Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng… là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan. Có rất nhiều người đã và đang mắc phải các triệu chứng này nhưng lại lơ là bỏ qua vì nghĩ chúng không đáng lo ngại. Điều này càng khiến cho chức năng gan ngày một suy yếu hơn, biến chứng các bệnh lý về gan, mật và kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe khác.
Tại sao nóng gan lại gây khô miệng, mất ngủ?
Khô miệng, mất ngủ là những triệu chứng xuất hiện thường xuyên trong đời sống con người và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong số đó là do chứng nóng gan làm chức năng gan suy giảm gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Theo đó, gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng, bởi chức năng lọc máu, đào thải độc tố, ngăn chặn sự tác động xâm nhập của chất độc… giúp duy trì sự sống và sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi gan nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các tạng phủ, sự suy yếu này khiến gan không thể hoàn thành tốt các chức năng. Đặc biệt là chức năng đào thải, khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và phát sinh thành bệnh cùng nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó thường gặp nhất là khô miệng, mất ngủ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lý giải rằng, tình trạng khô miệng, mất ngủ do gan nóng gan xuất phát từ hormone melatonin. Ở trạng thái sức khỏe bình thường, melatonin được sản sinh ra với nhiệm vụ làm thư giãn cơ thể, gây ra cơn buồn ngủ và giúp bạn có giấc mơ đẹp.Nhưng khi gan nóng, quá trình sản sinh hormone này bị rối loạn, không được sản sinh hoặc sản sinh ít vào ban đêm, tăng sinh vào ban ngày. Tình trạng này khiến người bệnh luôn trong trạng thái mất ngủ ban đêm, buồn ngủ ban ngày.
Một số nguyên nhân gây ra chứng nóng gan gây khô miệng, mất ngủ như:
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng quá mức các loại thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều chất béo, đạm… Nguồn năng lượng lớn trong nhóm thực phẩm này bị đốt cháy thúc đẩy quá trình chuyển hóa cơ bản và sinh nhiệt trong cơ thể;
- Những người thường xuyên làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm;
- Nghiện rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác… khiến gan phải tăng năng suất làm việc để lọc thải các độc tố và khiến gan dần suy yếu;
- Có chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya thường xuyên, thiếu ngủ, làm việc quá sức, lao lực quá độ…;
Ngoài khô miệng, mất ngủ, chứng nóng gan còn gây ra rất nhiều triệu chứng khác như:
- Thay đổi sắc tố da gây vàng da, móng tay, móng chân, mắt;
- Trên bề mặt da xuất hiện nhiều mảng đỏ mề đay kèm theo nổi sẩn cục gây ngứa ngáy khó chịu;
- Nóng gan dẫn đến thận yếu khiến người bệnh tiểu nhiều về đêm;
- Gan nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, táo bón;
Biến chứng sức khỏe từ khô miệng, mất ngủ do gan nóng
Khô miệng, mất ngủ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh vì bản chất của nó chỉ là một trong những triệu chứng do gan nóng. Khi đối mặt với tất cả những triệu chứng xuất hiện tại cùng thời điểm khiến người bệnh mệt mỏi, không ăn không ngủ được, hoa mắt chóng mặt thường xuyên, gây các bệnh lý răng miệng do khô miệng kéo dài, tinh thần sa sút, thiếu tập trung ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, dễ gặp tai nạn lao động hoặc tan nạn giao thông…
Chưa dừng lại ở đó, các chuyên gia cho biết chứng gan nóng thận yếu kéo dài không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng khác như:
- Yếu sinh lý: Biến chứng yếu sinh lý thường xuất hiện ở nam giới và gây ra hàng loạt các vấn đề sinh lý như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, mộng tinh…
- Hội chứng gan thận: Hội chứng này có tên khoa học là Hepatorenal Syndrome – HRS. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng thận xuất hiện ở những người mắc bệnh gan mạn tính, suy gan cấp độ nặng. Nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí đe dọa tính mạng..
- Ung thư gan, thận: Ung thư được xem là biến chứng bệnh lý nghiêm trọng nhất do chứng nóng gan gây ra khi không được điều trị kịp thời.
- Các bệnh lý tim mạch: Người bị nóng gan, thường xuyên khô miệng, mất ngủ triền miên rất dễ bị tăng huyết áp đột ngột. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đột quỵ nguy hiểm.
Phương pháp xử lý điều trị khô miệng, mất ngủ do nóng gan
Sau chẩn đoán, tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, nguyên nhân gây ra và mức độ nóng gan, khô miệng, mất ngủ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây để cải thiện tình trạng khô miệng, mất ngủ là giải pháp được nhiều người ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng phương pháp này hoàn toàn không khả thi, đặc biệt là khi các triệu chứng này xuất phát từ chứng nóng gan.
Mặc dù các loại thuốc này đem lại tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, khô miệng hoặc nhiều triệu chứng khác. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân khiến chức năng gan ngày càng suy yếu. Vì nóng gan vốn đã khiến cho gan hoạt động yếu hơn so với lúc đầu. Việc đào thải độc tố từ các loại đồ ăn thức uống nạp vào cơ thể hàng ngày cộng thêm các hoạt chất thuốc sẽ càng khiến gan làm việc nhiều hơn.
Từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, phát sinh nhiều biến chứng bệnh lý khác. Do đó, những trường hợp bị khô miệng, mất ngủ do nóng gan nên hạn chế dùng thuốc Tây hoặc chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ khi mắc các bệnh gan nghiêm trọng. Ngoài ra, tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng dành cho gan.
2. Điều trị theo Đông y
Bên cạnh điều trị chứng khô miệng, mất ngủ do gan yếu, nóng gan theo Tây y, áp dụng các bài thuốc chữa trị theo Đông y cũng được đông đảo bệnh nhân chọn lựa. Đông y ghi nhận chứng gan nóng được sinh ra do độc khí của thấp nhiệt lưu lại không tiêu tan. Từ đó gây ra tình trạng khô miệng, mất ngủ, gan ngày càng to, hư tổn, ăn uống kém, ảnh hưởng đến can gây vàng da, nước tiểu sẫm màu…
Ưu điểm của phương pháp này chính là đem lại hiệu quả chữa bệnh cao và đặc biệt an toàn với cơ thể người dùng. Vì các bài thuốc Đông y chữa khô miệng, mất ngủ do nóng gan đều là những vị thuốc, dược liệu tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ như khi dùng thuốc Tây.
Các bài thuốc Đông y trị khô miệng, mất ngủ do nóng gan được phân loại dựa theo cơ chế điều trị:
- Bài thuốc Thập vị bại độc thang: Bài thuốc có khả năng giải độc mát gan, bài trừ độc tố, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Chuẩn bị các vị thuốc gồm: xuyên khung, phục linh, độc hoạt, phòng phong và cát cánh mỗi vị 10g, sài hồ, kinh giới và liên kiều mỗi vị 12g, sinh khương và cam thảo mỗi vị 4g. Sắc mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần/ ngày.
- Bài thuốc thể can nhiệt tỳ thấp: Bài thuốc này dùng cho những người bị khô miệng, mất ngủ do gan nóng, biến chứng viêm gan gây vàng da kéo dài. Bài thuốc này có khả năng thoái hoàng, thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ trừ thấp. Chuẩn bị các vị thuốc sau đây: chi tử, đinh lăng, biển đậu, sa tiền tử, ngũ gia bì, hoài sơn và rễ cỏ tranh mỗi vị 12g, ngưu tất và uất kim mỗi vị 8g, 20g nhân trần. Sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc thể hư tổn can âm: Những người thường xuyên khô miệng, mất ngủ, váng đầu, hồi hộp, táo bón, nước tiểu vàng do gan hư tổn cần áp dụng bài thuốc tư âm dưỡng can. Chuẩn bị các vị thuốc sau: mạch môn, kỷ tử, hà thủ ô, sa sâm và thục địa mỗi loại 12g, huyết dụ, ý dĩ và hoài sơn mỗi vị 16g, thiên môn và tang thầm mỗi vị 8g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc uống.
3. Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, bác sĩ, người thường xuyên bị khô miệng, mất ngủ do nóng gan cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp chính là yếu tố quan trọng giúp bạn có một sức khỏe tốt, duy trì chức năng gan và cải thiện triệu chứng khô miệng, mất ngủ hàng đêm. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Thực phẩm nên ăn
- Các chuyên gia khuyến nghị người bị nóng gan gây khô miệng, mất ngủ nên áp dụng chế độ Địa Trung Hải. Chế độ ăn này ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo và đạm lành mạnh như bơ, cá, quả óc chó, dầu ô liu…;
- Trong mỗi bữa ăn hàng ngày không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, E, K và một số khoáng chất thiết yếu từ rau xanh, củ quả, trái cây tốt cho sức khỏe gan, thận, cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm;
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid hữu cơ cao như trái cây có múi (cam, quýt, bưởi…), dưa hấu, dưa gang, dưa lưới…;
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Chất này có khả năng hỗ trợ giải độc gan, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Trong đó, việt quất, cà tím, nho đỏ, lựu, kỷ tử… là những nguồn cung cấp chống oxy hóa tốt;
- Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần. Đủ nước sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả tối đa đúng với chức năng của nó. Trong đó có chức năng gan, nước sẽ giúp thanh lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể;
Hạn chế hoặc không nên sử dụng
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, nhiều gia vị, nhiều đường, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa chất bảo quản…;
- Ít dùng nhóm thực phẩm giàu năng lượng, thay vào đó là các món ăn thanh đạm, chế biến đơn giản, dễ tiêu hóa và có tính mát như rau má, mướp đắng, bí đao, rau diếp cá, ngó sen…
- Nói không với tất cả các loại chất kích thích, đồ ăn thức uống chứa cồn như rượu bia, cà phê, thuốc lá…;
Chế độ sinh hoạt khoa học
Để có một sức khỏe tốt, đảm bảo chức năng gan hoạt động tốt, không còn khô miệng, mất ngủ mỗi đêm thì bạn cần phải:
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc tay chân dùng nhiều sức, lao lực quá độ rất có hại cho gan, thận;
- Ngủ sớm, tránh thức khuya để các cơ quan bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả gan hoạt có thời gian phục hồi và tiếp tục duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng, nướu. Vì có một số tài liệu ghi nhận răng viêm nhiễm răng nướu có mối liên quan đến tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể, trong có đó gan.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe tổng quát, nhất là thực hiện các xét nghiệm chức năng gan đối với những người chưa chích ngừa viêm gan.
Tập thể dục vừa sức
Hầu hết những người có chức năng gan suy yếu thường kéo theo sự tụt dốc về thể trạng. Và để khắc phục tình trạng này, bạn cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
Khi vận động cơ thể sẽ được kích thích, tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy cơ chế đào thải độc tố ra ngoài. Nhờ đó giảm bớt gánh nặng cho gan, thận và dứt điểm tình trạng khô miệng, mất ngủ hàng đêm. Đồng thời nâng cao thể trạng sức khỏe của bạn. Để việc tập luyện thể dục cải thiện chức năng gan tốt nhất, bạn cần lưu ý:
- Tập luyện đều đặn mỗi ngày;
- Tập vừa sức, mỗi lần tập khoảng 30 phút là đủ hoặc 3 tiếng/ tuần là đủ để cải thiện sức khỏe;
- Tránh tập những động tác dùng sức mạnh quá mức hay các động tác đòi hỏi kỹ thuật cao vì sẽ khiến cơ thể mất nhiều sức sau khi tập;
- Với những người thường xuyên khô miệng, mất ngủ do gan nóng chỉ cần tập những môn nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, bơi lội, đánh cầu lông…
Tận dụng thảo dược tự nhiên
Ngoài ra, để tăng cường thải độc, làm mát gan, giảm khô miệng và giúp ngủ ngon hơn, người bệnh có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên như:
- Atiso: Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy công dụng của atiso trong việc làm mát gan, thanh nhiệt giải độc cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm và tình trạng khô miệng. Đồng thời, chiết xuất atiso còn có khả năng bảo vệ chức năng gan khỏi những tổn thương, hư hại và kích thích quá trình tái tạo và phát triển các mô mới.
- Bồ công anh: Đông y ghi nhận bồ công anh là loại dược liệu tự nhiên có vị đắng, tính mát. Bồ công anh có khả năng làm mát gan, thanh nhiệt giải độc, cải thiện các triệu chứng khô miệng, mất ăn, mất ngủ, nổi mụn nhọt… nhờ cơ chế kiểm soát lượng đường và mỡ trong cơ thể, kích thích mật tiết ra đủ để thúc đẩy quá trình thải độc gan.
- Trà xanh: Chắc hẳn ai cũng biết được những lợi ích do trà xanh mang lại, đặc biệt đối với chức năng gan. Cụ thể các hoạt chất trong trà xanh có khả năng kích hoạt sản sinh enzyme giải độc giai đoạn II để thực hiện chức nang đào thải an toàn, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng liên quan như khô miệng, mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém… Tuy nhiên, cần lưu ý tránh lạm dụng trà xanh quá mức vì chiết xuất trà xanh ở ngưỡng cao sẽ phản tác dụng và gây ra các bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan…
Lưu ý: Sử dụng các loại thảo dược trên chỉ mang tính hỗ trợ giúp cải thiện các triệu chứng liên quan do gan nóng, suy giảm chức năng gây ra. Tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần tuân thủ liều lượng để đảm bảo hàm lượng hoạt chất. Đồng thời, nguồn gốc xuất xứ dược liệu cũng cần được đảm bảo để tránh gây tác dụng phụ, mất thời gian và tốn kém chi phí.
Tình trạng khô miệng, mất ngủ do chứng nóng gan nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể điều trị phục hồi được. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên chủ động đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp, sớm lấy lại sức khỏe ổn định, phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!