Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ – Hiệu quả thật hay tin đồn?
Ngoài các nguyên liệu hay thảo mộc sẵn có trong vườn nhà như ổi, dâu tây,… người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ sau để cải thiện tình trạng viêm sưng, đau nhức ở hậu môn, ngăn chặn búi trĩ tăng kích thước.
Tác dụng của đu đủ đối với bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do nhiều nguyên nhân, sự xuất hiện của chúng thường gây phiền toái liên quan đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa trị tự nhiên như sử dụng đu đủ để kiểm soát và cải thiện triệu chứng.
Đu đủ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng như acid amin, vitamin, khoáng chất như sắt, canxi, kali, riboflavin…
Ngoài ra, nó cũng giàu beta caroten, tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch, sửa chữa tế bào tổn thương, làm lành vết thương.
Theo Đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, giải độc và thanh nhiệt. Nó cũng thanh tâm và nhuận phế, thường được sử dụng làm món ăn hoặc thuốc dưỡng can, chỉ khái, nhuận táo và hóa đàm, tốt cho bệnh nhân trĩ.
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ
Đối với người bị bệnh trĩ,để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng các cách sử dụng đu đủ chữa trĩ sau đây.
1. Bài thuốc dân gian từ đu đủ
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Vệ sinh vùng hậu môn trước khi đi ngủ bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Rửa sạch quả đu đủ, sau đó cắt đôi và dùng một nửa chụp vào mỗi bên cẳng chân, chú ý đảm bảo không tuột.
- Để qua đêm và rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
Với cách chữa bệnh trĩ này, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện mỗi đêm để giúp làm co búi trĩ và giảm đau rát ở hậu môn. Không để nhựa đu đủ nhỏ vào quần áo hoặc da, vì có thể gây ngứa và tạo vết bẩn khó giặt sạch.
Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Nên Tập Môn Thể Thao Nào Giúp Nhanh Khỏi?
2. Món ăn chế biến từ đu đủ
Ngoài việc đắp ngoài, người bệnh cũng có thể sử dụng đu đủ chế biến thành các món ăn giúp chữa bệnh từ bên trong. Dưới đây là danh sách các món ăn có thể tham khảo.
Đu đủ hầm trực tràng heo:
- Chuẩn bị 150g đu đủ chín và 100g trực tràng heo, rửa sạch và thái lát.
- Đặt đu đủ và trực tràng heo vào nồi, thêm gừng và hành, hầm đến khi chín nhừ.
- Thường xuyên ăn mỗi ngày giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa và nhu động ruột, giảm táo bón và điều trị bệnh trĩ.
Đu đủ hầm xương lợn:
Nếu người bệnh bị trĩ sau khi sinh đẻ, đu đủ hầm xương lợn là một món ăn hữu ích. Đơn cử, món này không chỉ cải thiện triệu chứng trĩ mà còn tăng tiết sữa sau sinh. Cách làm đơn giản:
- Gọt vỏ và cắt đu đủ thành miếng vuông.
- Rửa sạch xương heo và hành lá, thái nhỏ.
- Đun nước sôi, cho xương heo vào chần khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Đưa xương heo và đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước, đun sôi khoảng 20 – 25 phút.
- Khi đu đủ và xương mềm, nêm gia vị vừa ăn, thêm hành lá và tắt bếp.
Canh đu đủ hầm xương không chỉ ngon miệng mà còn hỗ trợ điều trị trĩ và cải thiện táo bón. Do đó, nên thường xuyên sử dụng để có kết quả điều trị tốt.
Sinh tố đu đủ:
Mỗi ngày uống đều đặn 1 – 2 cốc sinh tố đu đủ vừa giúp làm đẹp da vừa giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ:
- Chuẩn bị 1 quả hồng xiêm, 1 quả đu đủ chín và 1 quả dâu tây
- Tất cả các nguyên liệu sau khi gọt sạch vỏ sẽ được rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ
- Lấy mỗi thứ 50 gram cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn
- Sau đó đổ ra ly và bắt đầu thưởng thức
Tham khảo thêm: Trĩ ngoại độ 2 – Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị dứt điểm
Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ có hiệu quả không?
Các hoạt chất dinh dưỡng trong đu đủ, đặc biệt là enzyme papain, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Kiểm soát cử động ruột, cải thiện triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, bệnh khó tiêu, giúp ngăn ngừa hình thành búi trĩ mới và hỗ trợ điều trị búi trĩ cũ.
Theo các chuyên gia, sử dụng đu đu để chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian, chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời để giảm đau và sưng.
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Để chữa trị bệnh trĩ và ngăn ngừa biến chứng, nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ
Để giảm triệu chứng và hỗ trợ sự phục hồi nhanh chóng, người bệnh nên tuân thủ các lời khuyên sau:
- Bổ sung nhiều rau xanh: Ăn nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả giúp ngăn ngừa táo bón, kiểm soát triệu chứng của bệnh trĩ.
- Tránh thực phẩm giàu chất béo và cay nóng: Loại bỏ thực phẩm này khỏi chế độ ăn hàng ngày để tránh tăng nguy cơ táo bón và trầm trọng hóa triệu chứng trĩ.
- Uống đủ nước và tránh thức uống kích thích: Uống nhiều nước giúp cải thiện nhu động ruột và hỗ trợ điều trị trĩ. Tránh uống rượu, bia, nước ngọt và cà phê để không làm trầm trọng tình trạng bệnh.
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục thể thao giúp cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa sự hình thành búi trĩ.
Mặc dù việc chữa kjjkhkbệnh trĩ bằng đu đủ có thể mang lại kết quả tốt, nhưng đây chỉ là phương pháp dân gian. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn và tập luyện theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần thường xuyên tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tiến triển của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Trĩ Có Di Truyền Không? Cách Ngăn Ngừa Hiệu Quả
- Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Bằng cách nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!