Viêm tai giữa cấp tính là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa cấp tính là một căn bệnh phổ biến. Đây được xem là tình trạng viêm tai giữa ở mức độ nhẹ và thường khởi phát do bị ứ đọng dịch bên trong thành tai hoặc bị nhiễm trùng. 

Viêm tai giữa cấp tính là gì? 

Viêm tai giữa cấp tính là gì? 
Viêm tai giữa cấp tính là căn bệnh phổ biến do nhiều nguyên nhân như chấn thương, tổn thương bên trong tai hoặc nhiễm trùng…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp tính như xảy ra chấn thương bên trong tai, lấy ráy tai sai cách, không lau khô tai, tiếp xúc với tiếng ồn, hút thuốc lá thường xuyên, …

Những người mắc các bệnh như viêm xoang, viêm amidan, phì đại VA cũng dễ bị viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn, virus xâm nhập ngược lên tai và gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai giữa được phân chia làm 2 dạng gồm viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính. Trong đó, viêm tai giữa cấp tính là bệnh phổ biến nhất vì có tỷ lệ mắc cao. 

Đọc thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em – Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính

  • Kéo dài dai dẳng.
  • Xuất hiện nhiều mủ, chảy dịch ra ngoài và có mùi hôi tanh. 
  • Nếu chăm sóc tốt chỉ khoảng 2 – 3 tuần là bệnh sẽ thuyên giảm. 
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính có một số biểu hiện đặc trưng như đau nhức tai kèm theo sốt cao, ngứa ngáy trong tai

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa cấp tính giai đoạn khởi phát

  • Sốt cao
  • Cảm giác ngứa ngáy 
  • Đau nhức tai dữ dội
  • Suy giảm thính lực
  • Viêm họng, sưng họng
  • Viêm mũi dị ứng
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi liên tục

Triệu chứng viêm tai giữa cấp tính giai đoạn toàn phát

  • Sốt cao kéo dài, mệt mỏi.
  • Thỉnh thoảng bị co giật hoặc xuất hiện triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
  • Ù tai, đau tai dữ dội, đau sâu bên trong màng nhĩ ở mức độ nặng,
  • Chảy dịch màu vàng, mùi dịch tanh hôi.
  • Suy giảm thính lực, điếc tạm thời…
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính
Người bệnh dần bị suy giảm thính lực, có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh

Lưu ý cảnh báo: Triệu chứng của bệnh thường chuyển biến rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi và diễn tiến một cách âm thầm. 

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa cấp tính

  • Thủng màng nhĩ

Có 2 nguyên nhân lớn nhất gây ra biến chứng này:

    • Thứ nhất là do diễn biến tự nhiên của bệnh. Sự xuất hiện của dịch mủ ứ đọng bên trong tai giữa khiến cho màng nhĩ bị căng phồng, hành người bệnh đau nhức và sốt cao. Khi màng nhĩ căng quá mức đến một thời điểm nào đó sẽ bị thủng để giải thoát mủ và giảm triệu chứng. 
    • Thứ hai là do ảnh hưởng từ quá trình điều trị. Có nhiều trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định rạch màng nhỉ để hút mủ ra ngoài. Tuy nhiên, nếu vết rạch bị viêm nhiễm, loét to thì sẽ khó hồi phục như ban đầu. 
Biến chứng của bệnh viêm tai giữa cấp tính
Bệnh viêm tai giữa cấp tính nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Hoại tử các bộ phận bên trong tai giữa

Nếu bệnh trong giai đoạn này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hoại tử các cơ quan, bộ phận bên trong tai giữa, viêm tai trong. 

  • Viêm xương chũm 

Xương chũm là một dạng xương sọ và cấu tạo nên thành trong của tai giữa. Do đó, việc mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính nặng sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến xương chũm. 

Kèm theo một số biến chứng khác như viêm màng não, viêm não, áp xe não, nhiễm trùng huyết, viêm tĩnh mạch bên, tắc tĩnh mạch, chậm phát triển trí tuệ, bị liệt, có nguy cơ tử vong cao…

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp tính

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp tính
Việc chẩn đoán bệnh viêm tai giữa cấp tính thường dựa trên các yếu tố lâm sàng trong vòng 48 tiếng
  • Dùng ống soi tai bơm hơi: Giúp phát hiện xem có sự xuất hiện của dịch mủ, sưng phồng màng nhĩ hay lỗ thủng màng nhĩ hay không.
  • Đo màng nhĩ: Đây thực chất là đo thính lực của người bệnh bằng cách đo áp suất không khí bên trong tai. 
  • Sử dụng phản xạ kế: Bác sĩ sẽ sử dụng một loại dụng cụ chuyên khoa có tên phản xạ kế để tạo ra âm thanh kế bên tai của người bệnh. 

Phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp tính phổ biến

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc điều trị viêm tai giữa cấp tính cần thực hiện theo quy trình và tuân thủ các nguyên tắc giảm đau, chống nhiễm khuẩn và theo dõi sau điều trị. 

Phương pháp giảm đau nhức tai và hạ sốt

Phương pháp này cần được thực hiện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh gồm đau nhức tai kèm theo sốt cao.

  • Dùng khăn ẩm, hơi ấm nóng để đắp lên trán và vùng tai bị viêm. 
  • Dùng thuốc nhỏ tai không kê đơn.
  • Uống thuốc hạ sốt và giảm đau (Ibuprofen, Paracatemol…)
  • Cởi bớt quần áo hoặc mặc quần áo rộng rãi.

Điều trị viêm tai giữa cấp tính nội khoa

Điều trị viêm tai giữa cấp tính nội khoa
Điều trị viêm tai giữa cấp tính bằng thuốc chủ yếu dựa vào cơ chế kháng viêm, chống khuẩn và giảm đau
  • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc Amoxicillin: Liều dùng tối đa 90mg/ kg/ ngày, ngày uống 2 lần và duy trì sử dụng thuốc trong 7 – 10 ngày. 
    • Thuốc Augmentin dạng uống hoặc dạng tiêm. Liều dùng cho người lớn là 625mg/ 2 – 3 lần/ ngày. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi dùng liều 25 – 50mg/ kg/ ngày. Lưu ý không dùng hơn 14 ngày. Còn ở dạng thuốc tiêm dùng liều tối đa là 80mg/ kg/ ngày. Chỉ sử dụng cho người lớn, tối đa 3 lọ/ ngày. 
    • Thuốc Cephalosporine: Thuốc có khả năng diệt khuẩn gram dương hiệu quả. Sử dụng thuốc qua đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch với liều tối đa 50mg/ kg/ ngày và chỉ dùng từ 7 – 10 ngày. 
    • Thuốc Clindamycin: Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống. Đối với người lớn dùng liều 150 – 300mg/ lần và cách 6 tiếng uống 1 lần, những trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều 450mg/ lần, 6 tiếng 1 lần. Đối với trẻ em thì dùng liều thấp khoảng 3 – 6mg/ kg/ lần và cũng uống cách 6 tiếng 1 lần. 
  • Thuốc kháng Histamine tổng hợp: Đây là nhóm thuốc chống phù nề và Antihistamine. 
  • Thuốc Steroid: Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng song song với kháng sinh. Liều dùng khuyến cáo là 2mg/ kg/ ngày trong vòng 5 ngày. 
  • Một số loại thuốc khác: dùng kết hợp thuốc nhỏ lỗ tai để giảm đau, hỗ trợ làm lành vết thương bên trong tai. Trường hợp xuất hiện dịch mủ bên trong tai có thể sử dụng kết hợp Hydrocortisone để nhỏ. 

Lưu ý:

  • Đối với nhóm thuốc kháng sinh không khuyến khích sử dụng liều cao dài ngày. 
  • Thay vào đó nên tập trung điều trị bệnh gây ra nhiễm khuẩn.
  • Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng phải do bác sĩ chỉ định và kê đơn. 

Điều trị viêm tai giữa cấp tính ngoại khoa

1. Áp dụng liệu pháp Đông – Tây kết hợp

Ưu điểm của biện pháp này đó là tác động trực tiếp vào gốc rễ nguồn căn gây bệnh và loại bỏ mầm bệnh, phục hồi chức năng thính giá và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

1. Áp dụng liệu pháp Đông - Tây kết hợp
Điều trị viêm tai giữa cấp tính bằng các biện pháp ngoại khoa sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định biện pháp thích hợp
  • Bước 1: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị cộng hưởng âm thanh để xác định chính xác mức độ tổn thương của tai. Sau đó, dựa vào kết quả chẩn đoán mà kê một số loại thuốc Tây giúp phục hồi chức năng thính giác. 
  • Bước 2: Sử dụng năng lượng từ tia hồng quang, tia sóng viba… và chiếu trực tiếp vào tai để tiêu diệt các ổ khuẩn đang trú ngụ bên trong. 
  • Bước 3: Kết hợp các liệu pháp phổ biến trong Y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu, massge để hỗ trợ làm giảm áp lực màng nhĩ cùng các bài thuốc Đông y.

2. Phẫu thuật viêm tai giữa

  • Kỹ thuật Plasma: Trong trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa cấp tính do xuất hiện các triệu chứng của các bệnh lý tai mũi họng.
  • Nạo VA, cắt amidan: Nếu người bệnh bị viêm tai giữa cấp tính do viêm VA hoặc bị viêm amidan.
  • Chích rạch màng nhĩ: Mục đích của phương pháp này đó là dẫn lưu dịch mủ trong tai ra ngoài một cách chủ động. 
  • Phẫu thuật đặt ống thông khí ở ống tai: Khác với việc rạch màng nhĩ, phương pháp này được thực hiện bằng cách chèn các ống nhỏ vào bên trong tai để dẫn lưu dịch và không khí thừa từ tai giữa ra bên ngoài. 

Gợi ý: Bệnh viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quá

3. Mẹo chữa viêm tai giữa cấp tính tại nhà

  • Chữa viêm tai giữa cấp tính bằng cây sống đời

Việc sử dụng cây sống đời để điều trị viêm tai giữa cấp tính cũng không có gì phải bàn cãi. Các tinh chất trong sống đời giúp làm triệu chứng sưng viêm bên trong tai.

Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá sống đời còn tươi.
    • Ngâm lá qua nước muối loãng và rửa sạch.
    • Cho vào cối giã nát và lọc lấy phần nước cốt, sau đó cho vào lọ đậy kín nắp để bảo quản.. 
    • Một ngày nhỏ 2 lần, mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt vào bên trong tai. 
3. Mẹo chữa viêm tai giữa cấp tính tại nhà
Chữa viêm tai giữa cấp tính bằng cây sống đời là một trong những mẹo hay được nhiều người áp dụng hiệu quả
  • Chữa viêm tai giữa cấp tính bằng rau diếp cá

Các thành phần trong rau diếp cá có khả năng giảm đau, giảm viêm cũng như ức chế sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một bó rau diếp cá tươi
  • Lấy phần lá đem đi rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi đem đi giã nát, lọc lấy nước cốt. 
  • Mỗi lần sử dụng nhỏ vào trong tai khoảng 1 – 3 giọt, ngày dùng tối đa 3 lần.

Lưu ý trong điều trị viêm tai giữa cấp tính

  • Dù áp dụng điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh cũng phải thường xuyên tái khám lại sau khoảng 1 – 2 tuần.  
  • Phải tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như đơn thuốc đã kê. 
  • Đối với các mẹo chữa viêm tai giữa cấp tính tại nhà mặc dù dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng hiệu quả thì không phải ai cũng đạt được. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp tính hiệu quả

Đối với trẻ nhỏ: 

  • Thực hiện tiêm ngừa, tiêm vắc – xin đúng liều.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 2 năm đầu đời vì trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ đúng cách, đặc biệt là trong mùa lạnh.
  • Sau khi tắm xong phải lau thật khô người và trong tai. 
  • Việc lấy rái tai cho trẻ cần được thực hiện đúng cách, không ráy tai cho con quá thường xuyên và quá sâu. 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai khi chưa biết rõ về công dụng và liều dùng.
Một số lưu ý trong điều trị viêm tai giữa cấp tính
Chủ động phòng tránh viêm tai giữa cấp tính bằng những thói quen sống lành mạnh và khoa học là điều các chuyên gia khuyến khích thực hiện

Đối với người lớn:

  • Tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn thoáng mát, sạch sẽ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tập thể dục, vận động hằng ngày. 
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/ lần.

Bệnh viêm tai giữa cấp tính không khó điều trị và có thể phòng ngừa được từ sớm. Vì vậy, hãy chú trọng chăm sóc sức khỏe một cách khoa học và thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, hạn chế tối đa việc khiến bệnh nặng hơn và gây biến chứng. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:35 - 14/12/2023 - Cập nhật lúc: 16:32 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Viêm tai giữa mạn tính Viêm tai giữa mạn tính là gì? Thông tin cần biết
Viêm tai giữa mạn tính là giai đoạn bệnh nghiêm trọng với nhiều triệu chứng phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính…
Vi khuẩn của người bệnh viêm tai giữa không lây lan. Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Bệnh viêm tai giữa có lây không? Vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa không lây lan trực tiếp nhưng…

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng tai giữa, rất phổ biến ở trẻ từ 5 tháng…

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường có các triệu chứng phổ biến như tai sưng, đau rát, giảm…

Vành tai bị ngứa chảy nước vàng – Nguyên nhân và cách điều trị

Vành tai bị ngứa chảy nước vàng là biểu hiện liên quan đến một số bệnh lý. Ngoài ra, triệu…

Viêm ống tai ngoài (tai ngoài bị nhiễm trùng) và cách điều trị

Viêm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da bao phủ ống tai ngoài. So với tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua