Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không? Chữa thế nào?

Bệnh ho gà là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một bệnh lý có tính chất khá nguy hiểm. Bên cạnh việc gây ra những cơn ho dữ dội, dai dẳng,… bệnh còn có khả năng đe dọa đến tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào. Vậy cụ thể mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh là như thế nào? Cách khắc phục và chữa trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ho gà ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc bệnh ho gà có nguy hiểm không? Chữa thế nào?

Bệnh ho gà là bệnh gì?

Ho gà là một căn bệnh do vi trùng có tên khoa học Bordetella pertussis gây ra. Khi đó hệ hô hấp sẽ bị vi trùng này xâm nhập gây ra hiện tượng sưng phổi và làm tổn thương các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Đồng thời các vi trùng này còn tấn công đường khí quản và gây ra tình trạng ho kéo dài.

Bệnh ho gà được cảnh báo là rất nguy hiểm và có khả năng lây lan. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có đến khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân trên thế giới mắc bệnh ho gà và có khoảng 300 ngàn bệnh nhân đã tử vong, trong đó đa số là trẻ em dưới 1 tuổi.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh ho gà do đâu?

Như đã nói ho gà là bệnh lý gây ra do vi khuẩn thường lây lan qua đường hô hấp cụ thể là trong quá trình hít thở. Trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh ho gà là một điều rất dễ hiểu. Bởi vì đối với trẻ sơ sinh, chức năng hệ miễn dịch ở trẻ còn nhiều hạn chế cũng chính vì vậy mà khả năng mắc bệnh ở độ tuổi này là rất cao. 

Riêng với bệnh ho gà, khả năng xảy ra có thể là do trẻ đã tiếp xúc với người khác đang mắc bệnh ho gà hoặc chỉ là do môi trường xung quanh bé có quá nhiều vi khuẩn gây bệnh nên trong quá trình hít thở đã vô tình tạo cơ hội cho chúng tấn công vào cơ thể

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh ho gà, tuy nhiên theo thống kê thì trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi và những trẻ nhỏ từ 1 – 6 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.   

Biểu hiện thường gặp của trẻ sơ sinh khi mắc bệnh ho gà 

Đối với triệu chứng của bệnh lý này bố mẹ thường rất khó nhận ra vì bệnh ho gà thường bắt đầu với các triệu chứng gần giống như bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. 

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ
Khi mới có dấu hiệu mắc bệnh bé thường có biểu hiện như cảm cúm thông thường rất khó để phân biệt
  • Sau 7 – 10 ngày ủ bệnh, trẻ sẽ bắt đầu với các biểu hiện như hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho,… Những biểu hiện này thường sẽ biến mất sau từ 4 – 5 ngày nhưng riêng với triệu chứng ho sẽ kéo dài ít nhất là 2 tuần và  xuất hiện với tần suất nhiều hơn, nhiều nhất là vào ban đêm.
  • Bé bệnh ho gà thường sẽ bắt đầu ho từng chuỗi kế tiếp nhau, sau đó là ho với tốc độ rất nhanh sau đó sẽ có giai đoạn nghĩ bằng việc cố gắng hít thở thật sâu trước khi đến với cơn ho tiếp theo
  • Bé sẽ có dấu hiệu ho thường xuyên vào ban đêm, đặc điểm cơ thể bé có sự thay đổi: mặt đỏ, môi tím tái, mí mắt bị sưng, tĩnh mạch ở cổ nổi rõ.
  • Bé có cảm giác muốn nôn ọe hoặc nôn ra đờm

Mặt khác nếu bệnh ho gà ở trẻ không được điều trị kịp thời có thể gây nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: viêm phổi, thiếu oxy, viêm não, xuất huyết kết mạc,…

Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên bệnh ho gà có tính chất rất nguy hiểm, ngay cả khi người mắc bệnh là một người trưởng thành. Vì thế nếu trường hợp này xảy ra với trẻ sơ sinh thì mức độ đe dọa còn tăng lên gấp bội. 

Theo thống kê thì khả năng biến chứng sẽ chiếm đến 5 – 6%, trong đó nhiễm trùng sẽ gây ra các triệu chứng bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai,… Và phổ biến nhất là trường hợp viêm phổi, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất.

Trẻ bị ho gà và sốt hôn mê
Trẻ bị sốt, hôn mê sâu và có dấu hiệu co giật do ảnh hưởng của bệnh ho gà

Nối tiếp với biến chứng này, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng co giật, bệnh lý về não (tỷ lệ 0,9/100.000 ca). Thông thường trẻ sẽ có biểu hiện sốt rất cao, li bì trong tình trạng hôn mê, co giật. Thậm chí dù được cấp cứu thì di chứng để lại cũng không mong muốn như liệt nửa người, dây thần kinh bị ảnh hưởng, liệt một chi, rối loạn tâm thần,…

Các biến chứng do áp lực gây ra ở lồng ngực như: tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da, sa trực tràng, xuất huyết ở các bộ phận trọng yếu ở mắt, mặt, mũi, nội sọ, trẻ bị sụt cân do mất nước.  

Căn cứ vào đó có thể thấy bệnh ho gà sẽ phát triển theo từng giai đoạn rồi biến chứng thành viêm phổi, co giật, viêm não và cuối cùng là tử vong.

Để điều trị bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh phải làm sao?

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu mắc bệnh ho gà, bố mẹ cần tham khảo các bước điều trị sau:

  • Nếu trẻ nhỏ trên 7 tháng tuổi nếu có dấu hiệu ho nhưng chưa xuất hiện biến chứng, bố mẹ có thể khắc phục tình trạng hiện tại bằng cách dùng kháng sinh đặc hiệu trong khoảng thời gian điều trị từ 10 -15 ngày  theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Trường hợp trẻ mắc bệnh dưới 6 tháng tuổi, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh có những biến chứng nặng hơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé
  • Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc an thần, kháng histamine, thuốc giảm ho, long đờm,… vì những loại thuốc này không mang lại hiệu quả ngược lại còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con

Biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà

Ngoài việc điều trị bố mẹ có thể tham khảo biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà để đề phòng trẻ bị tái phát bệnh lại, bên cạnh bố mẹ có thể phòng ngừa cho bản thân để không mắc bệnh và lây bệnh cho con

  • Những ai mắc bệnh ho gà nên được cách ly và điều trị kịp thời để không lây sang cho người khác
  • Đảm bảo bé được tiêm phòng vacxin đầy đủ và định kỳ theo đúng thời gian tiêm chủng. Cụ thể trẻ cần được tiêm đầy đủ 3 mũi vacxin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà theo đúng độ tuổi quy định
  • Tránh cho bé tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh ho gà. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để không lây truyền bệnh cho trẻ
  • Để bé sinh hoạt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh những nơi có nhiều khói bụi, bụi bẩn, kín khí,…

Hy vọng qua những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bố mẹ hiểu được phần nào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà để từ đó có biện pháp chăm sóc, phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chảy dịch mũi sau Chảy Dịch Mũi Sau: Nguyên Nhân và Cách Trị Hiệu Quả
Chảy dịch mũi sau là hội chứng khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể xảy…
Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá hiệu quả tại nhà

Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá là biện pháp điều trị được dân gian lưu truyền. Cách chữa…

Thuốc xịt mũi Ospay có tác dụng gì? Cách sử dụng

Thuốc xịt mũi Ospay có tác dụng cải thiện tình trạng sung huyết niêm mạc mũi và các triệu chứng…

Nạo VA là gì, khi nào được chỉ định và thông tin cần biết

Nạo VA là thủ thuật ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm VA tái phát nhiều lần hoặc…

Mẹo chữa ngạt mũi bằng tỏi đơn giản, hiệu quả

Chữa ngạt mũi bằng tỏi có tác dụng ức chế tác nhân gây nhiễm trùng, giảm phù nề và làm…

Ho khan là tình trạng ho không có đờm, khô rát cổ và kéo dài trong nhiều ngày. Ho khan là gì? – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho khan là tình trạng ho nhưng không xuất hiện đờm. Tình trạng này kéo dài dai dẳng gây đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua