Chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt – Hiệu quả và an toàn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt là phương pháp không sử dụng thuốc, giúp giảm sưng, viêm và ngăn ngừa búi trĩ sa khỏi hậu môn. Các bài tập cũng giúp tăng sức mạnh sàn chậu và ngăn ngừa trĩ tái phát.

Phòng – chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt hiệu quả không?

Kết hợp yoga, bấm huyệt có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy kiên trì áp dụng giải pháp toàn diện này để chiến thắng bệnh trĩ và lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ.

Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt
Phòng và chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt là phương pháp an toàn và hiệu quả cao

Công dụng của yoga:

  • Tăng cường lưu thông máu: Giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, giảm sưng và viêm.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Giúp cơ sàn chậu khỏe hơn, hỗ trợ đại tiện dễ dàng.
  • Giảm căng thẳng: Stress góp phần gây ra bệnh trĩ. Yoga giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Công dụng của bấm huyệt:

  • Kích thích huyệt đạo liên quan đến hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
  • Giảm đau và sưng tấy.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.

Tham khảo thêm: 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ – Giảm đau rát hiệu quả

Tư thế yoga chữa bệnh trĩ phổ biến

Tham khảo các tư thế yoga hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất, chẳng hạn như:

Yoga phòng ngừa bệnh trĩ ở tư thế đứng

Bài tập này có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ và góp phần trị liệu cho các bệnh lý như táo bón, di tinh. Bạn nên luyện tập bài tập này khi bụng đói thì sẽ an toàn hơn.

Cách thực hiện:

  • Tư thế đứng thẳng 2 chân, người hơi nghiêng về phía trước.
  • Hai tay chống thẳng lên giữa bắp đùi, hít sâu rồi từ từ thở ra đồng thời hóp bụng vào, kết hợp nhíu hậu môn. 
  • Giữ nguyên trạng thái này và nín thở khoảng 30 giây sau đó thở ra và thả lỏng hậu môn.
  • Lặp lại động tác này khoảng 10 lần/ngày và có thể kết hợp với ngồi thiền.

Yoga chữa trị bệnh trĩ ở nhiều tư thế

Tư thế yoga này là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp giảm các triệu chứng sưng tấy, đau đớn và cải thiện chức năng tiêu hóa.

yoga trị bệnh trĩ
Các tư thế yoga giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và phòng ngừa bệnh trĩ

Cách thực hiện:

  • Ở bài tập này, bạn có thể tập ở mọi tư thế: nằm, ngồi, đứng đều được.
  • Đầu tiên, bạn chú ý tập trung vào phần bụng dưới và thả lỏng cơ.
  • Hít sâu và ép chặt mông, đùi đồng thời áp lưỡi vào hàm trên.
  • Nhíu hậu môn lại, đồng thời nín thở và giữ nguyên động tác này khoảng vậy giây, sau đó thở ra.
  • Sau đó, thả lỏng hậu môn về trạng thái bình thường và hạ lưỡi xuống.
  • Mỗi ngày thực hiện bài tập này khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần thực hiện 40 nhịp.

Tham khảo thêm: Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Nhanh Khỏi Nhất

Yoga phòng ngừa bệnh trĩ với tư thế nằm

Các tư thế yoga này có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên vùng hậu môn, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách thực hiện bài tập:

  • Tư thế nằm ngửa người trên sàn, 2 chân duỗi thẳng khép sát vào nhau, 2 tay thả lỏng dọc theo thân mình.
  • Tập trung vào bụng dưới, đồng thời hóp hậu môn lại, siết chặt 2 bàn tay để các ngón chân cong gập về phía đầu.
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 – 10 giây rồi thả lỏng hậu môn và thở đều.
  • Mỗi ngày thực hiện bài tập này 4 – 5 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 3 phút.

Bạn có thể phối hợp các bài tập này với nhau và không nhất thiết phải giữ nguyên 1 bài tập. Lưu ý, các trường hợp vừa mới phẫu thuật, chảy máu trĩ, nhiễm trùng búi trĩ thì không nên thực hiện bài tập mà cần phải thăm khám chuyên khoa. 

Bấm huyệt chữa bệnh trĩ đúng cách

Trên thực tế, phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ chỉ mang lại hiệu quả cải thiện tạm thời đối với các trường hợp trĩ nhẹ và không có khả năng chấm dứt tình trạng bệnh trĩ nặng. 

Cách 1:

  • Đầu tiên, dùng tay để xoa và day ấn một số huyệt vị tại vùng bụng. 
  • Tiếp đến, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau và xoa bụng theo hướng từ phải qua trái. Kiên trì thực hiện động tác này khoảng 30 lần, mỗi ngày 2 lần.
  • Bên cạnh đó, bạn dùng ngón trỏ để ấn và day huyệt bách hội (nằm giữa đỉnh đầu) và huyệt trường cường (nằm ở đầu mút xương cụt). Thực hiện động tác này khoảng 3 phút và thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.
chữa bệnh bằng bấm huyệt bàn chân
Bấm huyệt góp phần cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn

Cách 2: 

  • Dùng ngón tay để bấm huyệt hội âm (nằm giữa khoảng cách hậu môn và bộ phận sinh dục) và giữ nguyên khoảng 2-3 phút.
  • Thực hiện động tác này khoảng 5 lần/ngày.

Lưu ý khi phòng – chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt

Để điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Tránh thức khuya, căng thẳng, stress: Những yếu tố này có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
  • Theo dõi tình trạng bệnh: Nếu tình trạng bệnh trĩ không cải thiện sau một thời gian áp dụng yoga và bấm huyệt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập yoga hoặc bấm huyệt nếu bạn đang mang thai, mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
  • Nên tập yoga và bấm huyệt dưới sự hướng dẫn của giáo viên yoga hoặc chuyên gia y học cổ truyền có kinh nghiệm.

Phòng – chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt là hai phương pháp hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 10:29 - 04/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:42 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Cắt Trĩ Có Đau Không – Liệu Có Phương Pháp Mổ Không Đau?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn…

“Nằm lòng” những nguyên tắc này khi tự điều trị bệnh trĩ tại nhà

Với tâm lý xấu hổ, ngại ngùng và lo sợ khi phải đi khám bệnh tại vùng nhạy cảm, những…

Trĩ Hỗn Hợp Là Gì? Tác Hại Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh trĩ hỗn hợp không chỉ là một vấn đề y tế mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và…

Các xét nghiệm cần thực hiện trước tiểu phẫu trĩ Các xét nghiệm cần thực hiện trước tiểu phẫu trĩ

Xét nghiệm trước tiểu phẫu trĩ giúp đánh giá sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ và hỗ trợ bác sĩ…

Cây nhọ nồi chữa bệnh trĩ – Cách dùng và lưu ý

Ngày nay, những phương pháp khắc phục bệnh trĩ từ dân gian được nhiều người áp dụng nhằm đảm bảo…

Bình luận (1)

  1. Vu Thanh
    Vu Thanh says: Trả lời

    Rất hữu ích , cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua