Tại sao ngồi nhiều bị trĩ? Giải pháp phòng ngừa hữu hiệu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ngồi nhiều bị trĩ là vấn đề thường gặp ở dân văn phòng. Chứng bệnh khó nói này khiến nhiều người phải đối diện với không ít phiền toái và các yếu tố nguy cơ về sức khỏe. Vậy có cách nào giúp phòng tránh bệnh trĩ ở những người ngồi nhiều và ít vận động không?

Tại sao ngồi nhiều bị trĩ?

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở công sở. Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì vậy, người bệnh nên thực hiện thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên. Đồng thời, cần có kế hoạch phòng tránh từ sớm để tránh những phiền toái do bệnh gây ra.

ngồi nhiều bị trĩ
Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó, dân văn phòng có nguy cơ cao

Theo thống kê, đa số người bệnh mắc bệnh trĩ tập trung ở dân văn phòng. Nguyên nhân chính là môi trường công việc đặc thù, đòi hỏi ngồi lâu và ít vận động, gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

Nếu áp lực này kéo dài, tĩnh mạch căng giãn và làm giảm lưu thông máu, tạo thành búi trĩ. Ngoài việc ngồi nhiều bị trĩ, dân văn phòng còn có nguy cơ cao mắc bệnh này bởi các yêu tố sau:

  • Nhịn hoặc dùng sức khi đi vệ sinh: Thói quen nhịn đi vệ sinh làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của trực tràng, nếu kéo dài sẽ gây ra táo bón. Việc dùng sức khi đi vệ sinh khi táo bón sẽ làm các tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Không uống đủ nước và ăn đồ khô: Môi trường làm việc với máy điều hòa khiến dân văn phòng không cảm thấy khát và lười uống nước. Thói quen ăn uống không khoa học góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, kéo dài sẽ gây ra trĩ.
  • Thường xuyên uống rượu bia: Việc thường xuyên sử dụng rượu bia gây táo bón, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Ăn ít rau và trái cây: Lười ăn rau và trái cây làm thiếu chất xơ, vitammin, các khoáng chất cần thiết, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ gây ra táo bón và bệnh trĩ.
ngồi nhiều có bị trĩ không
Dân văn phòng ngồi nhiều cộng với chế độ ăn nghèo chất xơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Tham khảo thêm: Bị Trĩ Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu?

Nguy cơ sức khỏe thường gặp ở những người ngồi nhiều bị trĩ

Bệnh trĩ khi mới hình thành không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh nặng, người bệnh phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe sau:

  • Đau và rát ở hậu môn khi ngồi: Bệnh nhân chỉ nhận biết khi thấy triệu chứng chảy máu và đau rát ở hậu môn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Mất máu và suy nhược cơ thể: Bệnh chuyển nặng có thể làm mạch máu bị vỡ, dẫn đến mất máu và suy nhược cơ thể.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Bệnh có thể gây rò hậu môn, khiến bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng hôi hám và nhớp nháp, có thể gây mất tự chủ khi đại tiện.
  • Mắc bệnh vùng kín ở nữ giới: Vi khuẩn từ dịch tiết của búi trĩ có thể xâm nhập vào vùng kín, gây viêm nhiễm.
  • Viêm nhiễm và nguy cơ nhiễm trùng máu: Búi trĩ bị nghẹt có thể gây hoại tử và viêm nhiễm, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng.

Giải pháp phòng ngừa tình trạng ngồi nhiều bị trĩ

Như đã đề cập, nguyên nhân chính gây trĩ là do các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ngồi lâu, thiếu vận động… và những yếu tố tương tự. Để phòng bệnh, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

phòng ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây mất máu dẫn đến suy nhược cơ thể, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để nâng cao chất lượng cuộc sống

Nên tạo thói quen vận động

Để phòng tránh bệnh trĩ khi phải ngồi nhiều, nên thay đổi thói quen làm việc bằng cách đứng lên và đi lại, hoặc vận động nhẹ sau mỗi 50 phút, khoảng 5 – 10 phút mỗi lần. Thói quen này giúp cải thiện tuần hoàn máu đến hậu môn, giảm áp lực lên các tĩnh mạch, ngăn chặn sự hình thành búi trĩ.

Việc vận động không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón, mà còn giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tích mỡ ở vùng bụng.

Ngoài việc tập thể dục tại nơi làm việc, dân văn phòng cũng nên thực hiện thói quen tập thể dục ở nhà, bao gồm các hoạt động như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga, nhảy dây… để giúp phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.

Tham khảo thêm: Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người làm việc văn phòng nên ăn uống khoa học, giàu chất xơ, ít chất béo. Ngoài ra, nên tuân thủ nguyên tắc ăn đúng bữa, chậm rãi và nhai kỹ, tránh ăn qua loa hoặc không đúng giờ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, chức năng hoạt động của ruột, gây táo bón và hình thành búi trĩ.

Một số thực phẩm giúp chống táo bón và giải nhiệt bao gồm rau mồng tơi, rau lang, diếp cá, mướp… Để phòng tránh trĩ, hạn chế các loại thức uống và thực phẩm kích thích như cà phê, rượu, thức ăn nhanh…

ngồi nhiều bị trĩ
Ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày giúp phòng ngừa tình trạng ngồi nhiều bị trĩ

Uống nhiều nước mỗi ngày

Để ngăn ngừa bệnh trĩ, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nước không chỉ giúp thanh lọc và giải độc cơ thể, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện chức năng tiêu hóa, điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón và trĩ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên uống quá nhiều nước đá vì có thể làm kém máu lưu thông và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, góp phần tăng khả năng hình thành búi trĩ.

Hơn nữa, không nên uống lượng nước lớn vào buổi tối để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận.

Tham khảo thêm: Các dấu hiệu của bệnh trĩ – Có hình ảnh và cách nhận biết

Tạo thói quen đi cầu vào thời gian cố định

Để phòng tránh bệnh trĩ, người bệnh nên thiết lập thói quen đi cầu vào cùng một thời gian hàng ngày. Thói quen này giúp cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón cũng như bệnh trĩ.

Hơn nữa, không nên giữ lại nhu cầu đi cầu trừ khi không thể, hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh tổn thương vùng hậu môn.

Ngồi nhiều bị trĩ tuy không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, búi trĩ tăng dần kích thước gây đau nhức và nóng rát ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ nếu có các dấu hiệu nghi ngờ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
cách làm co búi trĩ Cách làm co búi trĩ lên một cách tự nhiên, nhanh chóng

Cách làm co búi trĩ là những phương pháp không cần sự can thiệp của thuốc hoặc phẫu thuật mà…

Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt Chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt – Hiệu quả và an toàn

Chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt là phương pháp không sử dụng thuốc, giúp giảm sưng, viêm và…

Cây Lược Vàng Chữa Bệnh Trĩ Như Thế Nào? Các Lưu Ý

Cây lược vàng chữa bệnh trĩ là bài thuốc dân gian được áp dụng từ xa xưa. Công dụng nổi…

Nóng trong người đi cầu ra máu nguy hiểm không, làm sao hết?

Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, nứt kẽ hậu…

Trĩ ngoại độ 2 – Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị dứt điểm

Bệnh trĩ có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó trĩ ngoại độ 2 là một tình trạng xuất hiện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua