Cách chữa viêm tai giữa tại nhà – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Cách chữa viêm tai tại nhà thích hợp cho những trường hợp bệnh không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc điều trị cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn, đặc biệt là đối với trẻ em.

Điều trị viêm tai giữa tại nhà được không?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm tai cấp tính phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.

Điều trị viêm tai giữa tại nhà được không?
Trong một số trường hợp người bệnh có thể điều trị viêm tai giữa tại nhà

rong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày, cần đến bác sĩ để được kiểm tra.

Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

Tham khảo thêm: Dùng rau diếp cá chữa viêm tai giữa đơn giản tại nhà

Một số cách chữa viêm tai giữa tại nhà

1. Sử dụng thuốc nhỏ tai không kê đơn

Thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể hiệu quả trong việc điều trị các trường hợp viêm tai giữa nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc nhỏ tai khi có bất kỳ dịch hoặc chất lỏng tiết ra từ tai. 

Nếu nhiễm trùng không được cải thiện hoặc nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc nhỏ và liên hệ với bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, người bệnh có thể tạo một hỗn hợp tại nhà gồm một ít rượu và một ít giấm trắng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng hỗn hợp khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

Gợi ý: Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ giải đáp

2. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau viêm tai giữa.

2. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng viêm tai giữa

Không cho Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và thận trọng khi dùng Aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi. 

3. Chườm ấm

Người bệnh có thể chườm khăn ấm lên vành tai và khu vực đau để hỗ trợ giảm đau. Đặt túi đậu trong lò vi sóng 30 giây hoặc cho đến khi nó đạt được nhiệt độ mong muốn. Áp túi đậu vào tai để giảm đau.

Ngoài ra, người bệnh đun nóng một chén muối và đặt vào một miếng vải, buộc chặt và đặt lên tai bị ảnh hưởng trong 5 đến 10 phút.

4. Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bị nhiễm trùng, cơ thể cần thời gian để phục hồi. Do đó, hãy chắc chắn rằng người bệnh dành đủ thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt là khi bị sốt.

4. Dành thời gian nghỉ ngơi
Dành thời gian nghỉ ngơi để chống lại nhiễm trùng

5. Sử dụng tinh dầu tỏi

Chỉ cần nấu 2 tép tỏi với 2 dầu mè cho đến khi chuyển sang màu đen. Bảo quản tinh dầu trong tủ lạnh và sử dụng dần. Mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt dầu ấm vào mỗi tai để sát trùng và giảm đau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng tinh dầu tỏi để điều trị viêm tai giữa.

Xem thêm: Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có hiệu quả không?

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu bị sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng giống như cúm như buồn nôn hoặc nôn có nghĩa là nhiễm trùng đang trở nên nghiêm trọng. Lúc này người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Khi nào cần gọi bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ nếu dấu hiệu viêm tai giữa kéo dài hơn 3 ngày

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Cứng cổ hoặc nổi các hạch bạch huyết ở cổ
  • Sưng, đau hoặc đỏ quanh tai
  • Mất thính lực
  • Chảy dịch từ tai
  • Có dấu hiệu vỡ màng nhĩ như đau nhói ở tai

Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa

  • Rửa tay thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ, giữ sạch đồ chơi và bề mặt tiếp xúc.
  • Không hút thuốc lá hoặc không tiếp xúc với người hút thuốc lá. 
  • Tiêm phòng đầy đủ để tránh nhiễm trùng.
  • Tai ngoài nên được làm sạch và khô đúng cách.
  • Không nên dùng tăm bông hoặc các đồ vật khác để làm sạch tai. 

Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ phù hợp khi bệnh còn nhẹ và mới bùng phát. Nếu bệnh không thuyên giảm, cần đến bác sĩ nhanh chóng để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Cách Chữa Viêm Tai Giữa bằng Xông Hương Thảo Dược

Điều trị viêm tai giữa bằng xông hương thảo dược là phương pháp lưu truyền được nhiều người áp dụng.…

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Cách chữa viêm tai tại nhà thích hợp cho những trường hợp bệnh không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc điều…

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng tai giữa, rất phổ biến ở trẻ từ 5 tháng…

Thuốc nhỏ tai Otifar: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung huyết.…

Cách chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua