Bà bầu bị trĩ sinh thường có an toàn cho mẹ và con không?
Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn được kiểm soát một cách an toàn. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của trĩ có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của người mẹ. Vì vậy, việc quản lý trĩ khi mang thai và trong quá trình sinh nở nên được thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ
Bình thường, mô và tĩnh mạch ở hậu môn kiểm soát việc phân ra ngoài. Khi chúng bị viêm và sưng, búi trĩ sẽ hình thành. Búi trĩ lớn và tuột ra ngoài càng nhiều thì ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.
Thống kê của Bộ Y tế năm 2017 cho biết, có đến 50% mẹ bầu bị trĩ do các nguyên nhân sau:
- Áp lực lớn từ kích thước và trọng lượng của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối, gây khó lưu thông máu.
- Sự tăng progesterone khi mang thai làm giãn các cơ ruột, dẫn đến táo bón – một nguyên nhân phổ biến của trĩ.
- Việc khâu lại sau khi sinh con bị rạch tầng sinh môn có thể ảnh hưởng đến mạch máu ở hậu môn và gây búi trĩ.
- Rặn mạnh trong quá trình sinh con, đặc biệt là ở lần sinh thường đầu tiên, có thể làm trĩ nặng thêm.
- Mang thai lần 2 quá gần lần 1 có thể làm tình trạng trĩ nặng hơn do cơ vòng chưa kịp hồi phục, đặc biệt là khi bị trĩ trước đó.
Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Có Lây Không? Làm Sao Phòng Ngừa Hiệu Quả?
Những tác động của bệnh trĩ đối với mẹ và con
Hậu môn, mặc dù gần với tử cung, nhưng theo nghiên cứu, bệnh trĩ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, mang thai mắc bệnh trĩ vẫn cho thấy sức khỏe của người mẹ không tốt:
- Gây cảm giác nặng nề ở hậu môn, làm trở ngại cho việc di chuyển và đi đại tiện của bà bầu.
- Có thể khiến tâm lý của bà bầu thay đổi, dễ cáu gắt, bực bội, khó chịu.
- Gây thiếu máu nếu trĩ nặng và gây ra đại tiện ra máu nhiều, tổn thương tĩnh mạch.
Bệnh trĩ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, trừ khi mẹ bầu sử dụng thuốc đặc trị bệnh. Việc tự ý điều trị có thể tăng nguy cơ tái phát bệnh và làm nặng thêm tình trạng so với lần đầu. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bà bầu bị trĩ sinh thường được không?
Bà bầu mắc bệnh trĩ vẫn có thể an toàn khi sinh thường. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và trọng lượng của thai nhi. Quyết định phương pháp sinh sẽ do bác sĩ đưa ra.
Với bà bầu bị trĩ cấp 1 và 2 (cấp độ nhẹ)
Nếu sức khỏe ổn định, mẹ bầu thường được khuyến khích sinh thường vì có nhiều lợi ích cho thai nhi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc rặn khi sinh thường có thể làm trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, gây nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương.
Do đó, sau sinh, mẹ cần chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng, cũng như tìm cách điều trị trĩ sớm.
Bà bầu bị trĩ cấp 3 và 4 (cấp độ nặng)
Trong trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu sinh mổ để giảm nguy cơ khi vượt cạn. Sinh thường có thể làm tăng nguy cơ mất máu do các tĩnh mạch giãn nở và chảy máu nhiều hơn.
Đồng thời, sau sinh thường, các búi trĩ đã sa ra ngoài thường không co lại, khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Mẹ bầu nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sinh bằng phương pháp nào.
Tóm lại, mẹ bầu bị trĩ có thể sinh thường an toàn nếu bệnh nhẹ và sức khỏe tốt, và đã được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Để ngăn chặn biến chứng, mẹ bầu nên điều trị ngay từ đầu để tránh sự tiến triển của bệnh và những vấn đề phức tạp sau này.
Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại? Phân Biệt Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ
Cách trị bệnh trĩ khi mang thai
Nếu nghi ngờ mình bị trĩ, bà bầu nên đi kiểm tra ngay. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn an toàn. Có rất nhiều cách điều trị trĩ cho bà bầu, những cách này có thể giúp tình trạng bệnh nhẹ hơn và giúp mẹ sinh thường khỏe mạnh:
- Tránh rặn và ngồi quá lâu để tránh gây áp lực hậu môn.
- Tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày.
- Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tích cực tập thể dục, đặc biệt là các bài tập liên quan đến xương chậu.
- Ngâm phần dưới trong nước nóng từ 10-15 phút mỗi ngày để kích thích lưu thông máu.
- Sử dụng túi đá chườm lên vùng sưng để giảm đau.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi lần đi đại tiện bằng giấy mềm hoặc rửa bằng nước ấm, không dùng xà phòng.
- Hạn chế ngồi quá lâu và nằm ngửa khi ngủ, nên nghiêng sang trái để giảm máu ứ đọng ở hậu môn.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn cuối cùng và hiệu quả nhất. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng phương pháp này nếu bệnh nặng, nhưng không trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ do nguy cơ sảy thai.
Điều trị bằng thuốc nên tránh sử dụng các loại thuốc uống Tây y, đặc biệt là kháng sinh nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Nên ưu tiên sử dụng thuốc bôi và thuốc Đông y, thảo dược…
Chữa bệnh trĩ sau sinh như thế nào?
Các phương pháp chữa trị bệnh trĩ trong trường hợp nhẹ sau sinh bao gồm:
- Sử dụng các biện pháp giảm nhẹ bệnh trĩ đã thực hiện từ lúc mang thai.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay ibuprofen, nhưng chỉ dùng đúng liều và trong những trường hợp thực sự cần thiết.
- Giai đoạn sau sinh 6 tháng, mẹ có thể sử dụng thuốc uống đa dạng hơn, nhưng vẫn cần chú ý cẩn thận.
- Phòng ngừa và trị chứng táo bón.
- Không nhịn đại tiện, nếu sợ đau mà nhịn sẽ khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn.
- Sử dụng các bài tập để săn chắc vùng đáy chậu.
- Nên dùng các bài thuốc thảo dược Đông y, vì thành phần thảo dược có trong các bài thuốc này đảm bảo an toàn, lành tính hơn và có thể xử lý bệnh triệt để, tránh được biến chứng về sau.
Như vậy có thể thấy, bà bầu bị trĩ sinh thường vẫn được đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hơn nữa, bệnh trĩ trước và sau sinh đều có thể điều trị được khi tìm đúng phương pháp.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Sau Sinh (Lòi Dom) Hiệu Quả Nhất
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ – Chi tiết A-Z
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!