Đau tai khi nhai và các bệnh lý có thể liên quan

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau tai khi nhai có thể liên quan đến một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt mang tai, u vòm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA,… Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết về bệnh.

Đau tai khi nhai và 9 bệnh lý có thể liên quan

1. Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm (rối loạn khớp thái dương – hàm) là tình trạng đau nhức và co thắt cơ ở khớp thái dương và hàm. Nguyên nhân do khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới bị mất cân bằng. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này là đau tai khi nhai, không há miệng to được, ù tai, chóng mặt, mỏi cơ hàm,…

Loạn năng thái dương hàm
Đau tai khi nhai là triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn khớp thái dương – hàm

Loạn năng thái dương hàm có thể được cải thiện bằng các phương pháp như ổn định cấu trúc răng, dùng thuốc giảm đau, liệu pháp xoa bóp,…

Xem thêm: Viêm tai xương chũm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

2. Viêm tuyến mang tai

Viêm tuyến mang tai là bệnh lý hình thành khi tuyến nước bọt ở mang tai bị nhiễm trùng do virus, nấm và vi khuẩn xâm nhập.

Vùng quanh tai sẽ có xu hướng sưng đau, đỏ và nóng hơn bình thường. Do đó khi hoạt động nhai hoặc nói chuyện, vùng tai và hàm sẽ đau đớn và khó chịu. 

3. Viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài là tình trạng ống tai ngoài bị viêm và nhiễm trùng. Bệnh lý thường xảy ra sau khi bơi lội hoặc do vệ sinh tai không đúng cách.

Viêm ống tai ngoài có thể gây đau dữ dội nếu không được kiểm soát kịp thời. Cơn đau có xu hướng nặng hơn khi nhai hoặc há miệng to.

4. U tuyến mang tai

U tuyến mang tai là tình trạng khối u xuất hiện ở tuyến nước bọt mang tai. Khối u thường xuất hiện dưới dái tai, nắp sau hoặc sau tai.

U tuyến mang tai
U tuyến mang tai có thể chèn ép và gây đau nhức tai dữ dội

Với những khối u nhỏ và lành tính, hầu hết người bệnh đều không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối, khối u ác tính có thể sưng to và gây đau dữ dội. 

Gợi ý: Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Cách điều trị  

5. U vòm họng

U vòm họng là tình trạng các tế bào ở vòm họng loạn sản và hình thành khối u ở cơ quan này. Khối u ở vòm họng khiến cổ họng bị nghẹn, vướng mắc và khó khăn khi nuốt.

Khi khối u phát triển, hoạt động giao tiếp và ăn uống có thể khiến cơn đau từ cổ họng lan đến tai. U vòm họng có thể gây ra các di chứng nghiêm trọng nếu không điều trị. 

6. Viêm amidan

Hiện tượng viêm amidan có thể gây sưng hạch bạch huyết ở cổ. Hạch bạch huyết này có thể chèn ép dây thần kinh và gây đau tai do bạn nhai hoặc há miệng to.

7. Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang ở mũi, má và trán. Nhiễm trùng ở các xoang khiến mũi bị nghẹt, dẫn đến tình trạng tăng áp lực ở vùng tai giữa và gây đau tai.

Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, triệu chứng đau tai thường chỉ phát sinh khi bạn nói to hoặc nhai thức ăn.

Viêm xoang
Viêm xoang là tăng áp lực lên ống tai giữa và gây đau tai khi nhai/ giao tiếp

Đọc thêm: Bị viêm tai giữa nên uống thuốc gì? Những lưu ý nên biết

8. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng tai giữa gây đau nhức tai, ù tai, ngứa ngáy, chảy dịch, chóng mặt, sốt, mệt mỏi,… Cơn đau do viêm tai giữa thường có xu hướng tăng lên khi nhai hoặc nuốt nước bọt.

9. Viêm VA

VA là cơ quan miễn dịch, có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và tổn thương phổi. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị sưng viêm do các bệnh lý tai mũi họng kéo dài như viêm amidan, viêm tai giữa,…

Viêm VA
Nhiễm trùng VA có thể gây đau nhức ở các cơ quan tai mũi họng khác

Nhiễm trùng VA có thể gây đau nhức ở một số cơ quan tai mũi họng khác. Triệu chứng này thường xuất hiện khi nhai, nuốt nước bọt hoặc khi giao tiếp.

Bài viết đã tổng hợp một số bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau tai khi nhai. Tuy nhiên việc xác định bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng và quan sát thực thể có thể dẫn đến tình trạng sai lệch. Để được chẩn đoán chuyên sâu, bạn nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Sưng đau vùng mang tai, đau hơn khi nói hoặc nuốt là triệu chứng thường gặp của bệnh Viêm tuyến nước bọt mang tai – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường nhầm lẫn với bệnh quai bị. Thế nhưng đây là hai bệnh khác…

Vi khuẩn của người bệnh viêm tai giữa không lây lan. Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Bệnh viêm tai giữa có lây không? Vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa không lây lan trực tiếp nhưng…

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở toàn bộ hệ thống…

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa là bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng. Thế nhưng…

Ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán, điều trị

Ù tai là triệu chứng thường xảy ra khi bạn tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, đây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua