Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ tại nhà
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng tai giữa, rất phổ biến ở trẻ từ 5 tháng đến 2 tuổi. Bệnh có thể tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kéo dài nếu không điều trị đúng cách.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng tai phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng tai giữa của các bé sơ sinh bị các loại vi khuẩn hay virus tấn công và gây viêm nhiễm.
Bệnh thường xuất hiện ở 2 dạng chính:
- Viêm tai giữa cấp tính (AOM)
- Viêm tai giữa có tràn dịch (OME)
1. Nguyên nhân
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh:
- Ống eustachian của trẻ sơ sinh còn ngắn, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn đi vào tai giữa.
- Adenoids ở đường mũi hoạt động không tốt, đôi khi còn cản trở việc mở ống eustachian.
- Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
- Hệ quả khi bị một số bệnh tai mũi họng như viêm amidan, viêm VA, viêm xoang…
- Trẻ bú bình cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cao hơn.
2. Triệu chứng
Trẻ kéo tai:
Trong nỗ lực để giải tỏa cơn đau, trẻ thường dùng tay kéo tai của mình lên. Nhiều bé còn dùng tay để đập vào tai vì chúng gặp khó khăn trong việc xác định vị trí đau nhức.
Khó nằm hay khó ngủ:
Khi trẻ nằm xuống thường sẽ tạo ra sự thay đổi áp lực lên vùng tai giữa. Điều này sẽ khiến trẻ không thoải mái, bởi cơn đau có thể sẽ khó chịu hơn.
Tai chảy dịch:
Chất lỏng đặc, màu vàng, đôi khi kèm theo máu có thể là kết quả của hiện tượng vỡ màng nhỉ.
Trẻ khóc, cáu gắt:
Áp lực và tình trạng đau tai có thể sẽ khiến trẻ quấy khóc, khó chịu nhiều hơn bình thường.
Khó nghe:
Chất lỏng tích tụ ở trong tai giữa có thể khiến vấn đề nghe của trẻ gặp khó khăn. Ở nhiều trường hợp, trẻ còn bị mất thính giác tạm thời.
Sốt:
Đây là một trong những biểu hiện của trẻ cảnh báo một bệnh nhiễm trùng. Trẻ có thể bị sốt từ khoảng 39°C trở lên.
Các vấn đề tiêu hóa:
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các loại virus gây viêm tai giữa cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Chúng có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai, nuốt, chán ăn, tiêu chảy hay nôn.
3. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh nhiễm trùng khá nguy hiểm. Trẻ có nguy cơ cao bị thủng màng nhĩ khi chất dịch lỏng kéo vào màng. Dịch tai còn làm quá trình lưu thông máu bị gián đoạn.
Ngoài ra, trẻ còn dễ gặp tình trạng mất thính giác tạm thời. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Để chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, ban đầu bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của trẻ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tai của trẻ bằng cách sử dụng ống soi tai có đèn.
Ngoài ra, một số xét nghiệm khác cũng sẽ được chỉ định để hỗ trợ đưa ra chẩn đoán chính xác. Điển hình như xét nhiệm đo nhĩ lượng, sinh thiết dịch mủ…
Gợi ý: Bé bị viêm tai giữa chảy mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
Điều trị và chăm sóc bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
1. Chăm sóc tại nhà
Bổ sung nước:
Cần cho trẻ uống nước thường xuyên hơn. Cơ chế nuốt có thể giúp mở rộng ống eustachian. Từ đó có thể khiến chất lỏng bị mắc kẹt trong tai chảy ra dễ dàng hơn.
Nén ấm:
Bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm và ẩm để đặt lên tai của bé. Thời gian đặt dao động trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Sử dụng dầu:
Chỉ áp dụng cách này khi không có chất lỏng chảy ra từ tai của bé. Có thể nhỏ vài giọt dầu ô liu hay dầu mè vào tai đang bị tổn thương.
Nâng đầu của bé:
Việc nâng nhẹ đầu của bé lên sẽ giúp cải thiện dẫn lưu xoang. Tuy nhiên, không nên kê trực tiếp gối ngay dưới đầu của bé. Thay vào đó, bạn có thể đặt gối ở phía dưới nệm.
Tuyệt đối không sử dụng tăm bông ngoáy tai của trẻ. Đồng thời tránh vệ sinh tai cho trẻ bằng dung dịch oxy già.
Tham khảo thêm: Viêm tai giữa ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị
2. Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ
Nếu sau vài ngày, tình trạng không được cải thiện thì bạn nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm trùng, thể trạng cũng như độ tuổi của trẻ để có biện pháp can thiệp.
Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh khác để ức chế bệnh. Nếu sau 48 – 72 giờ sử dụng kháng sinh mà vẫn không đáp ứng thì bạn nên đưa trẻ tái khám ngay.
Cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ dẫn, giám sát kỹ lưỡng các biểu hiện trên cơ thể trẻ để kịp thời phát hiện khi có vấn đề bất thường phát sinh.
Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm lạnh.
- Chú ý giữ ấm cho trẻ.
- Ở những tháng đầu đời nên cho trẻ bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng.
- Tránh để trẻ làm đổ sữa vào trong tai.
- Giữ vệ sinh tai cho trẻ đúng cách.
- Không cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá.
- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần được khắc phục đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thính giác của trẻ. Hãy sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi có các biểu hiện khác thường xuất hiện.
Bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Viêm tai giữa mạn tính– Những thông tin cần biết về bệnh
- Bệnh viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!