Viêm tuyến nước bọt mang tai – Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường nhầm lẫn với bệnh quai bị. Thế nhưng đây là hai bệnh khác nhau, trong đó viêm tuyến nước bọt mang tai do tổn thương tại tuyến nước bọt và nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai
Vị trí của tuyến nước bọt mang tai

  • Do nhiễm vi khuẩn: Loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Staphylococcus aureus. Ngoài ra còn có một số chủng khác như Streptococcus viridans (liên cầu khuẩn), Haemophilus influenzae (vi khuẩn gây viêm màng não), Streptococcus pyogenes, Escherichia Coli (E.coli)…
  • Do virus gây bệnh làm giảm lượng nước bọt tiết ra hoặc do ống dẫn nước bọt bị viêm hoặc tắc nghẽn. 
  • Do các yếu tố nguy cơ như mất nước, tắc dòng chảy tuyến nước bọt, phẫu thuật, thuốc xạ trị ung thư đầu và cổ, do ống dẫn nước bọt bị nhầy,…

Đọc thêm: Viêm tuyến nước bọt nổi hạch: Triệu chứng và cách đều trị 

Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt

Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt
Sưng đau vùng mang tai, đau hơn khi nói hoặc nuốt là triệu chứng thường gặp của bệnh
  • Sưng to vùng tuyến nước bọt mang tai, sưng lan rộng xung quanh tuyến.
  • Sưng tấy, đỏ đau da vùng tuyến kèm theo nói, nuốt đau, có xuất hiện hạch viêm.
  • Thường xuyên bị mất vị giác, không thể mở to miệng, khó chịu.
  • Có mủ trong miệng, khô miệng kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, sốt 38 – 39 độ C. Ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ ra ở miệng ống Stenon
  • Đau tức vùng tuyến mang tai, tăng tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn ngon hoặc chua.
  • Đối với bệnh do vi khuẩn, virus thường xuất hiện sau viêm nhiễm amidan, viêm lượng, mất tiết nước bọt sau khi tăng năng giáp…
  • Ở bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát nhiều lần thường bị sưng to 2 bên tuyến mang tai khiến khuôn mặt biến dạng. 

Viêm tuyến nước bọt mang tai có giống quai bị?

Hai bệnh này có triệu chứng khá giống nhau nên dễ bị nhầm. Tuy nhiên, có thể phân biệt dựa trên biến chứng của bệnh.

Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể khiến mặt mũi biến dạng, trong khi đó quai bị là bệnh có nguy cơ gây vô sinh cao.

Quai bị là bệnh lây nhiễm còn bệnh viêm tuyến nước bọt thông thường không lây nhiễm. Ngoài ra, quai bị cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt, tuy nhiên hai bệnh này không thể đồng nhất với nhau.   

Gợi ý: Nổi mụn nước ở vành tai: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cách điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai

Điều trị bằng Thuốc

Cách điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai
Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị thường được áp dụng

Các loại thuốc thường được chỉ định: kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề, chống viêm, các loại kháng enzym, tiêm trực tiếp kháng sinh và corticoid vào tuyến nước bọt qua đường ống Stenon. 

Điều trị tại nhà

  • Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để kích thích và giữ cho tuyến nước bọt luôn sạch sẽ.
  • Thường xuyên massage và chườm ấm vào vùng tuyến nước bọt bị tổn thương.
  • Súc miệng bằng nước ấm có pha thêm một ít muối.
  • Ngậm kẹo chanh không đường hoặc mút chanh chua.

Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt đều không cần phải phẫu thuật mà chỉ dùng thuốc kháng sinh và phương pháp chọc hút nếu có ổ áp – xe. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát thì bệnh nhân sẽ được kiến nghị để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai hay tuyến hàm dưới.

Tham khảo thêm: Quy trình, thời điểm và chi phí khi đặt ống khí viêm tai giữa

Phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai
Uống nhiều nước để phòng ngừa yếu tố nguy cơ gây bệnh
  • Uống nhiều nước và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Nên dùng bàn chải đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. 

Viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần là một bệnh lành tính. Mặc dù bệnh không lây lan thành dịch, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại có nguy cơ gây biến dạng khuôn mặt. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và các phương pháp điều trị

Viêm tai giữa ở người lớn thường không phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với trẻ em.…

Thuốc nhỏ tai Polydexa: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Polydexa được nhập khẩu bởi Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà. Thuốc được chỉ định…

Viêm tai giữa mạn tính Viêm tai giữa mạn tính là gì? Thông tin cần biết

Viêm tai giữa mạn tính là giai đoạn bệnh nghiêm trọng với nhiều triệu chứng phức tạp, gây ra nhiều…

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá được rất nhiều người bệnh áp dụng. Đây là phương pháp…

Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao?

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng nhiễm trùng tai giữa đi kèm với triệu chứng ứ dịch sau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua