Viêm họng hạt kéo dài bao lâu? Giải pháp giúp nhanh khỏi
Do tính chất kéo dài và khó điều trị nên nhiều người thắc mắc liệu viêm họng hạt kéo dài bao lâu. Thông thường việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp tình trạng này khỏi nhanh.
Viêm họng hạt kéo dài bao lâu?
Viêm họng hạt thường giảm sau 3 tuần hoặc lâu hơn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, cách điều trị, đề kháng…
Viêm họng hạt là bệnh lý dai dẳng và có tính chất tái phát nhiều lần khi có điều kiện thích hợp. Vì vậy các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng diễn ra trong một thời gian dài. Mặt khác chúng dễ dàng bùng phát trở lại khi thời tiết thay đổi hoặc có các yếu tố kích thích khác.
Vì vậy bệnh viêm họng hạt thường có xu hướng kéo dài hơn viêm họng cấp tính. Tuy nhiên thời gian diễn tiến của bệnh còn phụ thuộc vào quá trình điều trị và chăm sóc của từng bệnh nhân.
Trong trường hợp tích cực điều trị và chủ động dự phòng tái phát, triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Ngược lại tình trạng chủ quan và điều trị không đúng cách có thể khiến nhiễm trùng hầu họng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Giải pháp giúp bệnh viêm họng hạt nhanh khỏi
Viêm họng hạt là bệnh mãn tính và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nếu chăm sóc và điều trị đúng cách.
1. Tích cực thực hiện các biện pháp điều trị
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh kéo dài và dai dẳng là do tình trạng không tiến hành điều trị. Vì vậy để kiểm soát triệu chứng và chấm dứt tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng, bạn cần tích cực trong việc thực hiện các biện pháp được bác sĩ chỉ định.
Các biện pháp điều trị viêm họng hạt được áp dụng phổ biến:
- Sử dụng thuốc trị viêm họng hạt như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm ho,…
- Đốt điện nhằm loại bỏ các hạt ở thành họng
ĐỌC NGAY: Có nên đốt viêm họng hạt không? Nguy hiểm không?
2. Phối hợp với mẹo chữa tại nhà
Viêm họng trong giai đoạn cấp tính thường có đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn mãn tính, việc sử dụng thuốc thường không đem lại kết quả nhanh chóng như giai đoạn đầu của bệnh.
Vì vậy trong quá điều trị viêm họng hạt, bạn cần phối hợp với các mẹo chữa tại nhà như:
- Nhai ngậm lá bạc hà: Tinh chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng gây tê nhẹ, chống viêm và giảm đau. Vì vậy để làm giảm các triệu chứng của viêm họng hạt, bạn có thể nhai lá bạc hà và nuốt lấy nước.
- Uống trà gừng: Tinh dầu và hợp chất thực vật trong gừng có tác dụng giảm hôi miệng, chống viêm và ức chế liên cầu khuẩn gây nhiễm trùng hầu họng. Do đó uống trà gừng có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt.
- Ngậm tỏi: Hoạt chất allicine và các hợp chất thực vật trong tỏi có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và giảm đau. Vì vậy ngậm 2 – 3 lát tỏi tươi trong 30 phút có thể làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hạt.
Ngoài các mẹo chữa trên, bạn cũng có thể tận dụng một số dược liệu tự nhiên khác để cải thiện triệu chứng của viêm họng hạt như mật ong, nghệ, húng chanh, me chua đất, củ cải, tắc,…
3. Chủ động dự phòng tình trạng tái phát
Các triệu chứng của viêm họng hạt rất dễ tái phát trở lại. Vì vậy sau thời gian điều trị, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng như:
- Súc miệng với giấm táo pha loãng hoặc nước muối 2 lần/ ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Nên đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và điều chỉnh thời gian sinh hoạt khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn.
- Bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày cho cơ thể.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo,…
- Có thể dùng máy tạo độ ẩm nhằm hạn chế tình trạng khô hanh gây kích thích cơ quan hô hấp trên.
- Nên giữ khoảng cách với những người đang mắc bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bệnh viêm họng hạt kéo dài bao lâu?” và đề cập đến một số giải pháp giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên để được hướng dẫn các phương pháp điều trị và chăm sóc cụ thể, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
THAM KHẢO THÊM:
- Bị viêm họng hạt nên kiêng gì và ăn gì tốt nhất?
- Bệnh viêm họng hạt có lây không, làm sao phòng ngừa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!