Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và các phương pháp điều trị
Viêm tai giữa ở người lớn thường không phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với trẻ em. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm sau 10 – 20 ngày nếu phát hiện và điều trị sớm.
Viêm tai giữa ở người lớn – Nguyên nhân và Triệu chứng
Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương ống tai giữa do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và một số loại vi nấm.
Bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở người lớn do nhiều nguyên nhân khác. So với trẻ em thì mức độ bệnh sẽ nhẹ và ít để lại biến chứng hơn.
1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai giữa ở người lớn
- Mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính (viêm amidan, cúm,…)
- Tiếp xúc với khói thuốc và sinh sống trong môi trường ô nhiễm
- Do dầu gội, sữa tắm có thể đi vào ống tai trong khi tắm.
- Đeo tai nghe thường xuyên khiến niêm mạc dễ bị kích ứng và phù nề.
- Tắc vòi nhĩ khiến dịch tiết ứ đọng trong ống tai, tạo điều kiện để virus và tác nhân gây hại xâm nhập.
Gợi ý: Viêm tai trong: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
2. Triệu chứng
- Tai đau nhức, khó chịu và thiếu tập trung.
- Ù tai, giảm thính lực.
- Đau đầu.
- Sốt nhẹ, kèm theo mất nước và mệt mỏi.
3. Biến chứng
Viêm tai giữa ở người lớn hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, tổn thương ở ống tai giữa có thể trở nên nghiêm trọng và làm giảm thính lực vĩnh viễn.
Đọc thêm: Hướng dẫn chữa viêm tai giữa bằng Đông Y hiệu quả tại nhà
Các phương pháp điều trị viêm tai giữa ở người lớn
Trước khi chỉ định phương pháp điều trị, cần xác định giai đoạn của bệnh viêm tai giữa. Bao gồm: sung huyết, ứ mủ và vỡ mủ.
- Ở giai đoạn sung huyết, việc điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị triệu chứng.
- Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ sẽ chủ động trích rạch nhằm dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Cần kết hợp việc sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề, chống viêm,…
- Giai đoạn vỡ mủ thường đi kèm với triệu chứng thủng màng nhĩ. Bác sĩ sẽ theo dõi và làm thuốc tai nhằm phục hồi tổn thương.
Những loại thuốc thường được chỉ định trong quá trình chữa trị viêm tai giữa ở người lớn:
- Thuốc kháng sinh: Các nhóm kháng sinh thường được sử dụng bao gồm kháng sinh nhóm quinolone, beta-lactam hoặc macrolide.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Bạn có thể dùng các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,…
- Thuốc giảm viêm (corticoid, NSAIDs và thuốc giảm phù nề): Ngăn chặn tình trạng viêm bên trong ống tai.
- Thuốc nhỏ mũi chống sung huyết, giảm phù nề, co mạch,…: Nhằm làm sạch hốc mũi, thông thường đường thở và tăng dẫn lưu mủ ra bên ngoài.
- Thuốc nhỏ tai: Các loại thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch dịch mủ và kháng sinh.
Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa có lây không? Cách điều trị và phòng tránh
Các biện pháp chăm sóc khi bị viêm tai giữa
Các biện pháp chăm sóc trong quá trình điều trị viêm tai giữa, bao gồm:
- Tránh sử dụng tăm bông và vật nhọn để lấy ráy tai trong thời gian điều trị. Nên làm sạch tai với các dung dịch rửa tai chuyên dụng.
- Uống nhiều nước để tăng dẫn lưu.
- Hạn chế đeo tai nghe hoặc để tai tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Viêm tai giữa có nguy cơ lây nhiễm, vì vậy nên ở nhà nghỉ ngơi trong khi chữa bệnh.
- Bổ sung thực phẩm giàu năng lượng, chất khoáng và vitamin.
Sau khi điều trị viêm tai giữa ở người lớn, bạn cần chăm sóc tai mũi họng thường xuyên và đúng cách để ngăn chặn tình trạng tái phát. Nhiễm trùng ống tai giữa tái phát nhiều lần có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn về thính lực.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết?
- Bé bị viêm tai giữa chảy mủ: Nguyên nhân? Điều trị thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!