Bệnh ho gà ở trẻ em – Triệu chứng và cách chữa

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bệnh ho gà ở trẻ em đặc trưng với các triệu chứng như ho dữ dội, ho không dứt kèm theo hít thở có âm thanh như tiếng rù cổ của gà,… Bố mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám để kiểm soát tình trạng và tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh ho gà ở trẻ em là gì?

Ho gà (whooping cough) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc qua dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân bắn ra khi ho hoặc hắt xì.

bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà xảy ra phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ chưa tiêm phòng vắc xin

Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn ho gà. Nhưng chủ yếu là ở trẻ sơ sinh và trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin. Ở trẻ, bệnh thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Các triệu chứng bệnh tiến triển nhanh và nặng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu cha mẹ không phát hiện và đưa con khám, điều trị sớm có thể gây biến chứng. Nghiêm trọng nhất là trẻ sơ sinh có thể bị ngưng thở, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà ở trẻ em hay ho gà ở người lớn đều là do trực khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Loại vi khuẩn này thường phát triển ở liên bào đường hô hấp nhưng không vào máu. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ giải phóng độc tố làm tổn thương đường hô hấp và gây hình thành bệnh.

ho gà ở trẻ em
Nguyên nhân gây ho gà ở trẻ em là do nhiễm vi trùng Bordetella pertussis qua đường hô hấp

Bordetella pertussis thường lây lan nhanh. Chúng có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác thông qua đường hô hấp khi trẻ hắt hơi hoặc ho. Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Trẻ em tiếp xúc với người bị bệnh
  • Trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà

=> ĐỌC NGAY: Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Triệu chứng ho gà ở trẻ em

Khi vi khuẩn ho gà xâm nhập vào đường thở của trẻ em, trai qua thời gian ủ bệnh từ 7 – 10 ngày, triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu hình thành. Tùy thuộc vào từng khoảng thời gian, giai đoạn mà biểu hiện nhận biết bệnh thường khác nhau. 

Triệu chứng ho gà thường tiến triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu tiên: Bệnh hình thành và kéo dài từ 1 – 2 tuần. Đặc trưng với các biểu hiện bệnh như sốt nhẹ, sổ mũi hoặc ho nhẹ;
  • Giai đoạn 2: Bệnh kéo dài từ 1 – 6 tuần hoặc có thể dài hơn đến 10 tuần. Trẻ ho nặng, kéo dài dai dẳng, nhất là khi ăn, chơi hoặc ho kết thúc bằng tiếng rít khi hít vào. Nặng hơn có thể khiến trẻ mệt, nôn ói hoặc dần dần khó thở;
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này còn được gọi là phục hồi, thường kéo dài vài tuần đến vài tháng. Lúc này, trẻ sẽ bớt ho, nôn và bệnh dần phục hồi;

Chẩn đoán và điều trị ho gà ở trẻ em

1. Chẩn đoán

Bệnh ho gà ở trẻ có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Nhằm phát hiện số lượng lớn tế bào lympho, cảnh báo bất thường về sự phát triển của vi khuẩn.
  • Phân lập vi khuẩn ho gà hoặc xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Dựa vào dịch tiết từ mũi họng của trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm này để đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh.
cách chữa bệnh ho gà ở trẻ em
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp ở mỗi trẻ

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà biện pháp chữa trị ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Một số trẻ có thể điều trị cách ly tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

=> BẬT MÍ: Xét nghiệm ho gà khi nào cần thực hiện để chẩn đoán bệnh? [ĐỪNG BỎ QUA]

2. Điều trị 

Để điều trị ho gà cho trẻ em một cách tốt nhất, bạn nên tuân theo các hướng dẫn sau đây:

  • Nghỉ ngơi: Đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi đủ, hạn chế cho trẻ giảm thực hiện hoạt động vận động mạnh trong thời gian bệnh.
  • Dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ có khẩu phần dinh dưỡng tốt và uống đủ nước để giữ cho cơ thể đủ sức để chống lại bệnh.
  • Giữ ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một bát nước gần nơi trẻ ngủ để giữ cho không khí đủ ẩm. Không khí khô có thể làm tăng các triệu chứng ho và khó thở.
  • Dùng thuốc ho: Có thể sử dụng các loại siro ho không chứa codeine hoặc các loại thuốc kháng dị ứng để giúp làm dịu triệu chứng ho. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khi không khí bị ô nhiễm hoặc trời nhiều bụi, hạn chế trẻ ra ngoài hoặc đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp của họ.
  • Giữ vệ sinh: Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, nơi sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn ho gà. 
  • Theo dõi triệu chứng: Theo dõi triệu chứng của trẻ và nếu có sự cải thiện đáng kể hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thăm bác sĩ ngay lập tức.
  • Dùng thuốc: Tùy từng độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh phù hợp. 
    • Trẻ < 1 tuổi: thường dùng azithromycin; 
    • Trẻ > 1 tháng tuổi: erythromycin, clarithromycin và azithromycin…;
    • Trẻ > 2 tháng tuổi: trimethoprim-sulfamethoxazole;

Phòng ngừa ho gà ở trẻ em

Để ngăn ngừa ho gà ở trẻ, trong những năm đầu đời trẻ cần được tiêm vắc xin ho gà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi mặc dù đã tiêm phòng nhưng trẻ vẫn mắc bệnh.

Do đó, các tổ chức y tế khuyến nghị nên tiêm 5 mũi DPT để bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà trong suốt thời gian phát triển. Mỗi mũi DPT là một loại vắc xin kết hợp giúp chống lại 3 bệnh như uốn ván, bạch hầu và ho gà.

Lịch tiêm như sau:

  • Mũi 1: 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: 3 tháng tuổi
  • Mũi 3: 4 tháng tuổi
  • Mũi 4: 16 – 18 tháng tuổi
  • Mũi 5: Trẻ 4 – 6 tuổi.

Nhìn chung, miễn dịch vắc xin chỉ kéo dài khoảng từ 10 đến 20 năm. Do đó, đối với người trưởng thành hoặc người trên 50 tuổi cần tiêm phòng Tdap để tăng cường sức khỏe miễn dịch cho bản thân, giảm nguy cơ mắc bệnh. Từ đó tránh lây nhiễm sang cho con trẻ.

Đồng thời, cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ trẻ mắc ho gà: 

  • Giữ vệ sinh thân thể và tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.
  • Tránh đưa trẻ đến nơi đông người hoặc nơi dịch.
  • Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vắc xin bệnh uốn ván, bạch hầu hoặc ho gà để phòng bệnh cho con trẻ trong thời gian con chưa đến tuổi tiêm phòng.

Bệnh ho gà ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo đúng phác đồ trị liệu có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể trẻ xuất hiện những triệu chứng khác thường, cha mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng giải quyết thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:30 - 14/12/2023 - Cập nhật lúc: 10:29 - 14/12/2023
Chia sẻ:
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi nào an toàn? 8 Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi nào an toàn?

Khi trẻ sơ sinh 1 - 2 tháng tuổi bị ho, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống…

Thuốc trị ho có đờm cho người lớn loại nào tốt?

Neo-codion, Terpin- codein, Ameflu,… là những loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn được sử dụng phổ biến.…

Thuốc ho Bảo Thanh: Công dụng, cách dùng và giá bán

Với những bệnh nhân mắc các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ, bạn có thể…

Bé Gấu đi chơi cùng bố và mẹ sau khi chữa khỏi ho Mẹ 9X chia sẻ kinh nghiệm chữa ho dai dẳng cho con không dùng kháng sinh

“Con tôi bị ho dai dẳng hơn 2 tháng không dứt. Sau khi đi khám bác sĩ kết luận cháu…

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi là bị gì? Xử lý ra sao? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ cách sử dụng thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua