Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh lý này. Giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị bệnh.

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không
Liệu bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải cần đến các biện pháp điều trị chuyên sâu?

Bàn về vấn đề “bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không?”, bác sĩ Đinh Thị Thu Hương – Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết:

Bệnh viêm tai giữa chỉ có thể khỏi khi tình trạng viêm nhiễm được khắc phục hoàn toàn. Thông thường, khi bị các phản ứng viêm tấn công thì hệ miễn dịch sẽ có cơ chế tự đáp ứng để chống lại chúng. Đối với một số ít người có hệ miễn dịch tốt, các triệu chứng của bệnh có thể dần cải thiện sau 3 – 5 ngày dù không điều trị. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị viêm tai giữa sẽ rất khó khắc phục nếu chưa nhận được sự can thiệp đúng cách.

Trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành hút mủ, làm sạch trong hòm nhĩ, ống tai. Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại kháng sinh đường uống hay nhỏ trực tiếp vào tai.

Nếu bệnh ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh ngay với mục đích dẫn lưu mủ. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị viêm nhiễm.”

Xem thêm: Viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết? 

Những lưu ý khi mắc bệnh viêm tai giữa

1. Phát hiện và thăm khám kịp thời

Với bệnh viêm tai giữa, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế được tình trạng nhiễm trùng lan rộng và nặng nề.

Phát hiện và thăm khám kịp thời
Cần sớm thăm khám khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh

Gợi ý: Bệnh viêm tai giữa có lây không? Cách phòng tránh 

Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cùng với việc sử dụng ống soi tai để chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm sau có thể sẽ được chỉ định:

  • Đo lưỡng nhĩ
  • Kiểm tra phản xạ âm
  • Xét nghiệm dịch tai

Sau khi thăm khám, chẩn đoán và xác định mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

2. Nghiêm túc điều trị

Đối với bệnh viêm tai giữa, các phản ứng viêm trong tai thường diễn tiến nhanh và bạn sẽ không thể quan sát được. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan, cần nghiêm túc điều trị để nhận được kết quả tốt nhất.

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ chỉ định.
  • Tuyệt đối không thay đổi kế hoạch dùng thuốc.
  • Không tự ý ngưng thuốc, mặc dù các triệu chứng có thể đã giảm.

Đọc thêm: Đặt ống khí viêm tai giữa như thế nào? Quy trình & chi phí

3. Biện pháp phòng ngừa

  • Vệ sinh tai đúng cách, không dùng tay để ngoáy, gãi tai.
  • Với tăm bông vệ sinh tai chỉ nên dùng đúng một lần.
  • Tránh để xà bông hay nước chui vào lỗ tai.
  • Nếu bệnh chưa khỏi hoàn toàn, không nên bơi lội hay ngâm mình dưới nước quá lâu.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Khi bị viêm tai giữa, tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để có phương án điều trị phù hợp. Tránh chủ quan vì bệnh sẽ rất khó tự khắc phục và còn dễ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa và những thông tin cần biết

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước khi quyết định…

Viêm tai trong – Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Viêm tai trong hay nhiễm trùng tai trong thường là do viêm hoặc do các bộ phận của tai bị…

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá được rất nhiều người bệnh áp dụng. Đây là phương pháp…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua