Trẻ ho có đờm không sốt là bị gì và cần làm gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Trẻ ho có đờm không sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, ho nhiều khiến trẻ mất sức, chán ăn, sụt cân…
Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm không sốt
Ho có đờm xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu, khiến vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể gây viêm nhiễm đường hô hấp. Nhóm bệnh lý này có rất nhiều loại, mỗi loại có các triệu chứng khác nhau.
Chẳng hạn như:
1. Viêm phế quản cấp
Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xảy ra do virus hợp bào hô hấp gây viêm nhiễm đường hô hấp nhỏ dưới phổi. Tình tràng này kích thích sản sinh lượng dịch nhầy lớn tồn đọng ở phổi.
Trẻ mắc bệnh này thường có biển hiện thở khò khè nhiều đờm, kèm theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn, không sốt và không có biểu hiện nghiêm trọng nếu bệnh mới phát triển.
2. Viêm tắc thanh quản
Trẻ bị ho có đờm do viêm tắc thanh quản xảy ra phổ biến vào mùa lạnh. Bệnh do virus lây lan qua đường khí quả, khiến khí quản và cổ họng bị sưng, khoảng trống trong ống khí quản của trẻ bị thu hẹp lại.
Đặc trưng của bệnh là những cơn ho khô khốc, không có biểu hiện sốt, không chảy mũi kèm theo. Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi dễ mắc bệnh nhất.
3. Cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm nhưng không sốt. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị chảy nước mũi hoặc không, kèm theo tình trạng ho có đờm, thở khò khè, tịt mũi, hắt hơi… Có thể kèm theo sốt hoặc không.
=> XEM THÊM: Bé bị ho và nôn khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
4. Viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp có thể khiến trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt. Viêm họng là khi niêm mạc họng của trẻ bị sưng to do virus (cúm, sởi,..), vi khuẩn (phế cầu, liên cầu,..).
Triệu chứng thường xảy ra đột ngột, với những biểu hiện như đau rát cổ họng, khí nuốt, cảm giác vướng ở cổ, ho có đờm, sổ mũi…. Ban đầu trẻ không sốt, nhưng tiến triển bệnh nặng lên có thể sốt cao 39 – 40 độ C.
Trẻ ho có đờm không sốt có nguy hiểm không?
Trong trường hợp trẻ bị ho có đờm không sốt do phản ứng sinh lý thông thường, bé có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày nếu có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng bệnh tiến triển xấu có thể lâu khỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, nhìn chung không nguy hiểm đến tính mạng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bé có đờm ở cổ họng nhưng không ho là bị gì & cách trị?
Cách xử lý tình trạng trẻ ho có đờm không sốt
1. Điều trị y tế
- Trưởng hợp trẻ bị ho có đờm không sốt, phụ huynh không nên để trẻ uống thuốc ức chế ho (thành phần chứa antihistamine hay dextromethorphan);
- Thay vào đó nên dùng thuốc long đờm để tiêu đờm, sau đó mới giảm ho;
- Những loại thuốc ho có thành phần dexchlorpheniramine, chlorpheniramine, alimemazine,… chỉ được phép sử dụng cho bé bị ho khan kéo dài và đúng chỉ định về lứa tuổi;
2. Chăm sóc tại nhà
- Cho trẻ uống nhiều nước, đối với trẻ còn bú mẹ nên tăng cường lượng sữa bú.
- Trẻ ăn dặm cần được bổ sung các thực phẩm loãng, dễ tiêu hóa, hạn chế đạm thịt.
- Không dùng các loại hải sản tôm, cua… vào thực đơn, thay vào đó nên cho trẻ ăn cá hoặc trứng, thịt bò.
- Thường xuyên lau người cho trẻ, giữ ấm cơ thể bé trong thời tiết lạnh hoặc điều hòa.
- Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng trẻ nôn ói do ho nhiều.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn ho như gió lạnh, lông động vật, hóa chất, mạt bụi, nấm mốc,…
- Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối và dùng dụng cụ chuyên dụng để hút dịch nhầy hỏi mũi của bé.
- Trước khi vệ sinh mũi cần hút hết nước mũi, không để nước mũi chảy ngược vào trong khoang mũi.
- Vỗ nhẹ lưng trẻ sau khi bé ăn/bú no để tăng cường tuần hoàn máu đến phổi, giúp long đờm, tiêu đờm hiệu quả.
- Điều trị dứt điểm những bệnh lý hô hấp thường gặp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm… để phòng các biến chứng như viêm phế quản và viêm phổi.
- Với những trẻ lớn (hơn 3 tuổi), phụ huynh nên hướng dẫn cách để trẻ tự súc miệng với nước muối giúp bé chủ động ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Tốt nhất khi thấy trẻ ho có đờm không sốt nhưng cơn ho tiến triển nhiều liên tục thì phụ huynh nên đưa bé đến khám tại các phòng khám chuyên khoa nhi gần nhất. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho ở trẻ để đưa ra phương pháp điều trị an toàn nhất cho bé.
THAM KHẢO THÊM
- Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và cần lưu ý những gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
- Siro trị ho cho bé bị ho đờm, ho khan HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!