Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng ở nước ta ngày càng ở mức báo động. Đáng lưu ý là rất nhiều người không thể phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng, phát hiện kịp thời và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý vì triệu chứng của 2 bệnh này tương đối giống nhau.
Dễ nhầm lẫn bệnh trĩ và ung thư trực tràng
Bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng là 2 bệnh khác nhau của vùng hậu môn, trực tràng nhưng lại có chung một triệu chứng dễ gây nhầm lẫn đó đại tiện ra máu. Tuy nhiên cấp độ nguy hiểm của 2 bệnh lý này hoàn toàn khác nhau, nếu như bệnh trĩ gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bệnh ung thư trực tràng lại là một căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Bởi vậy nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng sẽ giúp người bệnh nhận biết sớm và điều trị ung thư trực tràng để không dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.
Cách phân biệt bệnh trĩ với ung thư trực tràng thông qua biểu hiện
Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng chung của bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Tuy nhiên ở mỗi bệnh lý biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau mà căn cứ vào đó người bệnh có thể nhận biết và phát hiện sớm tình trạng của mình là bệnh trĩ hay bệnh ung thư trực tràng.
Bệnh trĩ: Bệnh nhân bị bệnh trĩ thường có biểu biểu hiện là đi cầu ra máu tươi, màu đỏ tươi, ra sau phân mà không bị lẫn với nhau). Ở giai đoạn mới bị người bệnh có thể sẽ thấy máu tươi dính vào giấy vệ sinh, dần dần sẽ thành giọt nặng hơn và phun thành tia và khi người bệnh bị đi ngoài phân cứng, táo bón hay uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, cảm giác nóng rát như có dị vật ở hậu môn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, bất tiện khi đi đại tiện. Tình trạng mất máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng phần hậu môn cho người bệnh.
Bệnh ung thư trực tràng còn có tên gọi khác là ung thư ruột kết xảy ra ở ruột kết (già phần cuối của ông tiêu hóa) khi hình thành các khối u bất thường được tạo nên từ các tế bào ác tính và được gọi là ung thư trực tràng. Các khối u này người bệnh có thể thể sờ thấy trên thành bụng của mình hoặc hậu môn cùng với biểu hiện người luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, kém ăn, sốt không rõ nguyên nhân.
Biểu hiện của người bị ung thư trực tràng là đi ngoài có chất nhầy lẫn máu đen và lẫn các thành phần nhớt như dầu, dịch, mủ. Thói quen đại tiện thay đổi đột ngột thay đổi hoàn toàn so với trước đây như có thể đi nhiều hơn hay đi ít hơn một cách bất thường, hình dạng phân thay đổi bất thường và cảm giác đau bụng thường xuyên xuất hiện khi bạn ăn bất cứ thứ gì thể là dấu hiệu bào ung thư trực tràng người bệnh cần phải cảnh giác, bạn nên đi khám và phát hiện sớm bệnh.
Đọc thêm: Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt – Tham khảo ngay
Các yếu tố nguy cơ giúp phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng
Bệnh trĩ thường xảy ra ở những người bị táo bón, đặc biệt là táo bón kinh niên. Những người có tư thế làm việc ngồi lâu, phải mang vác nặng hoặc phụ nữ sau thai kỳ, sinh con.
Bệnh ung thư trực tràng thường có thể đến từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên nhóm người có các yếu tố sau sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng cao hơn người bình thường.
- Nhóm người có tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư thì những người còn lại có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn hẳn những người không có những gia đình không có tiền sử bị bệnh đại tràng.
- Người bị Polyp đại tràng. Polyp đại tràng là những khối lồi ở bên trên niêm mạc của đại tràng. Có khoảng 95% các trường hợp ung thư đại tràng phát triển từ polyp đại tràng. Do đó, để kiểm soát ung thư đại tràng cần phát hiện sớm và loại bỏ các polyp’
- Người bị viêm đại tràng rất có nguy cơ bị tiến triển thành bệnh ung thư đại tràng mặc dù đã được điều trị khỏi bệnh.
Về độ tuổi thường mắc bệnh:
Bệnh trĩ có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau: Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhất hiện nay và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, theo số liệu thống kê, có tới 50% dân số mắc bệnh trĩ, trong đó người ở độ tuổi từ 45 – 65 chiếm tới 70%, thậm chí cả thanh thiếu niên và trẻ em dưới 5 tuổi cũng chiếm tỉ lệ gần 1%.
Độ tuổi dễ mắc ung thư trực tràng nhất là nhóm người trung niên từ 40 đến 50. Tuy nhiên, một thực trạng rất đáng lo ngại lại bệnh ung thư trực tràng đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hoá nên bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng của căn bệnh này.
Gợi ý: 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ – Bác sĩ khuyên thực hiện
Nếu người bệnh có thể phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng từ sớm, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội điều trị bệnh.
- Ở giai đoạn rất sớm các bác sĩ có thể được phẫu thuật cắt bỏ trong quá trình làm nội soi đại tràng. Đối với những người bị ung thư đại tràng khu trú, điều trị thích hợp nhất là phẫu thuật cắt bỏ với biên độ thích hợp.
- Điều trị hóa trị có thể được sử dụng để phẫu thuật trong những trường hợp nhất định. Các quyết định thêm liệu pháp hóa trị trong quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
- Xạ trị để điều trị ung thư trực tràng là dùng tia có năng lượng cao (tia X) để diệt tế bào ung thư hoặc làm teo tế bào. Xạ trị có thể tiến hành từ bên ngoài cơ thể hoặc bên trong. Xạ trị có thể được các bác sĩ sử dụng để giúp hỗ trợ sau mổ bằng cách diệt số tế bào ung thư còn sót lại mà mắt trần không nhìn thấy trong khi mổ. Nếu khối u quá lớn hoặc ở vị trí khó mổ các bác sĩ có thể cho xạ trị trước cho khối u nhỏ lại để mổ dễ hơn.
Việc phân biệt giữa bệnh trĩ và ung thư trực trạng là điều vô cùng quan trọng. Người bệnh cần chú ý xác định bệnh chính xác để việc điều trị được hiệu quả hơn. Dù là bệnh lý nào, người bệnh cũng không nên kéo dài mà cần sớm thăm khám và chữa trị.
Bài viết liên quan:
- Chữa bệnh trĩ bằng mật ong có hiệu quả thực sự không?
- Dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả không? Khi nào khỏi bệnh?
- Bệnh Trĩ Có Thể Tự Khỏi Được Không? Mất Bao Lâu?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!