Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị
Tình trạng ho nhiều về đêm có đờm thường gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa hiện tượng này.
Nguyên nhân gây ho nhiều về đêm có đờm
Tình trạng ho nhiều về đêm kèm theo việc có nhiều đờm có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc triệu chứng của một số bệnh lý khác. Vào ban đêm khi nằm ngủ, các chất nhầy bắt đầu chảy vào cổ họng. Điều này dẫn đến tình trạng ho ra chất nhầy như một phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, ho nhiều về đêm có đờm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý và điều kiện sức khỏe khác. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:
1. Cảm lạnh thông thường và cúm
Khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang, các chất nhầy có thể chảy ra từ mũi hoặc xoang và chảy cổ họng khi nằm ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng ho nhiều đờm vào ban đêm.
Trong giai đoạn đầu của cảm lạnh, đờm có thể mỏng và không có màu. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển nặng hệ thống miễn dịch có thể tiết ra các kháng thể chống lại bệnh tật. Điều này có thể khiến đờm khi ho chuyển sang màu vàng hoặc xanh rêu.
Tình trạng này sẽ được cải thiện khi cơ thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng, hoặc khi người bệnh tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc và các biện pháp khác.
Mặc dù cảm lạnh thường không nguy hiểm, tuy nhiên hãy đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
2. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm ống phế quản khi cảm lạnh hoặc khi mắc các chứng nhiễm trùng đường hô hấp khác. Viêm phế quản có thể cấp tính hoặc mãn tính, tuy nhiên viêm phế quản cấp tính thường phổ biến và dễ điều trị hơn.
Viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến tình trạng ho với đờm (chất nhầy), đặc biệt nghiêm trọng về đêm. Chất nhầy có thể trong suốt hoặc có màu trắng, vàng, xám hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, hiếm khi chất này có chứa máu.
Các triệu chứng phổ biến khác của viêm phế quản có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh
- Khó chịu ở vùng ngực
3. Dị ứng
Tình trạng dị ứng có thể dẫn đến tình trạng tích tụ quá nhiều chất nhầy trong cổ họng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ho có đờm.
Khi hít không khí vào ban đêm cũng có thể làm cho tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này thường là do môi trường khô có thể kích thích cổ họng và mũi dẫn đến việc hình thành chất nhầy để làm ẩm. Các chất nhầy này có xu hướng tập trung trong cổ họng, gây tắc nghẽn đường thở và gây ra tình trạng ho nhiều về đêm có đờm.
4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng có thể ảnh hưởng đến khoảng 7% dân số. Đây là việc axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ho có đờm về đêm và một số triệu chứng khác, bao gồm hôi miệng, khàn giọng, khó nuốt, nóng rát ở ngực hoặc đau họng mãn tính.
Đối với hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, những triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm hoặc khi người bệnh đi ngủ. Nằm xuống khi ngủ là một nguyên nhân có thể khiến axit trào ngược lên thực quản gây ho nhiều và có đờm.
5. Hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng đường hô hấp bị thu hẹp, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy trong cổ họng. Điều này khiến người bệnh khó thở, ho mạn tính, khò khè và khó thở.
Hen suyễn có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Đôi khi một cơn hen suyễn có thể gây cản trở các hoạt động hàng ngày và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Những người mắc bệnh hen suyễn thường thở khò khè hoặc ho có nhiều đờm khi các chất nhầy gây tắc nghẽn cổ họng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị ho khan vì không hít đủ không khí khi thở.
Ngoài các nguyên nhân chính như trên, tình trạng ho nhiều về đêm có đờm có thể là do thói quen hút nhiều thuốc lá hoặc do sử dụng các loại thuốc huyết áp thường xuyên. Tình trạng này có thể làm tăng chất nhầy trong phổi và dẫn đến ho có đờm để đẩy chất nhầy ra khỏi cơ thể.
Cách điều trị ho nhiều về đêm có đờm
Mặc dù không có cách khắc phục ngay lập tức khi ho có đờm vào ban đêm, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện các bước để cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp cụ thể bao gồm:
1. Biện pháp không dùng thuốc
Một số biện pháp cải thiện tình trạng ho nhiều về đêm có đờm tại nhà không dùng thuốc bao gồm:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc phòng ngủ để cải thiện chất lượng không khí.
- Tắm vòi sen hoặc xông hơi nóng trước khi đi ngủ.
- Ngủ với tư thế hơi nâng cao đầu lên cao để cải thiện tình trạng ho và trào ngược axit dạ dày.
- Nhỏ mũi hoặc súc miệng bằng nước muối.
- Uống một muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ. Lưu ý không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Uống trà thảo dược hoặc súp ấm vào buổi tối có thể cải thiện tình trạng ho.
- Ngậm kẹo bạc hà hoặc viên mật ong truớc khi đi ngủ hoặc khi ho.
2. Thuốc điều trị ho có đờm vào ban đêm
Nếu tình trạng ho nghiêm trọng hoặc không được cải thiện với các biện pháp tự nhiên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc điều trị ho. Các loại thuốc ho không kê đơn phổ biến bao gồm:
- Thuốc giảm ho và các phản xạ ho như Dextromethorphan.
- Các loại thuốc thông mũi như Phenylephrine hoặc Pseudoephedrine có thể cải thiện tình trạng ngạt mũi, làm sạch chất nhầy và cải thiện tình trạng ho có đờm.
- Thuốc kháng Histamine có tác dụng ngăn ngừa tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi và ho có đờm. Các loại phổ biến thường bao gồm Doxylamine, Chlorpheniramine và Diphenhydramine.
- Các loại thuốc thảo dược có tác dụng long đờm, làm chất nhầy trong cổ họng.
Một số loại thuốc ho có thể gây buồn ngủ, tuy nhiên một số loại khác có thể gây hưng phấn và rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể không an toàn với người huyết áp cao hoặc đau dạ dày. Vì vậy, trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn trước khi sử dụng thuốc cải thiện tình trạng ho nhiều về đêm có đờm.
Ho nhiều về đêm có đờm khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường tình trạng ho có đờm về đêm không nghiêm trọng và có thể một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Các triệu chứng kéo dài hơn ba tuần. Gọi cho cấp cứu ngay khi sốt cao hơn 38 độ, khó thở hoặc ho ra chất nhầy có lẫn máu.
- Các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, gây sốc phản vệ, mất ý thức hoặc ngất xỉu.
- Ợ nóng kèm đau ngực dữ dội hoặc gây đau cánh tay, ngực, cổ hoặc hàm. Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau ngực đột ngột kèm theo khó thở hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức. Đây là có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.
XEM THÊM:
- Thuốc xịt mũi Xisat người lớn: Công dụng, cách dùng
- Thuốc xịt mũi Meseca: Cách dùng, giá bán
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!