Triệu chứng của bệnh viêm gan B và cách phòng tránh
Viêm gan siêu vi B (viêm gan B) là một bệnh về gan thuộc hàng phố biến nhất tại Việt Nam, cứ khoảng 30 giây lại có 1 người chết vì bệnh viêm gan B. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Vì vậy, phát hiện sớm triệu chứng và chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan B là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe, tránh tổn thương gan hiệu quả nhất.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B
Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh viêm gan B ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp việc phòng và điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Triệu chứng của bệnh viêm gan B bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn cấp tính (giai đoạn đầu) và mạn tính.
Biểu hiện triệu chứng của bệnh viêm gan B giai đoạn đầu (cấp tính)
Ở giai đoạn cấp tính bệnh viêm gan B thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, hoặc giống với những bệnh khác khiến người bệnh không chú ý hoặc lầm tưởng là bệnh khác nên điều trị không đúng phương pháp.
Người bệnh viêm gan B trong giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện sốt nhẹ, thường hay sốt vào buổi chiều, thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Rối loạn tiêu hóa nhẹ, chán ăn, khó tiêu, nước tiểu chuyển sang vàng đậm.
Thời gian ủ bệnh của viêm gan B giai đoạn cấp tính này là từ 1 – 6 tháng. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus viêm gan B, làm cho cơ thể của người bệnh miễn nhiễm với virus. Tuy nhiên vẫn còn lượng virus tồn tại trong cơ thể và tiến triển đến giai đoạn mãn tính.
Với đối tượng bệnh nhân là trẻ em, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên chưa có khả năng miễn nhiễm với virus viêm gan B. Theo các thống kê ghi nhận Có đến 90% trẻ bị viêm gan B có khả năng bị suy gan khi lớn.
Dấu hiệu viêm gan B mạn tính
Khi bệnh viêm gan B không được điều trị tốt ở giai đoạn cấp tính thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các biểu hiện như luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể.
Các chất độc trong gan tích tụ lâu không được giải phóng ra ngoài, phá huỷ các tế bào gan gây ra tình trạng sốt.
Rối loạn tiêu hóa lúc này nặng hơn: nếu để ý người bệnh có thể thấy phân có màu đen hoặc phân có nhựa đường do sự tổn thương của gan dẫn đến việc các chất độc tích tụ lại trong máu, lâu dần lượng máu này sẽ làm cho thần kinh phế vị và thần kinh cơ hoành bị kích thích tạo ra phân có màu đen.
Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu rõ rệt, dễ nhìn thấy: từ lâu trong dân gian đã có cách nhận biết bệnh viêm gan thông qua màu sắc của da và màu mắt để phát hiện người mắc bệnh viêm gan B. Những người mắc các bệnh lý về gan thường có màu mắt và màu da vàng hơn so với người bình thường vì chỉ số billirubin xuất hiện nhiều hơn mức cho phép.
Xuất huyết dưới da: Khi viêm gan B tiến triển tới giai đoạn nặng người bệnh xuất hiện những những ban xuất huyết hoặc các chấm ứ máu chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi. Nguyên nhân là do virus viêm gan B đá phá hoại và làm ảnh hưởng đến cơ chế đông máu của cơ thể. Trong một số trường hợp bệnh nhân còn xuất huyết tiêu hoá với phân lẫn máu đen.
Trên đây là những dấu hiệu, triệu chứng viêm gan B mà người bệnh thường mắc phải. Khi phát hiện các triệu chứng như trên người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Cách phòng tránh lây nhiễm cho người chưa bị nhiễm và người đang bị nhiễm viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh lây nhiễm, bởi vậy bên cạnh việc điều trị người bệnh cũng nên trang bị các kiến thức để phòng tránh lây nhiễm cho người thân, bạn bè và cộng đồng. Bệnh viêm gan B thường khó phát hiện vào giai đoạn đầu khi nhiều người đã nhiễm virus gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.
Cách phòng tránh viêm gan B cho người chưa bị nhiễm virus
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm gan B. Vì vậy, mỗi người nên trang bị các kiến thức để có thể phòng tránh và ngăn chặn sự phát tán của virus viêm gan B với người chưa mắc bệnh là việc làm hết sức quan trọng.
Viêm gan b lây qua đường tình dục bởi vậy mỗi người nên tìm hiểu để biết tình trạng sức khỏe của người yêu, bạn tình. Nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp bạn tránh việc lây nhiễm virus viêm gan khi tiếp xúc từ máu, nước bọt, tinh dịch hay dịch tiết từ âm đạo của người bị viêm gan B.
Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm, chỉ sử dụng kim tiêm dùng một lần (không sử dụng lại bơm kim tiêm) để tránh nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu.
Nếu bạn xuất hiện ở những nơi có dịch bệnh viêm gan B thì nên chuẩn bị tiêm phòng bệnh viêm gan B, tiêm phòng viêm gan B thường diễn ra trong vòng sáu tháng với ba mũi tiêm sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.
Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con nên bạn cần xét nghiệm máu khi mang thai để các bác sĩ có phương pháp phòng tránh các loại bệnh cho thai nhi. Với trẻ sơ sinh bình thường cần được tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24h sau khi sinh, vẫn theo liệu trình 0 – 1 – 6 như trên (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6 tháng tuổi).
Các trẻ có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B ngay khi trẻ mới chào đời nên tiêm huyết thanh chống viêm gan B, sau đó mới kết hợp tiêm vaccine viêm gan B để ngăn ngừa theo liệu trình 0 – 1- 6. Điều này có thể giúp nâng tỷ lệ ngăn ngừa thành công cho trẻ lên đến 97% trong trường hợp mẹ của trẻ đã bị viêm gan B.
Phòng tránh, ngăn chặn lây nhiễm viêm gan B là trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
Cách phòng bệnh viêm gan B cho người đang bị nhiễm virus
Nếu bạn bị nhiễm bệnh viêm gan B thì bạn cần có trách nhiệm ngăn chặn sự phát tán và lây nhiễm virus viêm gan B từ bản thân sang cộng đồng, đặc biệt là người thân, bạn bè …
Luôn tuân thủ sinh hoạt tình dục an toàn, bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ bạn tình. Tuyệt đối tránh cho bạn tình tiếp xúc vào máu của bạn, ngoài ra còn có nước bọt, tinh dịch hay dịch tiết từ âm đạo. Ngay từ đầu hãy cho bạn tình biết về tình trạng này. Nếu bị lây nhiễm thì ngay lập tức hãy đưa bạn của bạn đến bệnh viện để xét nghiệm HBV các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp hỗ trợ chữa trị nhanh nhất.
Vì bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm qua truyền máu nên những người mắc viêm gan B người bệnh tuyệt đối không hiến máu hoặc hiến tạng cho người khác.
Tất cả các dụng cụ tiếp xúc với cơ thể người bệnh như bơm kim tiêm, dao cạo râu hay bàn chải đánh răng, bấm móng tay… có thể dính máu, nước bọt, chất dịch của người bệnh gây lây nhiễm virus viêm gan B bởi vậy không được sử dụng chung.
Trên đây là tất cả triệu chứng và cách phòng tránh bệnh viêm B cho những người đã, đang và chưa mắc viêm gan B mà bạn có thể áp dụng. Hiện nay y học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công vacxin viêm gan B. Vì thế cách tốt nhất để bạn phòng tránh viêm gan B hãy đưa bạn và gia đình đi tiêm đủ ba mũi vacxin cho bạn và gia đình bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần chủ động chăm sóc, bảo vệ và chống độc cho gan để giúp phòng tránh bệnh viêm gan B tốt hơn.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!