Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]
Bệnh ho gà có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertusis gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Bệnh ho gà có lây không?
Ho gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây lan rất nhanh. Chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, sẽ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Vì đây là đối tượng có sức đề kháng rất yếu, đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt, bệnh dễ bùng phát thành dịch, nhất là các vùng có ẩm thấp.
Tốc độ lây lan của bệnh ho gà nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, sức đề kháng, môi trường sống,… Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh rất thấp. Tuổi càng nhỏ thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Một số trường hợp trẻ em đã tiêm phòng ho gà vẫn có thể mắc bệnh.
Bệnh ho gà lây qua đường nào?
Thời gian ủ bệnh của bệnh ho gà là từ 7 – 21 ngày. Bệnh có khả năng lây lan thông qua một số con đường sau:
- Thông qua tiếp xúc nước bọt của người bệnh, thường là khi ho, nói chuyện, hắt hơi…;
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn, chén, đũa, chăn, màn, bàn chải đánh răng,…;
=> ĐỌC NGAY: Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi? – Chuyên gia giải đáp
Biện pháp phòng ngừa ho gà lây lan hiệu quả
Dưới đây là một số lưu ý thực hiện để phòng ngừa bệnh ho gà:
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh ho gà phòng ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Nếu gia đình có người thân mắc phải căn bệnh này, các thành viên trong gia đình cần chú ý vệ sinh phòng sạch sẽ, không được sử dụng chung các vật dụng với người mắc bệnh.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài và tiếp xúc với người nhiễm bệnh
- Khi hắt hơi thì dùng tay che miệng hoặc dùng khăn giấy lau tuyến nước bọt bỏ vào sọt rác, tránh gây bệnh cho người khác.
- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở, tránh bị ngạt, khó thở
- Giữ nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc
- Với đồ chơi trẻ em, cha mẹ nên làm sạch. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu ho, phụ huynh nên đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm.
- Tiến hành tiêm phòng vắc xin cho trẻ theo đúng quy định, lịch trình
- Tăng cường uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để phòng ngừa tình trạng mất nước do bệnh ho gà gây ra
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp sức khỏe dẻo dai, phòng ngừa mắc bệnh
- Không được làm việc quá sức, lo lắng sẽ không tốt cho sức khỏe
- Việc thức khuya, dậy sớm không được khuyến khích trong việc phòng tránh bệnh ho gà lây lan.
- Giữ nhiệt độ phòng ở mức phù hợp, không được để quá lạnh
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề “bệnh ho gà có lây không?”. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải chú ý đến sức khỏe, thăm khám và điều trị kịp thời, kết hợp phòng ngừa tích cực để có một sức khỏe tốt.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Xét nghiệm ho gà khi nào cần thực hiện để chẩn đoán bệnh? [ĐỪNG BỎ QUA]
- Bệnh ho gà ở trẻ em – Triệu chứng và cách chữa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!