Viêm tai giữa mạn tính là gì? Thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa mạn tính là giai đoạn bệnh nghiêm trọng với nhiều triệu chứng phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa mạn tính là gì?

Viêm tai giữa là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn cho đến trẻ em. Trong đó, bệnh viêm tai giữa mạn tính là tình trạng nhiễm trùng khá nghiêm trọng, các triệu chứng kéo dài dai dẳng trên 12 tuần, tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm tai giữa mạn tính là gì?
Viêm tai giữa mạn tính là giai đoạn bệnh với nhiều triệu chứng nặng, biến chứng phức tạp và khó điều trị

Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai giữa mạn tính được chia làm 2 dạng chính gồm:

  • Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy: Xuất hiện ở trẻ em từ 3 – 8 tuổi với các dấu hiệu lâm sàng là chảy dịch bên trong tai. 
  • Viêm tai giữa mạn tính chảy mủ mạn tính: Xuất hiện mủ đặc, có mùi, màu hơi xanh và có thể xuất hiện cholesteatoma gây ra tình trạng nhiễm trùng tái phát. 
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Kèm theo một số triệu chứng như hoa mắt, ù tai, chóng mặt, sốt cao, co giật, thính lực kém, đau tai dữ dội, hốc hác, ăn ngủ kém, suy nhược…

Xem thêm: Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị

Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa mạn tính

  • Đau nhức dữ dội bên trong ta
  • Ù tai
  • Chảy mủ
  • Nổi hạch phía sau tai:
  • Rối loạn tiền đình
Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa mạn tính
Đau nhức tai dữ dội, tai chảy mủ, nổi hạch, chảy dịch… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa mạn tính

Bên cạnh đó, nếu đối tượng bị viêm tai giữa mạn tính là trẻ em, bố mẹ cần hết sức lưu ý một số triệu chứng như:

  • Đau nhức tai nên thường xuyên quấy khóc, không chịu nằm yên, vò đầu bứt tai,…
  • Mất khả năng thăng bằng.
  • Sốt cao kéo dài trên 38 độ C.
  • Suy giảm thính lực và phản ứng chậm với âm thanh.
  • Khó ngủ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Chảy dịch ra từ tai.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa mạn tính

  • Do vi khuẩn, virus hoặc nấm, loại vi khuẩn phổ biến nhất là Streptococcus pneumonia.
  • Điều trị bệnh cảm lạnh thông thường nhưng không hiệu quả cũng là điều kiện khiến cho vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ xuống bên dưới họng khiến cho dịch bị ứ đọng lại bên trong tai giữa. 
  • Trẻ em có vòi nhĩ ngắn, hẹp và hơi nằm ngang hơn so với người lớn nên rất dễ bị viêm tai giữa hơn. 
  • Do các chấn thương, áp lực lớn gây tổn thương màng nhĩ.
  • Do độc tố của vi khuẩn cao và do cơ địa thể trạng của người bệnh dễ bị tấn công.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa mạn tính
Những chấn thương, áp lực từ bên ngoài hoặc tổn thương do lấy ráy tai không đúng cách là những nguyên nhân gây ra viêm tai giữa mạn tính

Một số yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh như:

  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
  • Do thay đổi áp suất và độ cao đột ngột
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tự ý sử dụng kháng sinh và lạm dụng thuốc 
  • Có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm ra sao?

Thủng màng nhĩ

Tình trạng này có thể xảy ra theo hai hướng, một là vết thủng nhỏ thì không quá nguy hiểm, có thể tự lành lại sau 72 tuổi. Trường hợp còn lại là vết thủng to và nằm ở nhiều vị trí không có khả năng tự lành, bắt buộc người bệnh phải đến bệnh viện để vá màng nhĩ lại. 

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm ra sao?
Thủng màng nghĩ là biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm tai giữa mạn tính

Suy giảm thính lực hoặc mất thính lực lâu dài

Dù bị viêm tai giữa cấp tính hay viêm tai giữa mạn tính đều gây ra biến chứng suy giảm thính lực hoặc mất đi thính lực tạm thời khi chưa điều trị, nặng hơn có thể làm mất khả năng nghe vĩnh viễn.

Viêm nhiễm lan rộng

Các ổ khuẩn không được tiêu diệt và ngày càng sinh sôi phát triển khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng lan rộng, nhất là ở các cơ quan lân cận. 

Đọc thêm: Viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao? Cách điều trị bệnh

Biện pháp chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính

Biện pháp chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính
Việc chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính chủ yếu thông qua các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt
  • Các yếu tố lâm sàng: Người bệnh phải thông báo rõ và triệu chứng bản thân gặp phải, mức độ nặng hay nhẹ, tần suất xuất hiện… để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán bệnh. 
  • Các yếu tố cận lâm sàng: Tiến hành khám tai bằng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra xem đặc điểm dịch mủ, có xuất hiện tổ chức cholesteatoma không, màng nhĩ bị phồng hay xẹp lõm vào trong, đáy hòm nhĩ bị bẩn…; Đồng thời, người bệnh cũng có thể chụp CT Scan cả đầu hoặc vùng xương chũm để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. 
  • Chẩn đoán phân biệt: Tức là chẩn đoán chính xác căn bệnh bạn đang mắc phải là viêm tai giữa mạn tính chứ không phải là nổi nhọt, viêm ống tai ngoài, viêm tấy hạch…

Cách điều trị viêm tai giữa mạn tính 

Điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng thuốc Tây

Điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng thuốc Tây
Điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng thuốc nhằm mục đích làm sạch, giảm đau và bảo tồn chức năng nghe
  • Thuốc nhỏ tai: Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già, mỗi ngày nhỏ khoảng 6 – 10 giọt vào tai và tiến hành vệ sinh. 
  • Thuốc nhỏ tai dạng kháng sinh: Một số loại thuốc nhỏ tai được sản xuất dưới dạng kháng sinh cũng được chỉ định sử dụng như Neomycin, Polymyxin, Chloromycetin hoặc Gentamycin, Acid acetix 1.5%. ,…
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh toàn thân khi xuất hiện các đợt cấp của viêm tai giữa mạn tính.
  • Một số loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa steroid Ibuprofen…

Tham khảo thêm: Thông tin cần biết về Vacxin phòng viêm tai giữa

Phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh viêm tai giữa mạn tính không đáp ứng các biện pháp điều trị vừa kể trên, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh thực hiện phẫu thuật sớm để phòng ngừa biến chứng, đặc biệt là đối với trẻ em vì càng chậm trễ trong việc điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thính giác của trẻ, kéo theo đó là gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ. 

Hầu hết các trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính đều được chì định thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng cũng như mong muốn của người bệnh mà cân nhắc về biện pháp điều trị này.

Đặc biệt, với những bệnh nhân có hiện tượng bị viêm xương chũm, bị thủng màng nhĩ, xuất hiện tổ chức cholesteatoma trong tai hay gây biến chứng ảnh hưởng đến sọ não…. càng phải được phẫu thuật sớm. Phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính được thực hiện nhằm mục đích can thiệp vào bên trong, làm thoát hết dịch để tai khô ráo trở lại, ngăn ngừa biến chứng và bảo tồn cấu trúc, chức năng của tai. 

Phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính đều được chỉ định thực hiện phẫu thuật

Hiện nay, phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính có thể được thực hiện bằng những biện pháp sau:

  • Phẫu thuật vá màng nhĩ (Myringoplasty): Vật liệu được sử dụng để vá màng nhĩ phổ biến thường là các loại vật liệu tự thân như sụn vành tai, sụn bình tai, cân cơ thái dương…
  • Phẫu thuật vá màng nhĩ kết hợp chỉnh sửa xương con (Tympanoplasty)
  • Phẫu thuật xương chũm (Mastoidectomy): Phương pháp này cũng thường được áp dụng để khắc phục biến chứng viêm nhiễm xương chũm.
    • Phẫu thuật xương chũm đơn thuần (Cortical Mastoidectomy): Loại bỏ phần ngoài của xương chũm và làm sạch các tế bào bên trong xoang chũm.
    • Phẫu thuật xương chũm không hạ tường dây VII (Canal wall up mastoidectomy): Loại bỏ các tế bào xương chũm, giữ thành sau ống tai và tiếp cận tai qua giữa ngách mặt để làm sạch các tổ chức cholesteatoma. 
    • Phẫu thuật xương chũm có hạ tường dây VII (Canal wall down Mastoidectomy): Giữ xương con và phần màng nhĩ còn lại, phục hồi chức năng thính giác. 

Lưu ý trong điều trị viêm tai giữa mạn tính

  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 
  • Trong giai đoạn bệnh đã chuyển sang mạn tính, những cách điều trị bằng mẹo dân gian hay thuốc nam thường sẽ không còn hiệu quả nữa. 
  • Đối với những người bệnh được chỉ định phẫu thuật phải vệ sinh vết mổ hằng ngày bằng thuốc sát trùng chuyên dụng, với những trường hợp điều trị bằng cách chèn ống tai thì sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ được lấy ra. Tuyệt đối tránh nước, không được để nước chui vào tai. 
  • Chế độ chăm sóc cẩn thận, cả về chế độ sinh hoạt hằng ngày lẫn chế độ ăn uống. 
  • Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Vận động, tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng… 
  • Tái khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và chức năng tai. 

Hy vọng những thông tin bổ ích về bệnh viêm tai giữa mạn tính trong bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức hơn để quý bạn đọc tham khảo. Khuyến cáo nên thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa ngay khi xuất hiện triệu chứng để được điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Có nhiều cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được nhiều người áp dụng Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua 

Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được lưu truyền trong dân gian hiện nay đang được nhiều người…

Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một…

Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y có hiệu quả không?

Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y có rất nhiều cách. Để áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp,…

Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm…

triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em Viêm tai giữa ở trẻ em – Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng đôi khi cũng chuyển biến nặng. Do đó, cha…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua