhân ngoài dạ dày như ung thư đầu tụy gây chèn ép môn vị, u đầu tụy
  • Do nguyên nhân ở dạ dày như hẹp phì đại môn vị, sẹo bỏng dạ dày do uống phải kiềm, acid hoặc do teo cơ hang vị, sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hẹp môn vị

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị như:

  • Sinh non: Bệnh hẹp môn vị thường gặp ở trẻ em bị sinh non
  • Chủng tộc: Thông thường, hẹp môn vị thường phổ biến ở những người da trắng có nguồn gốc Bắc Âu, ít gặp ở những người Mỹ gốc Phi và hiếm gặp ở người Châu Á
  • Giới tính: Bệnh hẹp môn vị thường gặp ở bé trai hơn là bé gái
  • Di truyền: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khả năng mắc bệnh giữa những người thân trong gia đình có tiền sử hẹp môn vị thường cao hơn những gia đình không bị bệnh khác.
  • Hút thuốc khi mang thai: Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ mang thai hút thuốc lá thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị gấp đôi so với mẹ bầu không hút
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thông thường, trẻ em sẽ được cho sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là erythromycin trong những tuần đầu tiên của cuộc đời để cải thiện triệu chứng ho gà. Tuy nhiên, đây cũng chính là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ nếu sử dụng thuốc kháng sinh cũng làm tăng khả năng mắc bệnh hẹp môn vị ở con.
  • Cho con bú bình: Một vài nghiên cứu cho thấy, việc cho con bú bình sẽ làm tăng nguy cơ hẹp môn vị ở trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chứa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là do cơ chế cho con bú bình hay là do sữa công thức gây ra.

II. Triệu chứng nhận biết hẹp môn vị 

Giai đoạn đầu khi bệnh mới hình thành, người bệnh thường bị trướng bụng, đầy hơi và đau ở vùng thượng vị. Đặc biệt, những triệu chứng này xảy ra mạnh mẽ hơn sau khi bệnh nhân ăn hoặc nôn ra thức ăn vừa mới ăn. Sau một thời gian, hẹp môn vị diễn tiến theo chiều hướng xấu, đau thượng vị ngày càng nhiều lên.

Đau có khi râm ran nhưng cũng có khi đau nhức dữ dội do thức ăn, dịch dạ dày bị ứ đọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhiều mỗi khi nằm nhưng ngồi dậy cảm giác đau giảm dần. Ngoài ra, khi nằm hoặc thay đổi tư thế có thể nghe thấy tiếng róc rách trong bụng và nếu nằm ngửa sẽ thấy bụng lõm lòng thuyền. 

Triệu chứng hẹp môn vị
Đau vùng thượng vị là một trong những triệu chứng nhận biết đặc trưng của bệnh hẹp môn vị

Hẹp môn vị dạ dày gây đau nhức sau mỗi khi ăn. Chính vì lý do này, người bệnh có cảm giác thèm ăn nhưng không dám ăn vì nỗi ám ảnh sau ăn. Điều này dẫn đến tinh trạng cơ thể xanh xao, cân nặng giảm. Mặt khác, bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột. Lâu dần làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Trong nhiều trường hợp hẹp môn vị nặng, bệnh diễn ra trong thời gian dài, người bệnh thường nôn ra cả dịch vị và thức ăn ngày hôm trước còn sót lại trong dạ dày. Nếu nôn nhiều có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, mất cân bằng chất điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, da khô ráp và rất dễ cáu gắt.

Người bệnh nên gặp bác sĩ khi nào?

Bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra nếu gặp phải các biểu hiện sau:

  • Thường xuyên bị nôn mửa sau khi ăn
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện giảm so với thường ngày
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu và ít muốn tham gia hoạt động

Biến chứng của bệnh hẹp môn vị

Hẹp môn vị nếu không được chữa trị đúng cách và đúng lúc có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
  • Mất nước: Tình trạng nôn thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước và mất cân bằng chất điện giải khiến cơ thể suy nhược, nghiêm trọng hơn gây hạ huyết áp.
  • Kích ứng dạ dày: Việc thường xuyên nôn mửa sẽ gây kích ứng dạ dày và gây chảy máu nhẹ
  • Vàng da: Biến chứng vàng da hiếm khi xảy ra nhưng hẹp môn vị có thể gây tích tụ hoạt chất bilirubin trong gan khiến da  và mắt đổi màu

Chẩn đoán bệnh hẹp môn vị dạ dày

Bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra bệnh bằng khám sức khỏe thông thường. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tiến hành kiểm tra bụng của bệnh nhân. Ngoài ra, để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu: Cách làm này giúp kiểm tra mất nước hoặc mất chất cân bằng điện giải hay cả hai.
  • Siêu âm: Giúp kiểm tra tình trạng môn vị
  • X – quang: Nếu kết quả siêu âm không rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x – quang
Chẩn đoán hẹp môn vị
Chẩn đoán giúp xác định chính xác căn nguyên gây bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp

Điều trị bệnh hẹp môn vị dạ dày

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị bệnh thường khác nhau. Nếu hẹp môn vị cơ năng, người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa bằng truyền dịch hoặc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt. Còn nếu hẹp môn vị thực thể cần phải chữa trị bằng ngoại khoa. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật bác sĩ sẽ bồi phụ nước và chất điện giải cho bệnh nhân. Đồng thời cung cấp năng lượng và rửa sạch dạ dày bằng cách dùng sonde Faucher  cho người nhân.

Các phương pháp phẫu thuật thường được dùng điều trị hẹp môn vị

Phẫu thuật mở cơ môn vị là lựa chọn cần thiết giúp cải thiện tình trạng hẹp môn vị. Biện pháp điều trị y khoa này sẽ cắt bỏ phần cơ bị phù và dày, làm môn vị rộng ra, giúp thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột dễ dàng hơn.

Trong một số trường hợp điều trị môn vị mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dẫn nội soi có bong bóng ở đầu vào dạ dày thông qua đường miệng. Khi đó, bong bóng sẽ được bơm lên, kéo giãn môn vị và giúp môn vị mở rộng.

Ngoài ra, chuyên viên phẫu thuật có thể cắt đoạn dạ dày để lập lại sự lưu thông tiêu hóa cho người bệnh theo kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Nếu bệnh hẹp môn vị do loét sẽ cắt khoảng 2/3 dạ dày, còn do ung thư nên cắt 3/4 hoặc 4/5. 

Mặt khác, phẫu thuật nối vị tràng cũng được bác sĩ chỉ định thực hiện ở một số trường hợp sau đây để giải quyết tình trạng hẹp môn vị.

  • Tình trạng hẹp môn vị giai đoạn muộn ở người già hoặc người suy kiệt
  • Viêm loét tá tràng ở sâu mà không thể cắt dạ dày được

Sau khi mổ nên làm gì để hạn chế diễn tiến của hẹp môn vị?

Sau khi mổ, bệnh nhân nên lưu ý những điều dưới đây để kiểm soát tốt tình tạng hẹp môn vị sau phẫu thuật:

  • Sau mổ, người bệnh chỉ được truyền dịch và không được ăn. Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn lại trong vòng 12 – 24 giờ sau đó.
  • Sử dụng một túi nước ấm chườm trên vết mổ, giúp giảm đau và giảm cảm giác khó chịu ở bé.
  • Triệu chứng nôn vẫn có thể xuất hiện sau mổ vài ngày. Thế nhưng, triệu chứng này kéo dài kèm theo sụt cân nặng hoặc mệt mỏi, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra lại.
  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu vết mổ bị chảy máu hoặc sưng tấy, đỏ.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Bệnh hẹp môn vị thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ căn nguyên sinh bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị để từ đó có cách xử lý hợp lý, giúp kiểm soát triệu chứng tắc nghẽn ở môn vị.

THAM KHẢO THÊM: Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Chia sẻ:
Khi bị chướng bụng, đầy hơi, bạn cần lưu ý trong việc ăn uống. Chướng Bụng Đầy Hơi Nên Ăn Gì & Thức Ăn Cần Tránh

Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi việc ăn uống…

Phong Liễu Tràng Vị Khang có khả năng điều trị bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày,... Phong Liễu Tràng Vị Khang: Công dụng, cách dùng & giá bán

Phong Liễu Tràng Vị Khang là thuốc điều trị một số chứng bệnh ở đường tiêu hóa như: viêm dạ…

đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì Khi bị đau dạ dày cấp nên uống thuốc gì?

Đau dạ dày cấp là vấn đề tiêu hóa thường gặp có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính…

thực phẩm chức năng dạ dày 10 Thực Phẩm Chức Năng Dạ Dày Tốt Nhất Nên Sử Dụng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng dạ dày tốt, vừa giúp hỗ trợ…

Đau Dạ Dày Có Ăn Được Đu Đủ (Xanh + Chín) Không?

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không và nên ăn loại chín hay xanh là những thắc mắc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua