Thuốc long đờm cho bé loại nào tốt và lưu ý khi dùng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Có nhiều loại thuốc long đờm cho bé giúp  làm đờm loãng, giảm độ đặc dính của đờm, từ đó phụ huynh dễ hút đờm ra ngoài cho trẻ hơn. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng loại thuốc long đờm phù hợp với tuổi, hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm.

Các loại thuốc long đờm cho bé
Ho có đờm là triệu chứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ em trong thời điểm giao mùa

Thuốc long đờm cho trẻ là gì? Có tác dụng gì?

Thuốc long đờm được điều chế ở dạng dung dịch uống, xịt hoặc viên nén. Hiệu quả chính của thuốc giúp tăng tiết dịch đường hô hấp và làm loãng lượng chất nhầy. Đối với thuốc long đờm cho bé, có 2 loại chính là thuốc làm lỏng đờm và thuốc làm tiêu đờm.

Nếu như các loại thuốc làm lỏng đờm không có hiệu quả loại bỏ chất đờm gây cản trở hô hấp thì thuốc tiêu đờm có thể làm đờm lỏng ra. Từ đó phụ huynh có thể dễ dàng hút đờm ra khỏi cổ họng của trẻ hoặc bé tự khạc đờm ra ngoài.

Các loại thuốc long đờm cho trẻ phổ biến hiện nay

Nhóm thuốc long đờm cho trẻ hiện nay có nhiều loại, bao gồm thuốc long đờm tây y, dân gian, các loại siro long đờm… Phụ thuộc vào tình trạng đờm nhầy, nguyên nhân gây bệnh mà lựa chọn loại thuốc tan đờm phù hợp. Đối với từng nhóm thuốc, người bệnh có thể cho trẻ dùng thứ trong 1 – 2 ngày đầu, nếu thấy hiệu quả và trẻ không có vấn đề bất thường thì thuốc hợp với cơ địa trẻ.

Thuốc long đờm dạng thuốc Tây

Nhóm thuốc có Bromhexin

thuốc long đờm cho trẻ
Các loại thuốc long đờm cho bé có thể làm lỏng đờm nhanh chóng giúp phụ huynh hoàn thành việc hút đờm dễ dàng

Thuốc có dẫn xuất Bromhexin tổng hợp từ hoạt chất có nguồn gốc chiết xuất từ dược liệu vasicine. Bromhexin được điều chế dưới nhiều dạng như viên nén, cồn ngọt, dung dịch uống, thuốc tiêm, siro thuốc… sau khi uống, thuốc có thể hấp thu nhanh chóng qua đường ruột. Tác dụng của thuốc tăng lên khi dạ dày có thức ăn, vì thế khi cho trẻ sử dụng thuốc này cần đảm bảo bụng bé được lấp đầy. 

Có thể sử dụng siro bromhexin cho bệnh nhi, không dùng thuốc dạng nén hay tiêm truyền cho bé. Nếu sử dụng thuốc bromhexine cùng với kháng sinh (amoxicillin, erythromycin, cefuroxime, doxycyclin) sẽ khiến nồng độ kháng sinh tại nhu mô phổi tăng thái quá.

Khi dùng thuốc cho đối tượng trẻ nhỏ cần theo dõi các phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng trong một số trường hợp, thuốc có thể gây tăng tiết đờm ở hệ hô hấp của trẻ.

Thuốc chứa carbocystein

Thuốc long đờm có chứa carbocystein ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng lồng ngực. Đồng thời thuốc cũng được dùng điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Nhóm thuốc này cũng có thể hỗ trợ làm tiêu đờm đặc, làm loãng đờm và chủ yếu được sử dụng cho những người mắc bệnh hô hấp hoặc tắc nghẽn phổi, bao gồm trẻ em. Thuốc còn có tác dụng diệt khuẩn, làm giảm khả năng phát triển và tốc độ sinh sôi.

ĐỌC NGAY: Thuốc tiêu đờm cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Thuốc chứa Acetylcystein

Nhóm thuốc có gốc Acetylcystein hay còn gọi là N-Acetylcystein, nhanh chóng phát huy hiệu quả làm giảm độ quánh của đờm. Trẻ em bị ho có đờm thường được chỉ định dùng Acetylcystein dưới dạng thuốc hít dưới dạng phun mù hoặc nhỏ thuốc vào khí quản trực tiếp bằng dung dịch acetylcystein 10 – 20%.

Hiệu quả khả dụng của Acetylcystein đường uống khá thấp, trong khi thuốc sẽ gây ra nhiều dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Một số ảnh hưởng ngoài mong muốn của thuốc gồm: buồn nôn, nôn, nhức đầu, ù tai, buồn ngủ, đau bụng, chảy nước mũi… Nếu lạm dụng nhóm thuốc này thường xuyên, dùng quá liều sẽ gây suy hô hấp, viêm loét/chảy máu tiêu hóa… 

thuốc long đờm cho trẻ
Ơ dạng viên nén, thuốc long đờm cho bé cần được uống sau khi trẻ ăn no

Thuốc chứa acetylcystein

Thuốc long đờm chứa thành phần acetylcystein được sử dụng cho đối tượng trẻ em hay người trưởng thành đề phù hợp. Những loại thuốc chỉ có thành phần acetylcystein gồm có thuốc tiêu đờm exomuc, thuốc long đờm acemuc. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm loãng chất nhầy, giúp dịch nhầy dễ dàng di chuyển qua phổi, và từ đó cơ thể tống ra ngoài dễ dàng.

Nhóm thuốc được khuyên dùng cho các bệnh nhân mắc phải các triệu chứng của bệnh hô hấp, viêm phế quản. Ngoài ra, Acetylcystein cũng được sử dụng để giải độc nếu người bệnh dùng paracetamol quá liều.

Thuốc chứa eprazinon

Eprazinon được biết đến với công dụng chính là làm tan đờm và loãng dịch đờm. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, một số bé có thể bị kích ứng với thành phần thuốc và có tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi… Những trường hợp này cho thấy cơ thể trẻ không đủ khả năng phân giải Eprazinon hoặc có phản ứng kháng thuốc.

Sau khi dùng Eprazinon, nếu phụ huynh nhận thấy trẻ có biểu hiện đau thắt ở phế quản nên dừng cho trẻ dùng thuốc. Nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Thuốc long đờm dân gian

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, việc sử dụng thuốc tây không được khuyến khích do lúc này hệ hô hấp cũng như nhiều cơ quan khác của bé vẫn chưa hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Thay vào đó, nếu trẻ mới có dấu hiệu ho chưa có đờm, phụ huynh cần có biện pháp ngăn chặn ngay bằng những bài thuốc dân gian. Trong đó các bài thuốc chữa ho và long đờm cho bé hiệu quả gồm:

Bài thuốc từ mật ong

 thuốc long đờm cho bé
Mật ong, nước ấm và chanh là bài thuốc chữa ho long đờm cho bé hiệu quả trong dân gian

Mật ong được xem là loại dược liệu quý hiếm với hiệu quả trong việc làm tiêu đờm. Đông và Tây y đã công nhận những hiệu quả của mật ong trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, viêm phổi và tác dụng làm loãng đờm cũng đạt hiệu quả nhất định.

  • Cách thực hiện: Kết hợp mật ong cùng với chanh hoặc cam tươi pha theo tỷ lệ 1 mật ong: 1 chanh: 3 nước ấm. Pha loãng thành dung dịch cho bé uống để làm loãng đờm tại phế quản. Cam và chanh đều là những loại trái cây có Vitamin C cao giúp trẻ tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khỏe khỏi tác hại của vi khuẩn.

Bài thuốc từ lá hẹ

Thành phần chính của lá hẹ là các chất kháng viêm, giảm đau, vì thế thảo dược này được dùng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó hiệu quả chữa long đờm của lá hẹ được nhiều người biết đến. Nhờ tính an toàn và hiệu quả mà phụ huynh nên áp dụng chữa cơn ho cho trẻ nếu bé vừa phát bệnh.

  • Cách thực hiện: Phụ huynh có thể sử dụng lá hẹ sạch, đem đi thái nhỏ rồi chưng cách thủy cùng mật ong hoặc đường phèn. Lọc lấy phần nước cho trẻ uống để nhanh chóng cải thiện tình trạng ho và làm loãng đờm. Với những trẻ có hệ tiêu hóa kém, khó tiêu hoặc mắc bệnh phong hàn thì không nên áp dụng phương pháp này.

Củ cải trắng

Trong Đông Y, củ cải trắng là loại rau củ có vị thanh ngọt, tính mát. Củ cải trắng thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản, viêm hô hấp, ho có đờm nói chung.

  • Cách thực hiện: Củ cải trắng đem bỏ vỏ, rửa sạch, ngâm muối và xay nhuyễn, chỉ dùng nước củ cải để chữa bệnh. Đem nước củ cải đi đun sôi cùng với một vài lát gừng. Cho trẻ uống mỗi ngày 3 -4 lần sẽ nhanh chóng làm loãng đờm nhầy, giúp trẻ hít thở thông thoáng, dễ chịu.

Rau diếp cá

Bài thuốc long đờm cho trẻ trong dân gian được dùng phổ biến là sử dụng diếp cá. Trong diếp cá có các chất chống viêm đa dạng nên vừa hỗ trợ trị ho, vừa giúp làm loãng đờm nhớt tích tụ trong vùng họng của bé.

  • Cách thực hiện: Đem diếp cá rửa sạch và pha loãng với nước muối từ 10-15 phút, phụ huynh giã diếp cá lấy nước lọc cho trẻ uống. Tuy vị nước diếp cá khá khó uống nhưng lại là bài thuốc ho long đờm hiệu quả và an toàn với trẻ nhỏ.

Siro long đờm cho trẻ

Sử dụng siro long đờm cho trẻ được nhiều phụ huynh áp dụng nhất cho siro dễ uống, hiệu quả tương đối an toàn so với thuốc tân dược. Nên pha loãng siro với nước ấm khi cho trẻ uống, do ở dạng đậm đặc, cơ thể trẻ có thể khó hấp thu thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

các loại siro long đờm cho bé
Uống siro giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ

Nếu kiên trì sử dụng, tác dụng của siro sẽ mang đến chuyển biến tích cực giúp ngăn chặn cơn ho, giảm viêm niêm mạc và làm loãng đờm ở phế quản. Trên thị trường có nhiều loại siro kém chất lượng, vì thế phụ huynh nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Sau đây là 3 loại siro chữa long đờm cho trẻ được sử dụng nhiều nhất:

Thuốc ho long đờm trẻ em Prospan 

Siro ho Prospan là một sản phẩm chữa ho long đờm cho trẻ từ tập đoàn Hustensaft – Đức. Chiết xuất chính của siro đến từ các loại tinh dầu thảo dược và lá thường xuân, phù hợp cải thiện các triệu chứng ở đường hô hấp trên của bé. Sản phẩm an toàn cho các bé từ 1 tháng tuổi trở lên.

Cách sử dụng:

  • Trẻ trên 12 tuổi: Uống 3 lần / ngày, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ từ 6 -12 tuổi: Uống 2 lần / ngày, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Uống 2 lần / ngày, mỗi lần 2,5ml.

Siro chữa ho long đờm Astex 

Siro Astex là sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ lá húng chanh. Đối với những trẻ bị ho khan, ho có đờm, ho gà, siro có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả, đồng thời giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Sản phẩm được nhiều phụ huynh đánh giác là an toàn và lành tính, phù hợp với sức đề kháng của bé.

Cách sử dụng:

  • Trẻ trên 6 tuổi: Uống 3 lần / ngày, mỗi lần 15ml.
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Uống 3 lần / ngày, mỗi lần 5 – 10ml.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 3 lần / ngày, mỗi lần 1,5 – 5ml.
Siro chữa ho có đờm cho trẻ
Siro long đờm – Siro HoAstex được dùng điều trị ho khan, ho có đờm, ho viêm phế quả ở trẻ

Siro ho – cảm Ích Nhi

Là một sản phẩm chữa ho và long đờm tốt cho đối tượng trẻ nhỏ, siro ho cảm Ích Nhi có tác dụng giảm ho, giải cảm, tiêu đờm, từ đó hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Đồng thời siro cũng giúp phòng ngừa bệnh ở những trẻ có triệu chứng sổ mũi, cảm lạnh, ngạt mũi, dị ứng thời tiết. Siro cũng tham gia vào quá trình điều trị bệnh viêm phế quản, viêm họng ở trẻ em.

Thành phần chính của siro Ích Nhi là Húng chanh, mật ong, quất, cát cánh,… từ đó việc điều trị có thể đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ.

Cách sử dụng:

  • Trẻ em trên 3 tuổi: Uống 3 lần /ngày, mỗi lần 10ml.
  • Trẻ em từ 1 đến  3 tuổi: Uống 3 lần / ngày, mỗi lần 7,5ml.
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Uống 3 lần / ngày, mỗi lần 5ml.

Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ

Thuốc long đờm cho bé được chỉ định sử dụng với mục đích làm đờm lỏng hơn, dễ dàng thoát từ phế quản ra ngoài. Để không gây ra những ảnh hưởng bất lợi, phụ huynh nên lưu ý những vấn đề sau khi dùng thuốc cho trẻ:

  • Trẻ em đã và đang bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng thuốc long đờm có thành phần hóa dược, vì tác dụng phụ của thuốc sẽ gây tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày;
  • Thuốc long đờm tây y có thể gây co thắt phế quản, gây ra những cơn hen ngắn hạn ở những trẻ có cơ địa mẫn cảm. 
  • Hạn chế dùng thuốc nếu trẻ có biểu hiện suy nhược, cơ thể quá yếu hoặc không biết khạc đờm. Điều này sẽ làm tích tụ lượng đờm ứ trong đường hô hấp của trẻ.
  • Trong trường hợp bệnh nhi có kèm theo nhiều đờm loãng ở phế quản, trẻ thở mệt nhọc cần phải tiến hành hút đờm ra bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Không kết hợp sử dụng thuốc long đờm Tây y với thuốc Đông y, hoặc các loại thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản;
  • Điều trị long đờm cho trẻ bằng thuốc tây không kéo dài quá 8 – 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ;
  • Chỉ nên sử dụng thuốc Tây y chữa long đờm cho trẻ trong điều trị nội trú tại các cơ sở y tế có điều kiện.
  • Chữa long đờm bằng thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn với các thủ thuật như hút đờm, vỗ rung (khi cần thiết) để lượng đờm dễ dàng thoát ra ngoài.

Mùa lạnh, mùa mưa là thời gian trẻ dễ bị ho nhất. Vì thế các chuyên gia bác sĩ thường khuyến khích phụ huynh giữ ấm cho trẻ trong điều kiện thời tiết thất thường. Cùng lúc đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, cho bé uống nhiều nước, chủ yếu là nước cam và nước chanh để tăng cường vitamin C. Nếu có hệ đề kháng khỏe mạnh thì trẻ có thể hết bệnh sau 1 – 2 tuần mà không cần dùng thuốc. 

Đây là những loại thuốc long đờm cho trẻ được sử dụng phổ biến nhất. Trong trường hợp áp dụng thuốc dân gian điều trị mà không có hiệu quả, phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ để được chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. 

Bài viết liên quan

Chia sẻ:
Bài Thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh Có Tốt Không? Dùng Bao Lâu Thì Hiệu Quả? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu

Bài thuốc Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh đang được nhiều người “rỉ tai” nhau là hiệu quả cao trong…

Bị ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi? CHUYÊN GIA TƯ VẤN CỤ THỂ

Bị ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Vì chế độ dinh…

Thuốc trị ho có đờm cho người lớn loại nào tốt?

Neo-codion, Terpin- codein, Ameflu,… là những loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn được sử dụng phổ biến.…

10 Bài thuốc nam trị ho hiệu quả hơn dùng thuốc tây [THAM KHẢO NGAY]

Các bài thuốc nam trị ho được áp dụng phổ biến trong dân gian. Tuy hiện nay các bài thuốc…

9 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả các mẹ nên biết

Thuốc điều trị ho thường không được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn chị em mang thai. Chính vì…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua