Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ khi không được kiểm soát nhiễm trùng ở ống tai giữa kịp thời. Tình trạng chảy mủ thường đi kèm với thủng màng nhĩ, gây đau nhức và làm giảm khả năng nghe.

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa chảy mủ là biến chứng của tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa. Tình trạng này khá nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?
Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Biến chứng chảy mủ ở trẻ bị viêm tai giữa có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nghe, mức độ tiếp thu và tư duy.

Các triệu chứng nhận biết:

  • Mủ có màu trắng đục/ vàng chanh/ nâu sẫm chảy ra ống tai ngoài.
  • Trẻ gặp khó khăn khi nghe, thường có phản ứng chậm với lời nói.
  • Màng nhĩ thủng.
  • Mệt mỏi, nóng sốt, chóng mặt,…

Trong trường hợp lơ là, tình trạng chảy mủ có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính, gây phá hủy xương chũm và tổn thương các cơ quan lân cận.

Xem thêm: Viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết?

Chẩn đoán viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ nhỏ

  • Nội soi tai: Nội soi tai nhìn thấy màng nhĩ thủng, chảy mủ và dịch nhầy ra ống tai ngoài.
  • Đo thính lực: Trẻ bị viêm tai giữa có mủ thường có khả năng nghe kém.
  • Chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI): Được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có các biến chứng ở nội sọ và cơ quan xung quanh.

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ phải điều trị như thế nào?

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị tại chỗ. Giúp làm sạch tai, tăng cường dẫn lưu mủ ra bên ngoài và ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bao gồm việc dùng thuốc uống/ tiêm và thuốc điều trị tại chỗ
  • Thuốc nhỏ tai làm sạch (natri clorid 0.9%)
  • Thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần (Otofa, Ciplox,…)
  • Thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt Paracetamol và NSAIDs 
  • Thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, quinolon và macrolid. Tránh dùng kháng sinh nhóm aminoglycoside cho trẻ.

Điều trị nội khoa thường kéo dài trong khoảng 2 tuần. Nếu màng nhĩ không tự liền lại, bác sĩ sẽ cân nhắc vá nhĩ.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Cách điều trị

2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật được thực hiện khi màng nhĩ của trẻ không có khả năng tự phục hồi hoặc đã xuất hiện Cholesteatome (khối u biểu bì nằm giữa xương chũm và tai giữa).

  • Phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần
  • Phẫu thuật vá nhĩ và chỉnh hình xương con
  • Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm

Phòng ngừa viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ

Sau khi điều trị dứt điểm, bạn cần chủ động chăm sóc để phòng ngừa tái phát ở con trẻ.

Phòng ngừa viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ
Cần chủ động phòng ngừa bệnh viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ
  • Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý hoặc dùng dịch rửa tai chuyên dụng 2 lần/ tuần. 
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng khác
  • Khi bơi lội nên sử dụng nút tai cho trẻ để tránh nước ứ đọng bên trong.
  • Nên cho trẻ uống đủ nước và giữ ấm cơ thể.
  • Nâng cao thể trạng và sức đề kháng bằng cách cho trẻ bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin,…
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cơ thể.
  • Đeo khẩu trang khi đưa trẻ đến những nơi công cộng.
  • Thăm khám định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần.

Với những trường hợp không điều trị kịp thời, viêm tai giữa chảy mủ có thể gây ra các biến chứng như viêm tắc xoang tĩnh mạch và áp xe não. Do đó khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần chủ động đến trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà

Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá được rất nhiều người bệnh áp dụng. Đây là phương pháp…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Cách Chữa Viêm Tai Giữa bằng Xông Hương Thảo Dược

Điều trị viêm tai giữa bằng xông hương thảo dược là phương pháp lưu truyền được nhiều người áp dụng.…

Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát…

Viêm tai giữa – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, bệnh lý này thường xảy ra vào mùa đông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua