Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Một số căn bệnh dễ mắc phải như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi… Các chọn lựa điều trị hiệu quả như dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống virus kết hợp chăm sóc tích cực tại nhà. 

Ho có đờm vàng là triệu chứng như thế nào?

Ho có đờm vàng là tình trạng đường thở sản xuất nhiều chất dịch nhầy. Kết hợp với lượng lớn bạch cầu mủ, hồng cầu và tạp chất khiến cổ họng bị kích ứng. Cơ thể sẽ kích hoạt phản xạ ho, khạc đờm để làm sạch phổi và cổ họng, loại bỏ dịch tiết ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.

ho có đờm vàng
Ho có đờm vàng là một biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp

Đờm vàng được tống ra ngoài thông phản xạ ho thường đặc quánh, vàng đục như mủ chứ không phải vàng tươi. Trong một số trường hợp, trong đờm còn có thể lẫn cả tia máu. Cơn ho xuất hiện từng cơn hoặc ho liên tục cả ngày lẫn đêm.

Cùng với triệu chứng ho có đờm, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu bất thường khác như:

  • Sốt
  • Thở gấp
  • Khò khè
  • Mệt mỏi
  • Nôn ói…

=> XEM NGAY: Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này 

Ho có đờm vàng là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho có đờm màu vàng là một biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp. Thông qua phản xạ ho cơ thể bạn đang cố gắng để loại bỏ vi khuẩn ra ngoài.

Các bệnh lý có thể gây ho đờm vàng bao gồm:

1. Viêm phế quản

Bệnh nhân bị viêm phế quản thường sản sinh ra nhiều đàm nhớt ở khu vực tổn thương. Nguyên nhân thường là do siêu virus, phổ biến nhất là các loại virus cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Màu sắc đờm khác nhau tùy giai đoạn, ban đầu màu trắng nhưng đặc kèm theo ho từng cơn. Càng về sau càng sẫm màu, chuyển vàng hoặc xanh là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. 

Có 2 loại gồm: cấp tính và mãn tính:

  • Cấp tính: Cơn ho đàm và các triệu chứng liên quan có thể được cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Mạn tính: Triệu chứng cấp tiến triển lâu ngày không chữa khỏi chuyển dần sang mãn tính, khó điều trị dứt điểm.

2. Bệnh viêm phổi 

Viêm phổi cũng là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến gây ho có đờm vàng, màu hơi gỉ sét.

ho đờm vàng là bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi có thể khiến bạn bị ho có đờm vàng

Ngoài ho, căn bệnh này còn có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Đau tức ngực
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh, rét run
  • Khó thở, thở khò khè
  • Ra nhiều mồ hôi

3. Bệnh áp xe phổi

Áp xe phổi là một dạng nhiễm trùng gây tổn thương, sưng viêm, tạo mủ và hoại tử các mô phổi. Ho có đờm vàng lẫn mủ là một trong nhujng74 triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phổi. Các dấu hiệu khác có thể gặp bao gồm:

  • Sốt cao, ớn lạnh
  • Hơi thở có mùi hôi 
  • Nước bọt có vị khó chịu, đôi khi còn lẫn cả máu
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn 
  • Sụt cân
  • Đau tức ngực ở bên phổi bị áp xe, đau tăng lên khi hít thở sâu
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở, thở khò khè, hơi thở gấp gáp
  • Tràn dịch màng phổi

=> ĐỌC THÊM: Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị

4. Bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là sự giãn nở bất thường của phế quản xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây ho có đờm vàng. Chất đờm đặc quánh, một số trường hợp đờm còn lẫn cả máu. 

Ngoài ra, người mắc bệnh phế quản cũng có các triệu chứng thông thường khác của nhiễm trùng đường hô hấp như:

  • Sốt
  • Ra mồ hôi trộm
  • Thở gấp…

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh giãn phế quản có khuynh hướng gây ho nhiều hơn với số lượng đàm lớn hơn. Cần chú ý phân biệt giữa căn bệnh này với các bệnh lý khác ở trên để tránh sự nhầm lẫn khi điều trị.

3 Cách điều trị ho có đờm vàng hiệu quả

Dưới đây là 4 cách cải thiện triệu chứng ho có đờm màu vàng hiệu quả gồm:

1. Dùng thuốc

Thuốc kháng sinh 

Sử dụng thuốc kháng sinh cần thiết trong trường hợp ho có đờm vàng do nhiễm khuẩn. Tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt chúng, làm giảm viêm nhiễm ở đường hô hấp.

thuốc điều trị ho ra đờm vàng
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho các trường hợp bị ho có đờm vàng do nhiễm khuẩn

Các loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định bao gồm: 

  • Amoxicillin
  • Erythromycin 
  • Azithromycin
  • Cefditoren
  • Tetracycline
  • Cefditoren…

Thuốc làm giãn phế quản

Nhóm thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị ho có đờm vàng do bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Tác dụng làm giãn các cơ co thắt trong phế quản, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Bao gồm:

  • Albuterol
  • Metaproterenol
  • Theophylline
  • Ipratropium

Các loại thuốc khác

  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid
    • Dạng uống: điển hình là Prednisolone;
    • Dạng hít: Beclomethasone, Flnomasone hay thuốc Budesonide;
  • Thuốc ức chế virus
    • Relenza
    • Rimantadine
    • Tamiflu
    • Peramivir
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: như Ibuprofen hay Acetaminophen.
  • Thuốc long đờm, làm loãng đờm nhầy như Natri benzoat, Terpinhdrat hay Acetylstein;

2. Cách chữa ho có đờm vàng tại nhà bằng mẹo tự nhiên

Dưới đây là một số mẹo đang được nhiều người áp dụng:

  • Kết hợp gừng và mật ong;
  • Chanh đào hấp đường phèn;
  • Nước giá đỗ

=> BẬT MÍ: Ăn gì chữa ho hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng? TƯ VẤN CỦA CHUYÊN GIA

3. Chăm sóc tích cực

Dưới đây là một số cách chăm sóc tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

  • Uống đủ nước: Giữ cơ thể luôn được cung cấp đủ nước có thể giúp làm mỏng đờm và làm cho việc ho ra đờm dễ dàng hơn.
  • Sử dụng máy tạo ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ có thể giúp giảm cảm giác khô khốc trong họng và làm dịu triệu chứng ho.
  • Hít khí nóng: Hít khí hơi nóng từ nồi hoặc bát nước sôi có thể giúp làm mềm niêm mạc và làm giảm ho.
  • Xông hơi: Xông hơi có thể giúp làm dịu họng và phế quản. Bạn có thể thêm dầu cây lúa mạch hoặc dầu eucalyptus vào nước xông hơi để tăng cường tác dụng.
  • Giữ ẩm cho môi trường: Đảm bảo rằng không khí trong nhà không quá khô cũng có thể giúp giảm triệu chứng ho.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đủ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tình.
  • Tránh chất kích thích: Tránh khói thuốc lá, khói nồi cơm, và các chất kích thích khác có thể làm tổn thương niêm mạc phế quản và gây ra ho.
  • Ăn uống lành mạnh: Cân nhắc tăng cường chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch và hồi phục nhanh hơn.

THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng 21:00 - 18/12/2023 - Cập nhật lúc: 21:56 - 18/12/2023
Chia sẻ:
Ích Phế Nam – Bài Thuốc Đặc Trị Bệnh Ho Từ Tinh Hoa 30 Vị Thuốc Cổ Phương Quý Hiếm

Ích Phế Nam là bài thuốc đặc trị bệnh ho mãn tính ho khan, ho gió, ho gà, ho có…

Ích Phế Nam – Bài Thuốc Đặc Trị Ho Cho Bà Bầu, AN TOÀN TUYỆT ĐỐI, KHÔNG KHÁNG SINH

Bị ho trong giai đoạn thai kỳ là tình trạng rất nhiều chị em mắc phải, dấy lên những lo…

Ích Phế Nam Trị Ho Có Tốt Không? Hiệu Quả Với Những Bệnh Ho Nào? Giá Bao Nhiêu?

Ích Phế Nam là bài thuốc đặc trị ho được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Trung tâm Nghiên cứu…

Hướng dẫn cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc hiệu quả

Trước những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tây đối với sức khỏe của trẻ, nhiều mẹ tìm…

Thuốc ho Bảo Thanh: Công dụng, cách dùng và giá bán

Với những bệnh nhân mắc các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ, bạn có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua