Đau họng đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa thế nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Đau họng đau đầu thường do viêm họng, viêm amidan, sốt siêu vi, cảm lạnh,… gây ra. Để cải thiện tình trạng, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau họng đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Những nguyên nhân thường gặp gồm:

Đau họng đau đầu
Đau họng đau đầu thường do những tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp

1. Viêm họng và viêm amidan

Viêm họngviêm amidan là hai bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gặp, liên quan đến virus hoặc vi khuẩn, thường là cúm và liên cầu khuẩn. Cả hai bệnh lý này đều có khả năng gây đau họng đau đầu.

Khi niêm mạc amidan và hầu họng bị nhiễm trùng, vùng cổ họng thường sưng nóng, đỏ dẫn đến ho, đau họng dai dẳng. Ngoài ra nhiễm trùng khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, sốt, chóng mặt và đau đầu thường xuyên hơn. 

2. Cảm lạnh        

Cảm lạnh (bệnh viêm mũi họng) là tình trạng hầu họng và đường thở bị viêm cấp tính do nhiễm rhinovirus. Bệnh lý này có thể gây đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu nhẹ, mệt mỏi,…

Những triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường khởi phát sau 1 – 3 ngày ủ bệnh và kéo dài trong khoảng 2 tuần. Thông thường áp dụng các biện pháp nâng cao thể trạng kết hợp điều trị triệu chứng có thể giúp khắc phục nhanh tình trạng.

3. Cảm cúm

Cảm cúm (cúm) là nguyên nhân gây đau họng đau đầu phổ biến. Bệnh xảy ra khi cơ thể nhiễm virus cúm (thường là virus nhóm A và C). Cảm cúm đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao, hắt hơi, đau cơ, chảy nước mũi, đau đầu, ngứa và đau cổ họng,…

đau họng đau đầu là bệnh gì
Cảm cúm gây sốt cao kèm theo ho, sưng đau họng, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ,…

So với cảm lạnh, triệu chứng của bệnh cảm cúm có mức độ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu được chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.

4. Sốt siêu vi

Sốt siêu vi là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiễm các nhóm virus khác nhau. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao đột ngột.

Tình trạng nhiễm trùng virus không chỉ gây sốt mà còn đi kèm với một số triệu chứng khác như khô miệng, đau họng, nhức người, nổi ban, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,… Sốt siêu vi rất dễ bùng phát thành dịch nhưng phần lớn đều thuyên giảm sau 3 – 5 ngày điều trị và chăm sóc hợp lý.

5. Viêm xoang

Viêm xoang là một trong những bệnh lý có thể gây đau họng kèm đau đầu. Bệnh lý này làm sưng (phù nề) các mô lót bên trong xoang, cản trở quá trình dẫn lưu dịch dẫn đến nghẹt mũi, đau đầu, chảy dịch mũi sau gây viêm đau họng.

đau họng đau đầu là bệnh gì
Viêm xoang thường gây đau nhức và nặng mặt, đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi,…

Các phương pháp điều trị đau họng kèm đau đầu

Đau đầu đau họng kéo dài có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và giảm mức độ tập trung. Ngoài ra triệu chứng này xảy ra ở trẻ nhỏ còn khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và mất ngủ.

Vì vậy bạn nên sử dụng thuốc kết hợp biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng nói trên. Cụ thể:

1. Sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh lý gây đau họng và đau đầu.

đau họng đau đầu uống thuốc gì
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau hạ sốt,… để cải thiện triệu chứng đau họng, đau đầu

Dựa vào tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, trị nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Acetaminophen có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu và đau họng do nhiều bệnh lý gây ra.
  • Thuốc xịt rửa mũi: Nếu bị viêm xoang và cảm lạnh gây nghẹt mũi, sổ mũi, người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc xịt rửa mũi để giảm viêm, phù nề và loại bỏ dịch tiết hô hấp.

2. Chăm sóc tại nhà

Những biện pháp dưới đây có thể mang đến nhiều lợi ích:

đau họng đau đầu uống thuốc gì
Chườm khăn lạnh giúp giảm sốt và cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt,…
  • Chườm khăn lạnh: Chườm khăn lạnh lên vùng trán, cổ và nách có thể làm giảm thân nhiệt, giảm đau đầu, chóng mặt,…
  • Uống trà gừng: Hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành phần trung gian gây viêm prostaglandin. Nhờ đó mà giảm sưng đỏ và đau nhức ở cổ họng. Ngoài ra tinh dầu từ gừng còn có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm chóng mặt và đau đầu do nhiễm trùng gây ra.
  • Xoa bóp với tinh dầu bạc hà: Khi bị đau đầu, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà xoa bóp ở vùng trán để giảm đau. Ngoài ra tinh dầu bạc hà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, choáng váng,…
  • Ngồi thiền: Ngồi thiền có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện một số triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng gây ra.
  • Dùng nước chanh mật ong ấm: Nước chanh và mật ong ấm có tác dụng làm dịu và giảm đau cổ họng, tăng đề kháng, giảm mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể thư giãn các mạch máu ngoại vi, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương và đem lại cảm giác dễ chịu. Ngoài tắm với nước ấm còn hỗ trợ giải cảm và giảm mệt mỏi.

ĐỌC NGAY: 10 Loại Thức Uống Giúp Trị Đau Họng Nhanh Chóng

3. Xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học nhằm phục hồi thể trạng và hỗ trợ quá trình điều trị.

đau họng đau đầu đau người
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian điều trị nhằm rút ngắn thời gian phục hồi
  • Nên nghỉ ngơi trong ít nhất 2 – 3 ngày sau khi bệnh khởi phát.
  • Uống nhiều nước và cung cấp thêm sữa tươi, nước ép trái cây nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung chất lỏng và cân bằng điện giải cho cơ thể.
  • Cung cấp năng lượng và dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh như thịt gà, trứng, rau củ, trái cây, các loại đậu,…
  • Tránh thức khuya và vận động mạnh trong thời gian điều trị. Thay vào đó nên ngủ sớm và đảm bảo thời gian ngủ kéo dài từ 7 – 8 giờ.
  • Giữ khoảng cách với người khỏe mạnh và sử dụng vật dụng riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Triệu chứng đau đầu, chóng mặt có thể thuyên giảm sau khi được chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng này đi kèm với biểu hiện sốt cao (40 độ C), người co giật, ói mửa kéo dài,… bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Chữa viêm, đau họng bằng chanh được không, dùng thế nào?

Biện pháp chữa viêm họng bằng chanh có cách thực hiện đơn giản và an toàn nên được áp dụng…

Nước đá là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm họng kéo dài dai dẳng Viêm họng uống nước đá – Đừng hỏi tại sao bệnh mãi không khỏi

Viêm họng uống nước đá, ăn đồ lạnh sẽ không khỏi bệnh từ lâu đã là quan niệm ăn sâu…

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng – Các bệnh lý có thể gặp phải

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tai mũi họng…

viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu chữa bằng cách nào an toàn?

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu thường không nguy hiểm. Tuy nhiên điều trị không đúng cách có…

Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm họng. Vậy bé bị viêm họng…

Bình luận (1)

  1. Hoàng Thị Trang
    Hoàng Thị Trang says: Trả lời

    Chào bác sĩ bị đau họng nhức đầu mệt là bệnh gì và hiện tại cháu đang mang thai làm thế nào ạ và sử dụng được thuốc không a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua